“TP. Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động hiệu quả”

Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội
(PLO) - Sự xuất hiện của các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn TP.Hà Nội đã đem lại một không khí mới cho thị trường dịch vụ pháp lý ở Thủ đô. Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhận định: “Sự ra đời của Thừa phát lại tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong thực hiện các giao dịch dân sự và trong các quá trình tố tụng tư pháp”.
Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Hồng Sơn về việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn Thủ đô. 
Được biết hiện nay Hà Nội đã có 5 Văn phòng Thừa phát lại được cấp phép và đi vào hoạt động, xin cho biết chủ trương của Thành phố đối với việc phát triển loại hình dịch vụ pháp lý mới này? 
- Thí điểm chế định Thừa phát lại là một giải pháp về cải cách tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và đã được thể chế hóa tại Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2013 của Quốc hội. Từ năm 2010, chế định Thừa phát lại đã được triển khai thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh và nay được nhân rộng ra 13 tỉnh, thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội. 
Chúng tôi rất quan tâm tới việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội bởi Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, có mật độ dân cư đông đúc và các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra vô cùng sôi động. Việc thí điểm thành công hay không thành công chế định mới này trên địa bàn Thủ đô có ý nghĩa quan trọng tới kết quả thí điểm chế định Thừa phát lại trên phạm vi cả nước. 
Bởi vậy, ngay sau khi Đề án thí điểm triển khai chế định Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội được phê duyệt, Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, Kế hoạch truyền thông, phổ biến pháp luật về Thừa phát lại... Ngày 2/6, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành văn bản về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố, trong đó yêu cầu các cấp, các ngành Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thí điểm chế định Thừa phát lại. Các Văn phòng Thừa phát lại sau khi được UBND Thành phố quyết định cho phép thành lập đã đi vào hoạt động, bước đầu đã thu được kết quả nhất định.
Những kết quả bước đầu mà 5 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thủ đô đạt được là gì, thưa ông? 
- Qua 3 tháng hoạt động, các Văn phòng Thừa phát lại đã bắt đầu tiếp nhận yêu cầu của tổ chức, cá nhân, chủ yếu là nhu cầu lập vi bằng. Các Văn phòng cũng nhận thức rõ được rằng Thừa phát lại là một chế định mới nên người dân còn khá bỡ ngỡ với dịch vụ pháp lý mới này, do đó nhiều tổ chức, cá nhân chưa biết để lựa chọn sử dụng dịch vụ Thừa phát lại. 
Thành phố có hỗ trợ gì cho các Văn phòng Thừa phát lại trong giai đoạn đầu còn khó khăn, bỡ ngỡ này, thưa ông? 
- Trong thời gian vừa qua, công tác triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại đã nhận được sự quan tâm của UBND Thành phố cũng như của các ban, ngành chức năng, trong đó có các ngành chức năng rất quan trọng, liên quan thiết thực tới hiệu quả triển khai công tác này là TAND, VKSND, Công an Thành phố và Cục Thi hành án dân sự Thành phố. 
Chúng tôi cũng chỉ đạo Sở Tư pháp Hà Nội là đơn vị trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thí điểm chế định Thừa phát lại luôn theo sát hoạt động của các Văn phòng để có hướng dẫn kịp thời về những vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm từ tổ chức, quản trị Văn phòng đến những vấn đề liên quan đến chuyên môn, trước hết là việc lập vi bằng, tránh tình trạng làm trái thẩm quyền và không đúng quy định của pháp luật. 
Công tác tuyên truyền về chế định mới này trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã được tích cực triển khai để người dân hiểu hơn và dễ tiếp cận hơn với Thừa phát lại. 
Ông đánh giá thế nào về lợi ích của Thừa phát lại? 
- Hà Nội không phải là địa phương đầu tiên triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại. Những lợi ích của Thừa phát lại đã được thực tế kiểm nghiệm qua quá trình triển khai thí điểm chế định này trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 
Có thể thấy, đối với người dân, xã hội, việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đã tạo cơ chế tăng cường tính chủ động, tích cực của công dân trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự; tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong thực hiện các giao dịch dân sự và trong các quá trình tố tụng tư pháp; có thêm sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của cá nhân khi yêu cầu thi hành án dân sự. Ngoài ra, dưới góc độ xã hội, hoạt động Thừa phát lại bước đầu đã tạo lập một nghề mới trong thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý và là bước đầu tiên xã hội hóa hoạt động thi hành án, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.  Đối với hoạt động tư pháp và liên quan, hoạt động Thừa phát lại đã không gây xáo trộn các hoạt động của các cơ quan tư pháp mà bước đầu còn hỗ trợ tích cực cho các hoạt động tư pháp được nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp, trước hết là của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự. 
Còn đối với Hà Nội, tuy Thừa phát lại mới được triển khai thí điểm qua 3 tháng nay, thời gian chưa dài nhưng bước đầu có thể thấy hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại là khả quan, được xã hội, người dân đón nhận tích cực. 
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các Văn phòng Thừa phát lại và tạo hành lang phát triển ổn định cho loại hình dịch vụ pháp lý mới này, trong thời gian tới Thành phố sẽ tập trung triển khai các công việc gì, thưa ông? 
- Trong thời gian tới, chúng tôi tập trung chỉ đạo các  sở, ban, ngành  của Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại. Sắp tới, Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố sẽ họp để kịp thời bàn bạc, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động đúng pháp luật, hiệu quả.
Do hạn chế lớn nhất hiện nay là người dân chưa biết nhiều về Thừa phát lại nên bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền chung trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi cũng yêu cầu Sở Tư pháp thông qua các Phòng Tư pháp cần phối hợp với UBND 05 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Hà Đông tổ chức triển khai tuyên truyền để cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn quận biết, phối hợp và sử dụng dịch vụ của Thừa phát lại. Đồng thời, Sở Tư pháp cần phối hợp với Tòa án nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố, Học viện Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ tống đạt, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án cho Thừa phát lại, Thư ký Thừa phát lại và chỉ đạo 05 Văn phòng Thừa phát lại tổ chức ký hợp đồng và triển khai việc tống đạt với Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự theo địa hạt vào đầu tháng 7. Chúng tôi cũng đề nghị các Quận ủy nơi có Văn phòng Thừa phát lại quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ Văn phòng Thừa phát lại đủ điều kiện thành lập Chi bộ Đảng để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. 
Tất nhiên, các Văn phòng Thừa phát lại cũng cần chủ động phối hợp với Tòa án, Chi cục Thi hành án dân sự, UBND các quận, UBND các phường để thực hiện công việc đúng pháp luật, hiệu quả, kịp thời. Các Văn phòng Thừa phát lại cũng cần phải xác định rõ việc tống đạt là nhiệm vụ công quan trọng, dù khó khăn cũng phải quyết tâm thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn gì thì phải kịp thời báo cáo UBND Thành phố xem xét để có cơ chế hỗ trợ. 
Xin trân trọng cảm ơn ông! 

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Đọc thêm

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.