TPHCM sẵn sàng kiểm soát dịch MERS-CoV

Máy đo thân nhiệt hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch kiểm soát bệnh Ebola năm 2014.
Máy đo thân nhiệt hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch kiểm soát bệnh Ebola năm 2014.
(PLO) -Trước tốc độ lây lan rất nhanh của vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hâp cấp MERS – CoVđang xảy ra ở Hàn Quốc, TPHCM  đã có nhiều giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh
Lo nguy cơ dịch MERS – CoV xâm nhập phía Nam
Chiều 4/6, tại buổi làm việc với hai bệnh viện ở TP.HCM là Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhiệt đới, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ lo ngại  nguy cơ dịch MERS – CoV xâm nhập vào Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.
Theo Thứ trưởng Long, dịch bệnh này đang lây lan  rất nhanh ở Hàn Quốc. Tại Hàn, hiện đã có 35 ca mắc dịch MERS – CoV. Đáng lo ngại đã có những ca lây nhiễm thế hệ thứ 3, tức đã có người bị lây mà không qua tiếp xúc trực tiếp với ca mắc đầu tiên.
Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia đang có mối thông thương qua lại lớn với Việt Nam với gần 2.000 khách đến TP.HCM và khoảng 1.000 khách đến Hà Nội mỗi ngày.
Trước nguy cơ nói trên, Thứ trưởng cũng lưu ý người dân và các cơ sở khám chữa bệnh rằng, MERS là dạng bệnh liên quan đến đường hô hấp, thời gian ủ bệnh lâu (từ 2-14 ngày) kèm biểu hiện lâm sàng của rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp, cảm cúm thông thường khác, nên hễ thấy bệnh nhân sốt, đau đầu, buồn nôn thì bác sĩ phải hỏi ngay trước đó bệnh nhân có đến, đi từ vùng dịch hay không.
Trường hợp hành khách đi về từ vùng dịch có biểu hiện nghi ngờ MERS-CoV, sẽ được xử lý cách ly theo quy định và tiến hành các xét nghiệm hoàn toàn miễn phí.
Đề nghị đặt ống lồng kiểm dịch ở sân bay
Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM - cho biết, đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc kiểm soát hành khách tại Cửa khẩu Tân Sơn Nhất.
Theo thống kê của Trung tâm này, mỗi ngày Cảng hàng không quốc tế Tân  Sơn Nhất đón 7 chuyến bay đến từ Hàn Quốc, với lượng hành khách từ 1.000 đến 1.200 người.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM cho biết, hiện trung tâm đã in sẵn 50.000 tờ khai y tế chuẩn bị áp dụng với các hành khách đáp chuyến bay từ Hàn Quốc. 
Đồng thời tăng cường máy đo thân nhiệt và hóa chất khử khuẩn trên máy bay theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cũng đã được chuẩn bị.
“Trong chiến dịch kiểm soát dịch Ebola, chúng tôi đã yêu cầu bố trí những ống lồng riêng biệt cho các chuyến bay đến từ Trung Đông. Nếu sắp tới đây, cần kiểm soát chặt dịch MERS-CoV, chúng tôi cũng sẽ đề nghị làm chặt chẽ như với dịch Ebola. Hành khách đến từ Hàn Quốc sẽ vào theo lối riêng, không lẫn với các hành khách đi từ chuyến bay khác”, ông Hạnh nói.
 Áp dụng tờ khai y tế đối với khách đến từ Hàn Quốc từ 5/6
Tại buổi làm việc với một số bệnh viện tại TP.HCM liên quan đến vấn đề kiểm soát dịch MERS-CoV,  Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ ngày 5/6, cơ quan này sẽ chính thức áp dụng tờ khai y tế tại cửa khẩu đối với hành khách đến Việt Nam từ Hàn Quốc và Bahrain.
Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục duy trì biện pháp kiểm soát này đối với hành khách đến từ 9 quốc gia vùng Trung Đông đã triển khai từ tháng 7/2014 trước dịch Ebola.
Cục cũng lưu ý người dân không nên quá hoang mang nếu biết triệt để áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, khử khuẩn, đặc biệt là rửa tay thật sạch bằng xà phòng. Ngoài ra, người dân nên đeo khẩu trang, hạn chế đi đến vùng dịch, lên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ.
Bệnh viện cũng đã sẵn sàng
TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng công tác thu dung, điều trị cho bệnh nhân MERS-CoV từ trang thiết bị hồi sức cấp cứu, máy thở, vật tư y tế, hóa chất…
Đồng thời, bệnh viện cũng đã thiết lập đường dây nóng với các bệnh viện tuyến tỉnh để sẵn sàng hỗ trợ.
Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cũng cho biết, bệnh viện đủ khả năng chẩn đoán, xét nhiệm MERS-CoV. Tại đây, khoa khám bệnh đã có kế hoạch phân loại bệnh nhân; Khoa nhiễm D đã triển khai khu cách ly, với các phòng cách ly áp lực âm hiện đại để tiếp nhận những trường hợp nghi ngờ MERS – CoV chuyển về từ sân bay Tân Sơn Nhất.
MERS-CoV xuất hiện lần đầu tiên tại Ả Rập Xê Út vào tháng 9/2012 do vi rút corona - từ dơi lây sang lạc đà, từ lạc đà lây qua người – gây ra. Từ đó đến nay, bệnh đã xuất hiện tại 26 nước với 1.179 ca mắc và 442 người tử vong (tỷ lệ tử vong khác cao đến 40%). Tại Hàn Quốc, kể từ ca đầu tiên phát hiện vào đầu tháng 5, chỉ trong vòng 2 tuần đã tăng lên 35 ca, trong đó có 2 ca đã tử vong.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.