Nỗi ám ảnh của thời hiện đại

(PLVN) - Trong xã hội hiện đại ngày nay, stress là căn bệnh khá phổ biến bắt nguồn từ những lo nghĩ, áp lực về công việc, gia đình, sức khỏe, tài chính… Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, khoảng 15% mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress. Đáng nói hơn, stress đang trở thành “kẻ giết người thầm lặng” và là vấn nạn chung của con người hiện đại.

Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng, cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe dọa. 

Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng thích nghi được, tạo được cân bằng thỏa đáng. Tuy nhiên, căng thẳng sẽ trở thành bệnh lý khi tình huống stress xuất hiện bất ngờ - có thể quá mạnh hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần - vượt khả năng chịu đựng của đối tượng, gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử.

Stress là nguyên nhân làm trầm trọng hơn nhiều căn bệnh khác
Stress là nguyên nhân làm trầm trọng hơn nhiều căn bệnh khác

Stress là nguyên nhân làm trầm trọng hơn nhiều căn bệnh khác

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ rằng những người thường xuyên căng thẳng có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp và các vấn đề về tim. Căng thẳng trực tiếp làm tăng nhịp tim và lưu lượng máu, gây ra sự giải phóng cholesterol và chất béo trung tính vào dòng máu. Mặt khác, stress có liên quan đến các vấn đề khác – đó là tăng khả năng hút thuốc hoặc béo phì - gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Bên cạnh các vấn đề về tim, stress cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Một số bằng chứng cho thấy rằng stress mãn tính của cha mẹ thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ. Một nghiên cứu đã xem xét mức độ căng thẳng của cha mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ hen suyễn của trẻ nhỏ cũng bị ô nhiễm không khí hoặc có mẹ hút thuốc trong thai kỳ. Những đứa trẻ bị cha mẹ căng thẳng có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn đáng kể.

Hầu hết người bị chứng stress tâm lý đều không thể có giấc ngủ ngon bởi trong tâm trí lúc nào cũng xuất hiện sự lo lắng sợ hãi. Các bác sĩ cho rằng có đây chính là lý do khiến người bệnh tỉnh giấc hoặc không thể ngủ. Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ sẽ rất dễ gây thêm các vấn đề bệnh lý khác và đặc biệt nó là nguyên nhân khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra được.

Việc mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trí não của người bệnh. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì khoảng 90% người bị stress tâm lý sẽ có có những triệu chứng của bệnh đau đầu và 70% trong số đó sẽ có biểu hiện suy giảm trí nhớ, nhớ nhớ quên quên gây ra rào cản lớn trong công việc và cuộc sống người bệnh. Rất nhiều trường hợp sau khi bị stress tâm lý thì khả năng hình thành những ký ức mới cũng là điều khó khăn vì não đã bị tổn thương tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh và làm cho não khó ghi lại ký ức.

Một nghiên cứu của Mỹ và Úc công bố trên tạp chí Nature Medecine cho thấy: Stress cũng là một nhân tố “góp phần” làm tăng trọng lượng cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu xác định được rằng số lượng peptit (pepxin) do vùng hypothalamus (vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát...) sản xuất ra tuỳ thuộc vào trạng thái stress và có ảnh hưởng đến lớp mỡ của cơ thể, đặc biệt là phần bụng. Đồng thời, stress làm nồng độ hormone cortisol cao hơn. Điều này cũng chứng minh những người bị stress có thể tăng gấp 2 lần trọng lượng so với những người không stress có cùng chế độ ăn giàu năng lượng.

Stress có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường theo hai cách. Đầu tiên, nó làm tăng khả năng của các hành vi xấu, chẳng hạn như ăn uống không lành mạnh và uống quá nhiều. Thứ hai, căng thẳng dường như làm tăng mức glucose của những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 trực tiếp.

Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi stress mãn tính có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn. Một khảo sát của các nhà nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị căng thẳng liên quan đến công việc của họ - như yêu cầu công việc với một vài phần thưởng - có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 80% trong vài năm so với những người bị căng thẳng thấp hơn.

Stress cũng khiến da chúng ta xấu đi. Một trong số đó là tình trạng mụn nhọt trên da. Không phải tự nhiên các bạn sinh viên bị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác khi trải qua kỳ thi. Điều này là minh chứng cho thấy stress là nguyên nhân làm trầm trọng hơn các vấn đề về da. Các bác sĩ ở bệnh viện Mount Sinal ở New York đã chia sẻ: “Stress tâm lý có thể thúc đẩy sự viêm nhiễm, nguyên nhân gây mụn trứng cá, mụn bọc và các bệnh về da khác. Bởi khi áp lực cơ thể thay đổi hormone làm cho tuyến bã dầu tăng sản sinh khiến lỗ chân lông bị tắc”.

Cùng với việc làm trầm trọng các căn bệnh khác, stress còn làm tốc độ lão hóa nhanh hơn. Một nghiên cứu đã so sánh DNA của những bà mẹ bị căng thẳng cao - họ đang chăm sóc một đứa trẻ bị bệnh kinh niên - với những phụ nữ không bị. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một vùng đặc biệt của nhiễm sắc thể cho thấy tác động của lão hóa gia tốc. Căng thẳng dường như tăng tốc độ lão hóa khoảng 9 đến 17 năm nữa.

 

Làm sao để áp chế stress đúng cách?

Stress thường khiến người bệnh lo âu, mất ngủ, chán ăn, hay quên, khó tập trung,… Chính những biểu hiện này sẽ khiến cho sức khỏe của người bệnh ngày càng suy giảm từ đó mà giảm sức chống đỡ với stress. Vì vậy việc điều trị các triệu chứng của stress là cần thiết. 

Căng thẳng thần kinh chủ yếu bắt nguồn từ áp lực công việc. Vì thế, sắp xếp tốt công việc sẽ rất có ý nghĩa trong việc giảm căng thẳng thần kinh, giải tỏa stress.

Chẳng hạn, lúc bạn đang mệt mỏi, nhức đầu vì căng thẳng thì đừng gửi mail, trả lời thư, mà hãy đứng dậy uống một cốc nước, đi lại vài phút để thư giãn. Hoặc những lúc công việc dồn ứ quá nhiều, có thể ngồi tại chỗ hít thở sâu. Thở chậm và sâu có thể giải tỏa stress, giảm căng thẳng, cân bằng lại hệ thống thần kinh và hỗ trợ máu tuần hoàn lên não. Khi bắt tay giải quyết các công việc tồn đọng, có thể ưu tiên các công việc dễ giải quyết trước để “tạo đà” hưng phấn cho các công việc phức tạp, cần nhiều thời gian...

Để giải tỏa stress, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể, nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối, buổi trưa nghỉ khoảng 15 phút, mỗi ngày nên xem một clip hài thư giãn để tìm niềm vui trong cuộc sống.

Cụ thể, tại chốn công sở, sau 1h làm việc, bạn có thể tự thưởng cho 2 phút thư giãn bằng cách nhắm mắt lại và nghe các bản nhạc không lời. Ở nhà, nên dành thời gian chơi đùa cùng con cái, hoặc trò chuyện cùng người thân, bạn bè để chia sẻ những khúc mắc trong công việc, cuộc sống để luôn giữ tinh thần trong trạng thái thoải mái nhất.

Một điều quan trọng không kém để xua tan stress là xây dựng lối sống lành mạnh thông qua việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học. Đó là hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ, rượu bia, nước ngọt có gas, tăng cường ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm tốt cho não như thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi, uống đủ 2-3 lít nước/ ngày.

Tập thể dục đều đặn ngày 30 phút cũng giúp hỗ trợ tuần hoàn máu lên não, giảm cảm giác căng thẳng thần kinh, đồng thời mang lại sự dẻo dai cho xương khớp, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.