TP HCM chuẩn bị 3 kịch bản ứng phó bệnh tay chân miệng

Ảnh minh họa: Trạm Y tế phường Tam Phú (Sở Y tế TP HCM)
Ảnh minh họa: Trạm Y tế phường Tam Phú (Sở Y tế TP HCM)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhằm chủ động nguồn lực sẵn sàng cho hệ thống điều trị đáp ứng tình huống số ca mắc tăng cao, Sở Y tế TP HCM đã xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn theo 3 kịch bản ứng phó với các trường hợp nặng.

Trước diễn biến số ca mắc tăng nhanh trong những tuần gần đây cùng với sự xuất hiện trở lại của Enterovirus 71 genotype B5, dự báo trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều ca bệnh nặng và tử vong nếu không tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch và điều trị hiệu quả.

Nhằm chủ động nguồn lực sẵn sàng cho hệ thống điều trị đáp ứng tình huống số ca mắc tăng cao, Sở Y tế TP HCM đã xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn theo ba kịch bản ứng phó với các trường hợp nặng (từ độ 2a trở lên, ước tính chiếm khoảng 10% ca bệnh nội trú) như sau:

Tình huống thứ nhất dự kiến khi có dưới 50 ca nhập viện mới/ngày, dưới 200 ca đang điều trị nội trú và dưới 20 ca nặng tại các bệnh viện. Theo đó, tổng quy mô giường bệnh điều trị tay chân miệng trong tình huống này là hơn 200 giường, với 30 giường phục vụ hồi sức tích cực, các bệnh nhi tay chân miệng được ưu tiên tập trung điều trị tại 3 bệnh viện chuyên khoa nhi của thành phố.

Theo báo cáo của Viện Pasteur TP HCM, tính đến hết tuần 23 vừa qua, toàn khu vực phía Nam ghi nhận 9.028 ca mắc tay chân miệng, trong đó có 4 ca tử vong với chẩn đoán tay chân miệng độ 4 và có xét nghiệm Enterovirus 71 (EV71) dương tính.

Trong 23 tuần đầu năm, số ca mắc tích lũy của Thành phố là 2.407 ca; chưa ghi nhận ca tử vong.

Về công tác thu dung điều trị, tính từ đầu năm đến nay tổng cộng đã có 936 ca tay chân miệng điều trị nội trú tại các bệnh viện của TP HCM, trong đó có 46 ca nặng và đã có 4 trường hợp tử vong (là các bệnh nhi nặng chuyển từ các tỉnh về).

Tổng số ca nhập viện trong ngày 17/6/2023 là 41 ca, trong đó có 08 ca có địa chỉ tại TP HCM (20%). Tổng số đang điều trị nội trú là 147 ca, tất cả đều là trẻ dưới 6 tuổi. Có 18 trẻ tay chân miệng nặng đang điều trị tại các khoa hồi sức tích cực của 3 bệnh viện nhi đồng, trong đó có 1 trường hợp ngụ tại phường Tân Thới Nhất Quận 12, còn lại là các trường hợp chuyển từ các tỉnh về; 14 trường hợp trong số này đang trong tình trạng nguy kịch phải thở máy, 1 ca lọc máu.

Tình huống thứ hai, khi số ca nhập viện mới mỗi ngày tăng từ 50-100 ca, hệ thống y tế phục vụ 200-700 ca đang điều trị nội trú và 20-70 ca chuyển nặng tại các bệnh viện, TP HCM sẽ chuyển sang tình huống thứ hai. Lúc này, tổng số giường điều trị tay chân miệng sẽ cần 700 giường, trong đó có 80 giường hồi sức tích cực. Các bệnh nhi tay chân miệng được điều trị tại 3 bệnh viện chuyên khoa nhi và bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Tình huống thứ ba dự kiến được triển khai khi TP HCM có từ 100-200 ca tay chân miệng nhập viện mới mỗi ngày và các cơ sở y tế có 700-1.400 ca điều trị nội trú với khoảng 70-140 ca nặng tại các bệnh viện. Tổng số giường điều trị cần chuẩn bị ở tình huống này là 1.400 giường với khoảng 150 giường hồi sức tích cực. Các bệnh nhi nặng điều trị tại 3 bệnh viện chuyên khoa nhi và bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, đồng thời hệ thống điều trị thực hiện quy trình phân loại bệnh nhi điều trị ngoại trú và nội trú, phân tuyến điều trị nhằm tránh quá tải cục bộ tại bệnh viện tuyến cuối và hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Bên cạnh việc khuyến cáo các đơn vị khẩn trương dự trù thuốc và dịch truyền, trang thiết bị - vật tư y tế cho các kế hoạch ứng phó nêu trên, hiện Sở Y tế cũng đã có công văn đề nghị Cục Quản lý Dược hỗ trợ trợ tìm thêm nhà cung ứng thuốc đặc trị, kiến nghị Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ kiểm nghiệm sinh phẩm y tế liên quan cần thiết cho điều trị tay chân miệng để kịp thời cho lưu hành thuốc nhập, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh trong tình hình dịch bệnh diễn tiến nhanh hiện nay.

Ngoài công tác điều trị tích cực cho người bệnh, 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi và bệnh viện Bệnh nhiệt đới còn được giao nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn điều trị tay chân miệng cho bệnh viện tuyến dưới và các tỉnh trong khu vực, không để xảy ra các trường hợp chuyển bệnh không an toàn từ tuyến tỉnh về thành phố.

Các bệnh viện Nhi đồng của TP HCM tổ chức tập huấn lại về chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng, phát hiện các dấu hiệu bệnh chuyển nặng, hồi sức cấp cứu cơ bản và nâng cao cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh từ các phòng khám đến các BV tuyến quận, huyện, BV đa khoa có khoa nhi trên địa bàn TP HCM. Tổ chuyên gia tay chân miệng trực “Đường dây điện thoại nóng” và sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các tuyến khi cần thiết. Trường hợp có ca bệnh nặng được đánh giá qua hội chẩn là không an toàn khi chuyển tuyến thì bệnh viện tuyến cuối chủ động cử các chuyên gia đến hỗ trợ chuyên môn trực tiếp cho cơ sở.

Sở Y tế TP HCM cũng yêu cầu 3 Bệnh viện Nhi đồng của TP HCM và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp tục phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) giải trình tự gene xác định các genotype gây bệnh nặng của EV71 từ các bệnh phẩm của các bệnh nhân tay chân miệng.

Tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa, có thể diễn tiến nặng nhanh đe dọa tính mạng, ngành Y tế vận động mọi người dân, đặc biệt là các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh như sau:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Theo dõi sát khi trẻ bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như giật mình, sốt cao liên tục, quấy khóc liên tục, mạch nhanh, đã nổi bông tím, yếu tay chân.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.