TKV trần tình việc xuất khẩu 2 triệu tấn “vàng đen”

Năm 2016, Việt Nam dự kiến khai thác 35 triệu tấn than sạch
Năm 2016, Việt Nam dự kiến khai thác 35 triệu tấn than sạch
(PLO) - Việt Nam vẫn đang nhập khẩu than để phục vụ nền kinh tế, nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và TCty Đông Bắc vẫn tiến hành xuất khẩu “vàng đen” với con số 2 triệu tấn trong năm 2016. Có gì “nghịch lý” trong chuyện này?

Xuất than tốt để tránh lãng phí

Theo TKV, trong năm 2015, nhận thấy nhu cầu sử dụng than trong nước ngày càng cao, Chính phủ đã chỉ đạo dừng xuất khẩu nhiều loại than, trong đó có than cám, nhằm dự trữ nhiên liệu cho các nhà máy điện trong nước. Hiện nay, Việt Nam vẫn nhập than để phục vụ sản xuất điện và có xu hướng nhập nhiều hơn trong những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc TKV cho biết, sản xuất than phục vụ nhu cầu trong nước, đặc biệt cho điện là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của TKV. Trong quá trình sản xuất, sàng tuyển than sẽ tạo ra những loại than chất lượng khác nhau. Trong đó, ngoài những chủng loại than phục vụ nhu cầu trong nước (đặc biệt cho phát điện) thì có những chủng loại than cục và than cám chất lượng cao tồn tại đồng hành trong cơ cấu sản phẩm sau sàng tuyển, chế biến.

“Hiện nay, trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết những loại than chất lượng này; nếu đem pha trộn để tạo những chủng loại than chất lượng thấp hơn cho nhu cầu trong nước thì sẽ lãng phí, không sử dụng hiệu quả tài nguyên than. Hơn nữa, nếu để lâu than tốt sẽ bị phong hóa, giảm chất lượng và giá trị. Trong khi đó, nếu xuất khẩu thì 1 tấn than chất lượng cao có thể mua được khoảng 2 tấn than cung cấp cho sản xuất điện”, ông Biên nói.

Phó Tổng Giám đốc TKV giải thích thêm, thực tế các nhà máy nhiệt điện trong nước chủ yếu sử dụng than Anthraxit của Việt Nam có chất lượng thấp (nhiệt năng 4.800 - 5.600kcal/kg - các loại cám 5, 6, trong khi các loại than cục, than cám chất lượng cao (từ than cám 3 trở lên - có nhiệt năng từ 7200kcal/kg) cung cấp cho các ngành luyện kim có giá trị kinh tế cao lại dư thừa. Giá bán các loại than này cao hơn khoảng 2 lần so với than bán cho điện. “Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế, việc xuất khẩu các chủng loại than chất lượng cao sẽ mang lại giá trị cao”, ông Biên khẳng định.

Than mang về nhiều dự án ưu đãi

Cũng theo Tập đoàn công nghiệp này, những loại than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết như than cục 4, 5 và than cám 1, 2, 3 đang là những chủng loại phù hợp cho các ngành sản xuất hoá chất, sản xuất thép không gỉ tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cả hai nước trên đang có nhu cầu cao nhập khẩu các loại than tốt. Việc Việt Nam cho phép xuất khẩu than cục, than cám chất lượng sang Nhật Bản theo hợp đồng dài hạn đã tạo điều kiện để Chính phủ Nhật Bản xem xét cấp tín dụng cho ngành than mà không cần bảo lãnh với lãi suất ưu đãi, thời hạn dài.

Ngoài ra, nhờ Việt Nam xuất than tốt cho Nhật mà họ có các hoạt động hỗ trợ như thực hiện Dự án đào tạo nguồn nhân lực chuyển giao kỹ thuật khai thác và đảm bảo an toàn mỏ than của Tập đoàn Dầu mỏ khí đốt và Khoáng sản quốc gia Nhật Bản, đang thực hiện sang năm thứ 14; Dự án Đào tạo nhân lực cho Trung tâm Quản lý khí mỏ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

“TKV đề xuất tiếp tục xuất khẩu than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu hoặc chưa sử dụng hết và nhập khẩu các loại than giá phù hợp cho các nhà máy điện trong nước là hợp lý, phù hợp với quan điểm phát triển ngành, mang lại hiệu quả kinh tế cao”, Phó Tổng Giám đốc TKV khẳng định với Báo PLVN.

Được biết, sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2015 của TKV là 37,6 triệu tấn; trong đó, than sạch trên 35 triệu tấn. Dự kiến, năm 2016, sản lượng khai thác là 38 triệu tấn than nguyên khai sản xuất; trong đó trên 35 triệu tấn than sạch.

“Hiện nay, trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết những loại than chất lượng cao; nếu đem pha trộn để tạo những chủng loại than chất lượng thấp hơn cho nhu cầu trong nước thì sẽ lãng phí, không sử dụng hiệu quả tài nguyên than. Hơn nữa, nếu để lâu than tốt sẽ bị phong hóa, giảm chất lượng và giá trị. Trong khi đó, nếu xuất khẩu thì 1 tấn than chất lượng cao có thể mua được khoảng 2 tấn than cung cấp cho sản xuất điện trong nước” - Phó Tổng Giám đốc TKV Nguyễn Văn Biên

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.