Du học - đối mặt nguy cơ trầm cảm

Nhiều sinh viên chỉ muốn  duy nhất một điều là “sống sót” đến khi tốt nghiệp Harvard.
Nhiều sinh viên chỉ muốn duy nhất một điều là “sống sót” đến khi tốt nghiệp Harvard.
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, du học là tiêu chí của không ít phụ huynh Việt có điều kiện. Họ cho rằng, chỉ có du học mới nên người, mới thể hiện đẳng cấp gia đình… 

Tuy nhiên, rất ít phụ huynh biết được, những cô cậu tuổi 15-18, thậm chí ít tuổi hơn đã sống tự lập ở những phương trời văn minh là muôn vàn khó khăn: sốc văn hoá, sốc phương pháp học, sự cô đơn, hụt hẫng, cảm thấy mình thiếu kiến thức xã hội… Và ngay như đại học Havard, mỗi năm có ¼ sinh viên bị trầm cảm…

Không có dấu hiệu báo trước

Nguyễn Huy Trường Nam từng là một học sinh xuất sắc, được các trường Đại học danh giá như Havard, Princeton của Mỹ chấp nhận hồ sơ nhập học với một mức hỗ trợ tài chính, học bổng toàn phần, trong suốt 4 năm học không phải xin bố mẹ đồng nào. Thế nhưng, thực tế, du học không phải màu hồng.

Trường Nam tâm sự: “Sau năm đầu hạnh phúc vì lâng lâng được học đại học tại Mỹ. Không ai ngờ, sang năm thứ hai, khá nhiều sinh viên tự dưng đối mặt với trầm cảm, stress. Một phần do các trường đại học thường tập trung “vỗ về” cho các “lính mới năm nhất” và đương nhiên, bỏ mặc các sinh viên năm thứ hai trở đi tự hội nhập trong môi trường học tập ở đây.

Và một lần, nghe tin một cậu bạn người Mỹ, học ngành triết học ở Havard, một người khá toàn diện, tài năng bỗng dung tự tử, Trường Nam cảm thấy bất ngờ, hụt hẫng và bị ám ảnh, căng thẳng rồi trầm cảm. Biểu hiện rõ rệt nhất là có cảm giác cô đơn, chán nản, thích ngồi trong phòng, trong bóng đêm một mình và nghĩ về người bạn vừa ra đi.

Và năm đó, kết quả học tập của Nam cũng bị thấp đi trông thấy. Phải đối diện với chính mình, phải chấp nhận mình bị trầm cảm là một điều cực kỳ khó khăn với Nam cũng như khá nhiều sinh viên quốc tế tại Havard.

 Và cuối cùng, Nam đã phải quyết định, dũng cảm đi gặp bác sĩ tâm lý. Sau những buổi trò chuyện, tâm sự với bác sĩ, Nam dần dần thoát khỏi căn bệnh trầm cảm đáng sợ này. Tuy nhiên, hàng năm, cứ đến tháng 11, Nam lại nhớ về người bạn Mỹ đã tự tử năm nào và có lẽ vì thế, Nam đã chia sẻ, tâm sự với các phụ huynh cũng như các em học sinh trong buổi giao lưu mới đây, để mọi người hiểu rằng, kẻ thù lớn nhất của du học sinh tại Mỹ chính là stress, trầm cảm, chứ không phải là tiền bạc, chương trình học tập hay bất cứ thứ gì.

Điều quan trọng, gia đình ở Việt Nam, bố mẹ, người thân, bạn bè phải hiểu và làm thế nào đó chia sẻ được, giúp con đang du học cảm thấy sẵn sàng nói ra những điều khó khăn và từ đó được thấu hiểu và thoát ra được trình trạng đó.

Với Hà Linh thì khác, mặc dù gia đình khá giả nhưng cô đã tự tìm được học bổng và cô được cha mẹ cho đi du học từ khi học xong lớp 12. Những tháng ngày sang Mỹ, Hà Linh còn bỡ ngỡ rất nhiều nhưng được gia đình động viên và bản thân Linh cũng cho rằng mình là đứa con duy nhất trong dòng họ có thành tích học tập cao như vậy.

Hai năm đầu, Linh nhớ nhà, buồn bã vì phải xa gia đình. Mỗi dịp Tết cô lại nhớ nhà, muốn về nhà. Cảm giác thèm về quê ăn Tết. Bố mẹ Linh tìm mọi cách gửi những món quà sang cho con gái và không quên động viên cô là niềm tự hào của cả gia đình.

Sang bên Mỹ, phương pháp học hành khác, bạn khác, môi trường khác. Ở Hà Nội, Hà Linh quen với cảm giác ồn ào, sôi nổi thì bên Mỹ là môi trường yên tĩnh, rời trường về cô chẳng biết làm gì. Muốn cười to cũng sợ bị ảnh hưởng tới người khác.

Linh yêu chàng trai ngoại quốc. Linh nghĩ sẽ vun đắp cho tình yêu của mình và cô hi sinh tất cả cho tình yêu. Sau một năm yêu nhau, bạn trai của Linh cho rằng hai người không hợp vậy là đường ai nấy đi.

Cú sốc tan vỡ tình yêu và những buồn tẻ, cuộc sống nhạt nhẽo, không có người chia sẻ, Hà Linh rơi vào trạng thái trầm cảm. Ban đầu, cô mất ngủ liên miên, ăn uống chán. Kỳ nghỉ hè năm đó về Hà Nội, thấy con khác khác, bố mẹ gặng hỏi Linh chỉ nói do học hành áp lực. Từ cô gái nhanh nhẹn, Linh trở thành người lầm lì, ít nói. 

Và 3 tháng sau gia đình lại nhận được tin con gái dùng dao rọc giấy tự tử vào mạch tay. Bố mẹ Linh lại tức tốc sang Mỹ chăm sóc cho con. Vết thương cả tháng mới lành nhưng tổn thương về tinh thần của Linh không bao giờ hết. Sau khi điều trị tạm ổn, Linh ở lại Mỹ đi học tiếp và 6 tháng, cô khiến bạn bè tá hỏa khi tự tử bằng thuốc cảm.

Thời điểm cấp cứu, bác sĩ phỏng đoán cô đã uống số lượng lớn thuốc. Lúc này, bố cô sang Mỹ một lần nữa, cho con nhập viện điều trị suốt 3 tháng, viện phí lên tới cả trăm nghìn đô la nhưng tình hình không khả quan. Linh luôn muốn tìm đến cái chết. Trở về Hà Nội, bố của Linh hi vọng Linh có thể trở thành cô gái bình thường.

Ông không cần con học giỏi, không cần con phải đi du học. Bởi nếu ở Việt Nam, cô bị thất tình chắc chắn cũng không đến mức hóa điên vì vẫn còn gia đình, bạn bè, còn sang xứ người cô trở nên cô đơn, lạc lõng rồi trầm cảm không lối thoát.

Một trường hợp khác, Hà An và chồng cùng sang Mỹ làm thạc sỹ. Họ đã từng là hai người bạn thân thiết, tri kỉ. Bỗng một ngày họ nhận ra, họ dường như đã bước ra khỏi cuộc sống của nhau. Bởi mỗi ngày đều đều lặp đi lặp lại, lên thư viện, gặp Giáo sư, lặng lẽ đi trên những khuôn viên, những con đường băng giá, tuyết trắng…

Phụ huynh khó lường hết, con mình đã vật vã ra sao ở xứ người. Dù trên mạng xã hội con luôn giữ trạng thái hài hước…
Phụ huynh khó lường hết, con mình đã vật vã ra sao ở xứ người. Dù trên mạng xã hội con luôn giữ trạng thái hài hước…

Tới mức, chồng cô đã đi tìm một công việc để làm, còn Hà An, tiếp tục học tập nghiên cứu. Và khi cô nhận tấm bằng thạc sỹ, cũng là thời điểm cô và chồng quyết định ly hôn. Cô stress tới mức, chẳng thể lý giải, điều gì đang xảy ra? Tại sao giữa hai người bỗng xa nhau muôn trùng tới vậy, dù tối về vẫn ăn tối cùng nhau, nhưng những chia sẻ trở nên gượng gạo…

Và sau đó, cô đi tìm một căn nhà trọ mới, ở một thành phố khác. Người chồng ấy vẫn đưa cô đến tận nơi ở mới, và chào nhau, như những người bạn… Cuộc chia tay ấy, không có dấu hiệu gì báo trước, khi họ vui vẻ trong những ngày đầu đặt chân tới  miền đất hứa… Nhưng thực tế, những áp lực quá sức, sự đơn độc, đã đẩy họ xa nhau…

“Sống sót” đến khi tốt nghiệp?

TS Tô Thanh Phương, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, ông đã từng chứng kiến nhiều phụ huynh “chết điếng” khi đưa con vào bệnh điều trị vì hóa điên sau khi đi du học sớm. Và trong một cuộc giao lưu chia sẻ với Trường Nam, cựu sinh viên Havard, Nam khẳng định rằng, ở Mỹ bác sĩ tâm lý luôn thiếu và Havard cũng không phải là ngoại lệ.

Không phải du học sinh nào cũng có thể đối diện với trầm cảm, stress và đại học Havard trung bình hàng năm có tới 25% sinh viên phải gặp bác sĩ tâm lý điều trị bệnh trầm cảm. Theo Nam, ở Havard, bạn có thể gặp những sinh viên rất nghèo và cũng có những bạn: “Giàu đến mức chưa bao giờ tưởng tượng ra”. Có bạn mà gia đình có hai du thuyền và riêng tiền bảo dưỡng du thuyền của gia đình trung bình 1 triệu đô la 1 năm. 

Giảng đường đại học ở Mỹ cũng như ở nhiều nước luôn là một xã hội thu nhỏ với đủ cung bậc thăng trầm. Phân biệt giàu nghèo, sốc văn hóa, áp lực học hành khiến nhiều sinh viên lúc đầu không hề biết mình bị bệnh rối loạn tâm lý sau tổn thương với những triệu chứng như trầm cảm, muốn tự tử, cách biệt với xung quanh và hoảng loạn vô cớ.

Nhiều sinh viên như Nam, thừa nhận, từ năm nhất lên năm hai, tôi từ một sinh viên được học bổng toàn phần trở thành người không thể tập trung trong lớp, không thể giải quyết bài tập hay viết luận. Nhiều sinh viên chỉ muốn  duy nhất một điều là “sống sót” đến khi tốt nghiệp Harvard. 

Và như thế, theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả cuốn Cùng con bước qua các kì thi thì việc chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng cho con du học không chỉ là chuẩn bị các chứng chỉ IELTS, SAT, GPA hay tiền bạc, mà điều quan trọng nhất là chuẩn bị cho con đối diện với 2 mảng màu sáng - tối của việc đi du học, là rất có thể, con phải đối diện với kẻ thù trầm cảm, stress bất cứ lúc nào. 

Còn anh Chương Đặng, một nhà thiết kế, văn hóa thì cho rằng: “Giống như vấn đề của người di cư, chỉ những người cùng tha hương mới hiểu được. Rất nhiều cha mẹ có suy nghĩ lo cho con đến Úc, Mỹ, Anh … là cập cảng danh vọng rồi, chỉ lo bơm tiền nữa là xong. Chưa kể, phần lớn phụ huynh khi có ý định cho con du học thì sẽ nghĩ ngay đến gia đình, họ hàng đang định cư ở nước ngoài và muốn cậy nhờ họ hỗ trợ.

Trong khi, chúng ta tự nuôi dạy con cái của mình còn gặp bất đồng và đau khổ. Niềm tin nào khiến chúng ta đặt đứa con vàng ngọc vào gia đình anh chị, bạn bè, dù mình có qúy mến và ngưỡng mộ đến đâu thì cũng là một môi trường khác biệt. Trong cái giai đoạn mà đứa bé nhà mình còn vật lộn với một ngôi trường mới, bạn bè đủ sắc tộc…

Dù có hay ho, hiện đại, nhân văn đến đâu, con của bạn cũng phải cố gắng hết sức trong một thời gian dài để có thể thích nghi. Bạn nhớ trong tim mình rằng, khi con hụt hơi con vẫn phải tắt đèn toilet, đóng cửa khi rời khỏi, đèn hành lang thì bước qua phải tắt xuống…

Đó là khi con hụt hơi, con không thể dựa vào thân thể của bất kì ai; người duy nhất con có thể dựa vào đang ở cách xa nửa vòng trái đất, ngày là đêm, đêm  là ngày… Nếu bạn chưa nghĩ đến những việc xa xôi, tủn mủn như vậy thì đừng cho con đi du học, tội con”!

Đừng gặt lúa non bằng việc gửi con mình cho thân nhân ở nước ngoài nuôi dạy, buồn nhiều hơn vui, là khuyến cáo của anh Chương Đặng…

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.