Trầm cảm sau sinh, vợ vác dao chém chồng

Nơi phát hiện chị Tâm hấp hối
Nơi phát hiện chị Tâm hấp hối
(PLO) - Sau khi vác dao chém chồng, chị Thèn Thị Tâm (SN 1993, ngụ thôn 17, xã Đắk Đrông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) uống thuốc cỏ cháy tự sát, bỏ lại đứa con trai mới 24 ngày tuổi. Nghi vấn chị Tâm bị mắc chứng trầm cảm sau sinh thể nặng. 
Vô cớ vung dao chém chồng
Sáng 26/6, khi cha mẹ ra vườn làm việc, anh Ngô Thanh Hải (SN 1990, chồng chị Tâm) ở nhà giúp vợ việc bếp núc, chăm sóc con nhỏ mới 24 ngày tuổi.
Sau khi giặt xong áo quần, chị Tâm thấy xung quanh dây phơi đồ có nhiều cây dại đã vươn cao, lấn át ánh sáng nên nhờ chồng mang dao ra phát để áo quần bắt nắng, mau khô. Người chồng chểnh mảng đáp lại rằng: “Kệ đi, phơi đến chiều cũng khô, hơi đâu mà chặt”, rồi trải chiếu ra giữa nhà ngủ, mặc cho vợ vùng vằng. 
Đến khoảng 9h30, anh Hải vừa chợp mắt một lúc thì người vợ lặng lẽ xuống bếp lấy con dao bầu tiến tới vung một nhát vào cổ chồng. Nhát dao chí mạng khiến anh Hải giật thót, vùng chạy kêu cứu.
Lúc đó bà Tô Thị Ngay (SN 1968, mẹ anh Hải) đang trồng tiêu gần đó lật đật chạy vào. Tới nơi bà hoảng hốt thấy con trai ôm cổ. Gặp mẹ, anh Hải chỉ kịp nói một câu: “Mẹ ơi! Vợ chém con”, rồi ngất xỉu. Mgười mẹ hô lớn cho hàng xóm biết rồi chở con trai đi bệnh viện tỉnh Đắk Lắk. 
Mẹ chồng chạy đến công an xã Đắk Đrông báo tin vụ việc. Lực lượng công an xuống khám nghiệm hiện trường, tìm kiếm. Đến 16h chiều cùng ngày, một người phát hiện chị Tâm nằm bẹp trong gốc cà phê cách nhà khoảng 100m, nồng nặc mùi thuốc cỏ cháy. 
Sản phụ được đưa đến bệnh viện huyện cấp cứu, nhưng do uống quá nhiều độc, các bác sĩ không thể cứu chữa. Đến 18h cùng ngày chị tử vong.  
Theo lời bà Ngay, tại hiện trường, bà cùng người thân tìm kiếm nhưng không thấy chai thuốc cỏ nào, về nhà mới phát hiện chai thuốc cỏ mua mấy hôm trước đã vơi gần một nửa. Nhân chứng Hoàng Văn Nam (SN 1963, hàng xóm), người phát hiện ra chị Tâm kể lại: “Lúc gặp tôi, Tâm chỉ nói: “Cháu đã uống thuốc cỏ cháy ” rồi ngất lịm”.
Hành vi khó hiểu của nàng dâu ngoan
Nhận định về động cơ con dâu gây án, bà Ngay cho biết: “Từ khi sinh con đầu lòng đến giờ, vợ chồng Hải chẳng mâu thuẫn gì. Hôm xảy ra vụ việc, tôi đi làm, hai đứa vẫn cười nói vui vẻ với nhau. Vậy mà đùng một cái vợ chết, chồng nằm viện, đứa con mới 24 ngày tuổi phải đi bú nhờ. Mọi chuyện xảy đến quá bất ngờ, khiến cuộc sống gia đình tôi đảo lộn hoàn toàn”.
Bà Ngay cho rằng con dâu đã uống gần nửa chai thuốc cỏ cháy
 Bà Ngay cho rằng con dâu đã uống gần nửa chai thuốc cỏ cháy
Chị Tâm là người ở thôn 6, xã Cư Knia. Đầu tháng 7/2014, nhờ người mai mối, đôi trẻ quen biết, kết duyên. Chị Tâm được tiếng là nàng dâu ngoan, lễ phép, biết kính trên nhường dưới, sống hoà hợp với bà con xóm giềng. 
Chỉ có điều chị là người có máu ghen như “Hoạn Thư”. Từ ngày về làm dâu, Tâm luôn dò hỏi gia đình chồng để tìm hiểu các mối quan hệ trước đây của chồng. Khi biết được một số áo quần, đồ vật trong nhà chồng đang dùng là của bạn gái trước kia tặng, chị luôn kiếm cớ lấy ra đốt cho bằng hết. 
Người mẹ chồng kể: “Tâm là đứa ngoan hiền, chịu thương chịu khó, xóm giềng ai cũng quý. Tôi nghĩ con bé bị bệnh gì đó, nếu chỉ vì mỗi chuyện vặt dây phơi áo quần thì sao phải chém chồng”.
Bác sĩ thử “bắt bệnh”
Một bác sĩ thuộc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) nhận định, chị Tâm đã mắc chứng trầm cảm sau sinh thể nặng nên mới có hành động bất thường như vậy. Theo nghiên cứu, có đến 41,2% người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử. Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó.
“Có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại là chuyện không hiếm gặp”, bác sĩ này nói.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh nguy hiểm này. Đó có thể là sự thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm; hoặc thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. 
Nguyên nhân tâm lý là mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân. Cũng không loại trừ yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.
Đứa trẻ tội nghiệp 24 ngày tuổi đã mồ côi mẹ
Đứa trẻ tội nghiệp 24 ngày tuổi đã mồ côi mẹ  
Có bốn phương pháp chính chữa căn bệnh này, ngoài sự hỗ trợ động viên tâm lý của người thân và các chuyên gia tư vấn, người mắc bệnh có thể uống thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm, kết hợp vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, quan trọng nhất là liệu pháp “tự chữa khỏi bệnh”: 
“Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến.  Hãy nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. 
Tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho con bú. Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh nặng nề hơn. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói. Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày. Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu”, bác sĩ này đưa ra lời khuyên./.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.