Trầm cảm vị thành niên - chuyện liên quan đến tính mạng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Vừa qua, dư luận hoang mang trước thông tin một cặp song sinh học lớp 10 tại một trường quốc tế ở TP HCM tìm đến cái chết, nguyên nhân được cho có thể liên quan đến vấn đề tâm lý. Trước đó nhiều sự việc đau lòng tương tự được xác định do nạn nhân bị trầm cảm đã dấy lên hồi chuông cảnh báo các bậc phụ huynh hãy tích cực chia sẻ, quan tâm hơn đến con em trước khi quá muộn.

Những sự việc đau lòng

Trong khảo sát của Qũy nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), một em trai 15 tuổi ngụ tại TP Điện Biên Phủ chia sẻ: “Chỗ con có nhiều người trong tầm tuổi lớp 8, lớp 9 tự tử vì chuyện tình yêu, hoặc họ có gia đình bố lấy nhiều vợ, gia đình không đoàn kết, cuộc sống không hạnh phúc, không có hy vọng về tương lai”.

Gần đây nhất, hồi tháng 7, do bị gia đình cấm cản kết hôn vì chưa đến tuổi, hai thiếu niên ở Nghệ An vào rừng ăn lá ngón rồi đăng tin lên mạng vĩnh biệt người thân. 

Tương tự, chiều 12/9, Trường THPT Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) xác nhận Nguyễn D. K, học sinh lớp 12A1 không đến lớp học tập. K sau đó được xác định đã tự tử tại nhà riêng ở thôn Thâm Mò, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc.

Trước đó, sáng 16/3, một số ngư dân hoạt động trên sông Thái Bình (đoạn chảy qua cống ông Bê, thuộc địa bàn xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) bất ngờ phát hiện thi thể một nữ giới trôi trên sông nên đã báo chính quyền địa phương. Nạn nhân được xác định là em Đ.D.L (sinh năm 2003, ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo), học sinh lớp 9 một trường THCS trong xã.

Theo thông tin ban đầu, ngày 15/3, em L đã tự ý đi cắt ngắn tóc của mình nên khi về nhà bị bố mẹ quát mắng. Có thể trong lúc nghĩ quẩn, em đã nhảy cầu quyên sinh. Một trường hợp khác, hẳn nhiều người còn nhớ một học sinh lớp 10 Trường Nguyễn Khuyến (TP HCM) gieo mình từ tầng cao. Đây không phải lần đầu tiên học sinh tự tử vì áp lực quá lớn về thành tích học tập.

Những sự việc trên được cho chỉ là phần nổi của tảng băng về sự bế tắc của thanh thiếu niên trước những áp lực về học tập, về những kỳ vọng của phụ huynh, bạo lực học đường, mạng xã hội... 

Theo bác sỹ Tô Thanh Phương - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội), gần đây ngày càng có nhiều trường hợp trầm cảm do nghiện mạng xã hội, nghiện điện thoại, trò chơi game đến mức phải nhập viện.

Người bệnh chỉ thích tập trung vào điện thoại, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nếu để lâu trên 6 tháng thì sẽ chuyển sang mãn tính và thời gian điều trị có thể kéo dài 3-5 năm…Trong trường hợp xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.

Những số liệu báo động

PGS.TS Đặng Hoàng Minh, giảng viên Trường ĐH Giáo dục cho biết, tự tử là nguyên nhân gây thương vong thứ 3 trong các loại bệnh tật trên thế giới. Theo nghiên cứu, khoảng 50% trẻ ở độ tuổi từ 14-15 đang có vấn đề về tâm thần, cũng như khoảng 50% học sinh bỏ học đều liên quan đến vấn đề đó.

Vậy nhưng, vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được chú trọng, đặc biệt tâm lý thanh thiếu niên tuổi học đường. Đáng chú ý, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng tăng cao nhưng nhiều người chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp.

Chưa kể, các vấn đề sức khỏe tâm thần lại chưa được hiểu biết đúng và mang nhiều định kiến ở Việt Nam đã “dán nhãn” các vấn đề sức khỏe tâm thần là “điên”, “kém cỏi” hay chính cá nhân đó thấy “xấu hổ”, lo ngại khó tìm việc làm khi mắc bệnh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết các dịch vụ như bảo hiểm y tế, hỗ trợ đi lại sau khi khám bệnh… đều không có sẵn. PGS.TS Đặng Hoàng Minh nhấn mạnh, ngành giáo dục cần làm tốt hơn nữa công tác tư vấn tâm lý học đường. Ngoài ra, cần có các chương trình nâng cao kiến thức cho học sinh ứng phó với suy nghĩ tự tử.

Cùng quan điểm, Phó Chủ nhiệm Khoa Y dược (ĐHQGHN) PGS.TS Phạm Trung Kiên cũng cho rằng, ngành y tế Việt Nam mới chỉ quan tâm đến “bệnh” và chưa thực sự quan tâm đến “tâm bệnh”. Việc chẩn đoán “tâm bệnh” cũng cực kỳ khó, không như các bệnh khác khi có tổn thương sẽ có biểu hiện của các triệu chứng.

Sức khỏe tâm thần nói chung bị “lãng quên” và sức khỏe tâm thần trẻ em bị “lãng quên” nhiều hơn. Trong ngành y tế, những chuyên gia về sức khỏe tâm thần trẻ em rất ít, chỉ “dưới một bàn tay”… 

PGS. TS Trần Thành Nam (Trường ĐHKH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội): Quan tâm đúng mức lo âu học đường

Lo âu lứa tuổi học đường đến từ nhiều phía: quan hệ bạn bè, thầy cô, áp lực học tập, nhu cầu đạt được thành tích, sự tự đánh giá, áp lực đánh giá từ người khác và nhu cầu thể hiện bản thân…

Nghiên cứu tại Hà Nội, TP HCM và Lạng Sơn, tỉ lệ trẻ rối loạn lo âu vì các lý do trên đây ở mức cao (gần 20%). Đặc biệt ở Hà Nội, nghiên cứu lý do lo âu ở học đường đối với học sinh lớp 1, có gần 27% trẻ em độ tuổi này bị rối loạn vì kiểm tra bài cũ, bài kiểm tra trên bảng, làm bài tập về nhà…

Một nghiên cứu khác với học sinh lớp 12 Trường THPT Phan Bội Châu (Bình Thuận) cho thấy, có khoảng 38% học sinh lo âu, áp lực vì điểm số học tập. Đối với học sinh lớp 9 trong giai đoạn thi chuyển cấp, nghiên cứu khác chỉ ra, số học sinh có rối loạn lo âu chiếm tới 33,6% và tỉ lệ học sinh có nguy cơ cao rối loạn lo âu lên tới 47,8%. 

Như vậy, lo âu học đường là phổ biến và chúng ta chưa quan tâm đúng mức về vấn đề này. Do đó, cần thiết phải có cán bộ tâm lý học đường làm việc tại trường học để hỗ trợ giáo viên nắm bắt kịp thời tâm lý học sinh cũng như phối hợp với gia đình và các cơ quan tổ chức xã hội đánh giá phát hiện và can thiệp kịp thời những trường hợp rối loạn lo âu.

Chuyên gia tâm lý - giáo dục  Nguyễn Thị Bình: Thời gian con đi học còn nhiều hơn bố mẹ đi làm

Hiện tại, khối lượng học các môn văn hóa ở trường mà các con phải học là rất lớn. Về nhà, các con còn phải đi học thêm, học ngoại ngữ… Thời gian con đi học còn nhiều hơn bố mẹ đi làm. Mỗi ngày học 8 tiếng ở trường, học thêm ở nhà, học các môn năng khiếu, trẻ thiếu thời gian trống để chơi thế thao hay tham gia các hoạt động xã hội, điều này khiến trẻ dễ bị “mụ mị”, thiếu kỹ năng sống, kinh nghiệm sống.

Đó là chưa kể đến sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh lên kết quả học tập của con cũng là một áp lực rất lớn. Nhất là ở độ tuổi này, các con còn hạn chế về khả năng cân bằng cuộc sống nên luôn nghĩ rằng hủy hoại bản thân là biện pháp cuối cùng để giải thoát.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy: Cô đơn trên hành trình trưởng thành

Việc các em thường tìm đến cái chết sau khi gặp một khó khăn nhỏ, thất vọng nhỏ trong cuộc sống cho thấy nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi thanh xuân nhất lại đang quá cô đơn trên hành trình trưởng thành của mình. Thực tế, luôn có những cách để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

Thế nhưng, căn cơ nhất là giải tỏa được “hòn đá tảng” mang tên áp lực thành tích đang đè nặng khiến trẻ em quên cả niềm vui được chơi. Bố mẹ quên việc làm điểm tựa tâm lý cho con, còn nhà trường quên sự sẻ chia, xoa dịu áp lực cho học trò.

Dẫu việc chạy theo điểm số sẽ có thể tạo ra những con robot có bảng điểm đẹp nhưng dễ sa sút khi vấp phải thất bại trong cuộc sống. Do đó, bên cạnh những nỗ lực thay đổi tư tưởng từ gia đình, nhà trường và từ chính học sinh, hơn lúc nào hết rất cần sân chơi để giải tỏa tâm lý cho những người trẻ.

Miên Thảo (tổng hợp)

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.