Tổng thư ký Liên hợp quốc thứ hai đã từng bị ám sát?

Máy bay chở ông Hammarskjold rơi gần khu vực Ndola ở Bắc Rhodesia (nay là Zambia)
Máy bay chở ông Hammarskjold rơi gần khu vực Ndola ở Bắc Rhodesia (nay là Zambia)
(PLO) - Sau hơn 56 năm qua đời (17-9-1961), nguyên nhân về cái chết của cố Tổng thư ký LHQ thứ hai Dag Hammarskjold mới được công bố. Thông tin này được tờ The Guardian số ra ngày 26-9 đăng tải, dựa theo báo cáo của ông Mohamed Chande Othman, cựu Chánh án Tòa án Tối cao Tanzania.

 "Nhiều nhân chứng khẳng định, họ thấy nhiều hơn một máy bay trên bầu trời. Và có nhiều bằng chứng cho thấy, chiếc máy bay thứ hai có thể là một chiến đấu cơ và chiếc DC-6 đã bốc cháy trước khi rơi xuống đất", ông Mohamed Chande Othman nói. 

Theo ông Mohamed Chande Othman, chính phủ Anh-Mỹ thời điểm đó đã chặn tín hiệu liên lạc vô tuyến trong khu vực, và các cuộc điều tra trước đã bỏ qua lời khai của những nhân chứng địa phương nói rằng, họ thấy một máy bay khác và những vệt sáng trên bầu trời vào đêm chiếc DC-6 chở ông Dag Hammarskjold gặp nạn.

Báo cáo này đã được gửi lên Tổng thư ký LHQAntonio Guterres tháng trước và nay giới truyền thông mới công bố. Theo tờ The Guardian, 1 phi công thuộc lực lượng nổi dậy được Bỉ hậu thuẫn phe nổi dậy ở Congo thú nhận, đã vô tình bắn rơi chiếc máy bay chở lãnh đạo LHQ năm 1961. Và điều này được nhà ngoại giao Pháp Claude de Kemoularia thừa nhận.

Trong tuyên bố đưa ra gần 2 năm trước (18-11-2015), cựu Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon từng nhấn mạnh, có khả năng những tài liệu mật liên quan đến chuyến bay hôm 17-9-1961 vẫn tồn tại. Trong vòng 4 tháng, ông Ban Ki-moon đã 2 lần đề nghị Anh-Mỹ công bố những tài liệu mật về cái chết bí ẩn của ông Dag Hammarskjold. 

Hơn 2 năm trước (tháng 7-2015), một ủy ban của LHQ đã phát hiện, chiếc DC-6 chở ông Dag Hammarskjold có khả năng bị tấn công và câu trả lời nằm trong hồ sơ mật do Mỹ và Anh quản lý. 6 năm trước (2011-2017), học giả người Anh Susan Williams từng xuất bản cuốn “Who Killed Hammarskjold?”, đề cập tới lời kể của Charles Southall, quan chức hải quân Mỹ đã về hưu. “Vâng, đó là chiếc DC-6. Và tôi đã bắn trúng nó. Lửa đã bốc lên và nó đã rơi”, ông Charles Southall cam đoan đã nghe được đoạn băng ghi lại lời nói của viên phi công đã bắn rơi một máy bay nhiều khả năng chở ông Dag Hammarskjold. 

Ông Dag Hammarskjold
 Ông Dag Hammarskjold

Trước đó (20-9-2013), một nhóm các nhà điều tra quốc tế độc lập từng công bố báo cáo liên quan đến cái chết đáng ngờ của ông Dag Hammarskjold. Đứng đầu nhóm điều tra này là Giáo sư nổi tiếng người Đức Manuel Frohlich, Trưởng bộ môn Khoa học chính trị của trường Đại học Tổng hợp Friedrich Schiller.

Và một trong những điều đáng quan tâm là lời khai của ông Charles Southall (cựu nhân viên thuộc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ), Chủ tịch HĐQT của Công ty Tình báo thương mại Omnifact LLC. Bởi vài giờ trước khi chiếc DC-6 chở ông Dag Hammarskjold gặp nạn, ông Charles Southall nhận được thông báo mật và khi tới căn cứ nghe lén của Mỹ, liền nghe thấy tiếng nói trong loa phóng thanh báo cáo về cuộc tấn công nhằm vào một máy bay vận tải.

Tờ Foreign Policy từng dẫn nguồn tin độc quyền tiết lộ, chính phủ Nam Phi phát hiện những tài liệu đề cập tới “chiến dịch Celeste” để giết hại ông Dag Hammarskjold. Nhưng người ta không thể tìm thấy tài liệu gốc, khiến công tác kiểm định tính xác thực của tài liệu nói về vụ sát hại ông Dag Hammarskjold rơi vào ngõ cụt. Gần 3 năm trước (tháng 12-2014), Đại hội đồng Liên hợp quốc từng thông qua nghị quyết, đề nghị làm sáng tỏ vụ rơi máy bay khiến ông Dag Hammarskjold thiệt mạng.

Sau khi ông Dag Hammarskjold qua đời, nhà ngoại giao người Nepal Rishikesh Shaha đã được chọn để điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của Tổng thư ký LHQ thứ hai. Họ đã kịp gặp và lấy lời khai của Harold Julian, vệ sĩ của ông Dag Hammarskjold (một trong ba vệ sĩ của Tổng thư ký LHQ), từng là cựu lính thủy đánh bộ Mỹ, nhân chứng duy nhất còn sống sót trong thảm họa máy bay. Và trước khi chết vì vết thương quá nặng, Harold Julian cho biết, trên máy bay đã có nhiều tiếng nổ. 

Nhưng kết luận đưa ra của ông Rishikesh Shaha đã khiến nhiều người không chấp nhận khi tuyên bố, máy bay gặp nạn vì đã bay quá thấp khi tới gần sân bay Ndola, trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường, và không có dấu hiệu của một vụ đánh bom./. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.