“Trải thảm đỏ” mời đầu tư vào hàng hải

(PLO) -Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Giao thông Vân tải Đinh La Thăng, cảng Lạch Huyện sẽ là dự án hạ tầng cuối cùng mà Nhà nước đầu tư vào hàng hải. 
Từ nay toàn bộ các dự án cơ sở hạ tầng (CSHT) hàng hải sẽ do tư nhân đầu tư. Nhà nước chỉ đầu tư những dự án không hấp dẫn được nhà đầu tư (NĐT) tư nhân, những dự án có tính chất đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thay đổi tư duy quản lý để “trải thảm đỏ” thực sự
Thời gian qua, tỷ trọng đầu tư từ tư nhân vào các dự án hạ tầng hàng hải lên đến 75-80%, vốn nhà nước đầu tư chỉ trên 20%. Trong bối cảnh nhu cầu vốn đầu tư vào hàng hải hiện nay cực kỳ lớn, trong khi vốn từ ngân sách tiếp tục rất hạn chế, đặt ra yêu cầu bức thiết phải huy động nguồn vốn khác nhau, bao gồm cả ODA, trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa (XHH). 
Trong một phiên họp bàn về các giải pháp triển khai Đề án XHH đầu tư CSHT hàng hải vừa diễn ra, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã yêu cầu các đơn vị hữu trách thay đổi tư duy làm quản lý nhà nước. “Tư nhân đầu tư, quản lý rất hiệu quả.
"Các doanh nghiệp, các cảng biển, sau khi cổ phần hóa (CPH) NĐT tư nhân vào, lợi nhuận tăng lên gấp 2, 3, 4 lần khi Nhà nước còn sở hữu – ông Thăng nói – Thay đổi sở hữu giúp thay đổi quản trị doanh nghiệp, năng suất lao động tăng lên, kinh doanh có hiệu quả hơn”. Do đó, cùng với kêu gọi đầu tư dự án mới thì cần đẩy nhanh CPH doanh nghiệp nhà nước (DNNN), DN nào không cần Nhà nước tham gia thì cho CPH 100%. 
Theo ông Thăng, việc cần làm là cải cách triệt để thủ tục hành chính rườm rà, quan liêu, nhũng nhiễu, phải công khai, minh bạch các dự án, các thủ tục, quy trình đầu tư. Từ đó, dự án đầu tư tiết giảm được chi phí, tăng hiệu quả. “Bộ GTVT nói không với đầu tư cảng bằng ngân sách và trải thảm đỏ cho các NĐT tư nhân trong và ngoài nước. Dứt khoát phải sửa đổi quy chế đầu tư, tạo thuận lợi cho NĐT, trải thảm đỏ là trải thảm đỏ thật sự” – ông Thắng nhấn mạnh.
Công bố danh mục 41 dự án trị giá 43 nghìn tỷ đồng
Giai đoạn 2015-2020, 43 nghìn tỉ đồng được mời gọi đầu tư vào 41 dự án hạ tầng hàng hải
Giai đoạn 2015-2020, 43 nghìn tỉ đồng được mời gọi đầu tư vào 41 dự án hạ tầng hàng hải 
Bộ GTVT sẽ công khai, minh bạch các dự án kêu gọi đầu tư và trình tự thủ tục đầu tư; rà soát lại trình tự các dự án ưu tiên đầu tư; rà soát lại và hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan để thúc đẩy XHH đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải trên tinh thần XHH toàn bộ những dự án tư nhân có thể làm được. 
Theo đó, Cảng Lạch Huyện sẽ là dự án hạ tầng cuối cùng mà Nhà nước đầu tư vào hàng hải. “Từ nay, toàn bộ các dự án CSHT hàng hải sẽ do tư nhân đầu tư. Nhà nước chỉ đầu tư những dự án không hấp dẫn được NĐT tư nhân, những dự án có tính chất đảm bảo quốc phòng, an ninh” – ông Thăng cho biết.
Ngay trong tháng 1/2015, Cục Hàng hải Việt Nam cũng công bố danh mục dự án kêu gọi các nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng hàng hải, với 41 dự án cho giai đoạn 2015-2020, tổng vốn đầu tư 43 nghìn tỷ đồng, gồm có 10 dự án luồng tuyến vận tải hàng hải, 19 dự án cảng biển, ba dự án hệ thống hàng hải điện tử và 9 công trình neo đậu, tránh trú bão. 
Trong số này, hiện đã có 7 dự án có NĐT đăng ký tham gia, như Dự án đầu tư, nâng cấp luồng vào cảng Hòn La cho tàu đến 20.000 DWT đầy tải, Dự án đầu tư xây dựng khu bến Minh Phú – cảng Hậu Giang, Dự án Đầu tư xây dựng khu bến Trà Cú – Trà Vinh, Dự án Đầu tư xây dựng khu bến tổng hợp và chuyên dùng Sơn Trà, Dự án đầu tư xây dựng bến 3 Vũng Áng, Dự án Đầu tư xây dựng cảng Tiên Sa – Đà Nẵng giai đoạn 2, Dự án Đầu tư xây dựng cảng khách quốc tế Dương Đông. Tổng số vốn đầu tư 7 dự án này là 6.800 tỷ đồng./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.