Tình trạng 'chặt chém' trong các bệnh viện lớn

(PLO) -Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người nhà bệnh nhân, sự di chuyển khó khăn của bệnh nhân mà một số cửa hàng kinh doanh trong các bệnh viện thi nhau chặt chém với mức giá trên trời

Giá trên trời

Căng tin, cửa hàng tự chọn trong bệnh viện là 1 trong những dịch vụ có dấu hiệu "chặt chém" bệnh nhân và người nhà, giá cả các mặt hàng tại đây luôn đắt hơn các cửa hàng bên ngoài từ 10% - 20%, thậm chí có mặt hàng giá cao hơn 50%. 

Qua khảo sát tại các bệnh viện cho thấy các loại hàng hóa thiết yếu với nhu cầu của người bệnh và thân nhân của họ như: bánh, sữa, nước ngọt, các đồ dùng cá nhân.... có giá cao hơn rất nhiều so với giá ngoài thị trường. Và với cùng một loại hàng hoá thì mức giá tại mỗi bệnh viện lại khác nhau khá rõ rệt.

Với vai trò là người nhà của một phụ sản tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bà Lan (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: Tôi đi mua ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân cho con gái, khi vào các gian hàng trong bệnh viện, tôi khá bất ngờ trước giá cả những mặt hàng được bày bán tại đây.

Giá một số hàng hóa tại siêu thị trong bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Giá một số hàng hóa tại siêu thị trong bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Theo đó, một tuýt kem đánh răng P/S hay tuýt Colgate loại 100g có ghi giá trên sản phẩm là 6000 đồng thì trong bệnh viện bán với giá 9000 đồng. Một gói bánh gạo one one mặn giá 34.7500 đồng (bên ngoài bán 19.000 đồng), gói bánh gạo nhật Ichi bán 28.000 đồng (siêu thị bên ngoài bán 15.000 đồng).

Hóa đơn mua lẻ tại siêu thị trong bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Hóa đơn mua lẻ tại siêu thị trong bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Các loại sữa tắm, dầu gội đầu gói bên ngoài giao động từ 1.000 đến 1.500 đồng/gói thì trong này bán với giá tăng gấp đôi so với bên ngoài: gói dầu gội sunsilk bán 2.000 đồng, dầu gội clear bán 3.000 đồng/gói, xả comfore 2.900 đồng/gói, sữa tắm Double rich 2.000 đồng/gói

Không chỉ những mặt hàng thiết yếu trên có giá trên trời, mà những sản phẩm thông thương khác cũng có giá cao không kém gì: với một gói mì hảo hảo bên ngoài bán 3.500 đồng/gói, trong bệnh viện bán 5.000 đồng/gói. Mì cung đình bán 8.000 đồng/ gói (bên ngoài bệnh viện 6.000 đồng/gói).Chai tương ớt chinsu 100g bán 20.000 đồng/chai (bên ngoài bán 10.000 đồng/chai)

Khi có mặt tại bệnh viện nhi TW, phóng viên đã ngồi tiếp xúc với chị Trần Thị Hải (ở Kiến An, Hải Phòng) cho con lên khám định kỳ tại đây, chị Hải bức xúc kể lại: khi cho cháu đi dạo trong khuôn viên bệnh viện để chờ kết quả khám, thấy các bạn khác có đồ chơi nên cháu cũng đòi mẹ mua, khi vào một quầy tiện ích ngay trong bệnh viện nhi TW con tôi chọn là lấy một bộ đồ chơi với giá 80.000 đồng, trong khi đó cũng là bộ đồ chơi đó ở quê tôi  bán với giá 50.000 đồng. 

Một trong số những quầy tiện ích ở bệnh viện nhi TW
Một trong số những quầy tiện ích ở bệnh viện nhi TW

Theo lời chị Chị Nguyễn Thị Lan, Hà Nam đang chăm con nhỏ ốm điều trị tại bệnh viện nhi TW chia sẻ: cháu nhà tôi đang điều trị tại bệnh viện nhi TW, do cháu còn nhỏ lại chỉ có hai mẹ con chăm nhau nên hầu như tôi với cháu ở trong phòng, chỉ khi nào cháu ngủ thì tôi mới gửi chị giường bên trông nhờ xuống mua ít đồ dùng cá nhân. Do không có nhiều thời gian nên tôi thường mua ở cửa hàng trong bệnh viện. Nhiều khi biết mua trong bệnh viện bị đắt nhưng vẫn phải mua.

Chị chia sẻ: 1 lốc sữa Fami bên ngoài bán với giá 26.000 đồng thì trong bệnh viện bán với giá 30.000 đồng. Một chai nước Lavie 500ml bán với giá 6.000 đồng/chai trong khi của hàng tạp hóa bên ngoài bán dao động từ 4.000 đến 5.000 đồng/chai. Bỉm  dán bobby M26 trong cửa hàng tiện ích bệnh viện bán với giá 107.000 đồng (bên ngoài bán với giá 98.000 đồng). Bỉm bobby XL21 trong cửa hàng tiện ích bệnh viện bán với giá 107.000 đồng (bên ngoài bán với giá 97.000 đồng)  Giấy vệ sinh Posy bán 8.000 đồng/cuộn (bên ngoài 1 bịch 10 cuộn bán với giá 53.000 đồng tướng ứng 5.300 đồng/ cuộn)

Bảng giá mặt hàng bỉm Bobby tại cửa hàng tiện ích trong bệnh viện nhi TW
Bảng giá mặt hàng bỉm Bobby tại cửa hàng tiện ích trong bệnh viện nhi TW

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nói riêng và của cả cộng đồng nói chung, các cơ quan chức năng hãy vào cuộc để làm rõ vấn đề này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.