Trà Ôn (Vĩnh Long): Từng bước nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là huyện có 4/14 xã, thị trấn với khá đông đồng bào dân tộc, nhiều năm qua, Trà Ôn tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hỗ trợ nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giáo dục…

Tạo động lực thúc đẩy

Vĩnh Long là tỉnh có nền cơ cấu dân tộc khá đa dạng, trong đó có huyện Trà Ôn. Đây là huyện vùng sâu của tỉnh, có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, gồm 13 xã và 01 thị trấn. Dân số 138.356 người, với 38.544 hộ, trong đó có 2.764 hộ dân tộc Khmer, với 10.642 nhân khẩu, sống tập trung ở 4 xã: Tân Mỹ, Trà Côn và một phần xã Thiện Mỹ, xã Hựu Thành.

Năm 2023, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện Trà Ôn 749 hộ, chiếm tỷ lệ 1,94%; số hộ cận nghèo 1.247 hộ, chiếm tỷ lệ: 3,24 %. Trong đó số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc là: 183 hộ, chiếm tỷ lệ: 0,70 % và số hộ cận nghèo: 313 hộ, chiếm tỷ lệ: 1,20 %.

Niềm vui hiện rõ trên gương mặt ông Kim Tèo (phải) khi chuẩn bị đón Tết bên căn nhà mới.

Niềm vui hiện rõ trên gương mặt ông Kim Tèo (phải) khi chuẩn bị đón Tết bên căn nhà mới.

Nếu so với năm 2022, số hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể. Nguyên nhân do ngay từ đầu năm 2023, UBND huyện Trà Ôn xây dựng Kế hoạch để thực hiện, chỉ đạo các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Đây là chính sách có ý nghĩa thiết thực đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Đặc biệt là đối với những hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, khó khăn về nước sinh hoạt. Từ đó giúp họ vơi bớt khó khăn, yên tâm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Điển hình như hộ của ông Kim Tèo (SN 1977, ngụ ấp Sóc Ruộng, xã Tân Mỹ - đồng bào dân tộc Khmer) cho biết: Trước đây, gia đình ông khá chật vật, sống trong căn nhà mái tôn mục nát. Gia đình đông con, ông Kim Tèo lại là lao động trụ cột nên quanh năm làm mãi vẫn không có dư. Tưởng đâu mái nhà cũ kỹ sẽ theo ông đến cuối đời, nhưng rồi niềm hy vọng mới đã đến với ông Kim Tèo.

“Bao năm tôi làm lụng vất vả nhưng mãi không có dư để sửa căn nhà cũ. Đến khi được Nhà nước hỗ trợ xây nhà mới, tôi mừng muốn nghẹn lòng. Vì ước mơ bao năm để vợ và con sống dưới mái nhà đàng hoàng nay đã thành hiện thực”, ông Kim Tèo nghẹn ngào nói.

Căn nhà mới của ông Kim Tèo vừa hoàn thành xong mới hơn 1 tuần.

Căn nhà mới của ông Kim Tèo vừa hoàn thành xong mới hơn 1 tuần.

Hay cách đó không xa là hộ của ông Thạch Ly Khánh (SN 1983, ngụ cùng địa phương) là đồng bào dân tộc Khmer nằm trong danh sách được hỗ trợ về nhà ở. Căn nhà “mới toanh” của ông vừa hoàn thành nghiệm thu chưa được một tuần, những ngày qua luôn tràn ngập tiếng cười. Giờ đây, 3 thành viên trong gia đình ông an tâm khi mùa mưa bão sang năm sắp đến. Đối với ông, đây chính là động lực to lớn để ông phấn đấu hơn nữa hướng tới phát triển kinh tế gia đình.

Bà Thạch Thị So Ra Da – Phó Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam xã Tân Mỹ cho biết: Đời sống đồng bào Khmer tại xã Tân Mỹ tuy vẫn còn một số khó khăn nhưng từng bước được nâng lên đáng kể. Ngoài việc xây dựng nhà ở mới, chính quyền địa phương còn chú trọng đến việc hỗ trợ tài chính và vật chất. Những chương trình, dự án hỗ trợ này không chỉ giúp người dân tộc Khmer có được nơi ổn định sinh sống mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc phát triển nghề nghiệp, sản xuất.

Hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống toàn diện

Có thể nói, thời gian qua, huyện Trà Ôn không chỉ hỗ trợ về nhà ở, mà còn tập trung nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho đồng bào Khmer. Những chính sách thiết thực được triển khai kịp thời nhằm giúp đỡ đồng bào dân tộc Khmer tiếp cận với các nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. Hiệu quả mang lại rõ rệt khi đã khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo.

Kinh tế huyện tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đúng hướng; Phong trào chăn nuôi, gia súc, gia cầm, thủy sản cũng có bước phát triển đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thủy lợi nội đồng, giao thông nông thôn, trường, trạm… được chính quyền quan tâm đầu tư kịp thời.

Căn nhà xiêu vẹo của ông Thạch Ly Khánh ngày nào giờ đây đã được thay thế bằng căn nhà mới khang trang hơn.

Căn nhà xiêu vẹo của ông Thạch Ly Khánh ngày nào giờ đây đã được thay thế bằng căn nhà mới khang trang hơn.

Đến nay, hộ dân tộc Khmer nông thôn sử dụng điện chiếm 99,83%; hộ dân nông thôn sử dụng nước máy tập trung, chiếm 97,3% tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất và sinh hoạt.

Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Chí Hiếu – Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng công tác tuyên truyền cho đồng bào dân tộc về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc Khmer. Đồng thời, chú trọng việc phân công các đoàn thể từ huyện đến xã, mỗi đoàn thể trực tiếp phụ trách hội viên của mình là hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Khmer để hướng dẫn cách làm ăn, phương án phát triển kinh tế; Nhằm giúp cho từng hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

“Phấn đấu đến cuối năm 2024, toàn huyện Trà Ôn có 100% hộ dân tộc có điện sinh hoạt và 98% hộ sử dụng nước sạch và không còn nhà tạm bợ; giảm 1,1% hộ nghèo. Riêng hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer giảm 3%. Qua đó đưa hai xã Tân Mỹ và Trà Côn đạt 16/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới”, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn thông tin thêm.

- Năm 2023, UBND huyện Trà Ôn phối hợp cùng các nhà tài trợ để hỗ trợ xây dựng 1.008 căn nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer nghèo, hộ thuộc diện nghèo với tổng số tiền 40.320.000.000 đồng (mức hỗ trợ 40.000.000 đồng/căn).

- Triển khai thi công nhiều chương trình, dự án tại 2 xã Tân Mỹ và Trà Côn, gồm: 04 công trình đường đan (tổng kinh phí 7.706 triệu đồng); nạo vét 02 công trình kênh nội đồng (tổng kinh phí 770 triệu đồng); nước sạch phân tán là 300 hộ với tổng kinh phí thực hiện là 900.000.000 đồng; giải ngân vốn vay chính sách tín dụng ưu đãi về hỗ trợ đất sản xuất và chuyển đổi nghề với 67 hộ với 5.330 triệu đồng.

- Đến nay, việc triển khai kế hoạch hỗ trợ xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán đã hoàn thành. Nhờ được hỗ trợ, nhiều hộ nghèo đã có nhà ở kiên cố tạo động lực vươn lên thoát nghèo.

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.