Tinh hoa thủ công mỹ nghệ Việt trong mắt người châu Âu

Nghề khảm được đánh giá “sự thành công rực rỡ của người An Nam”
Nghề khảm được đánh giá “sự thành công rực rỡ của người An Nam”
(PLO) - Trong hồi ức của Paul Doumer, toàn quyền Đông Dương những năm 1900, tay nghề của các thợ thủ công mỹ nghệ người Việt Nam được đánh giá “kỹ thuật không thể sánh được”. Cùng với những tập tục chỉ có ở châu Á, cuộc sống ở Việt Nam hiện lên với những hình ảnh lung linh sắc màu.

Nghề “ghê sợ” nhưng phát đạt

“Sự khéo léo, tinh xảo của dân tộc này thể hiện ở các thành phố nơi hiện diện đông đúc những người thợ thủ công và những sản phẩm đa dạng. Ở bất cứ nơi nào ta cũng sẽ thấy nhiều ngành nghề, sản xuất ra những thứ thiết yếu đối với đời sống của một dân tộc... Đó là những thợ mộc, thợ đúc xanh chảo, thợ rèn, thợ gốm..., cùng với các tiểu thương, họ khiến cho các thành phố Bắc Kỳ thêm đông đúc. 

Có một nghề đặc biệt phát đạt, ở đây cũng như ở Trung Hoa, tự phát, tự lan rộng, thu hút khách hàng; đó là đóng quan tài. Nói vậy không ngụ ý rằng người chết ở vùng này nhiều hơn ở những nơi khác; đó chính là người ta không gán cho ý nghĩ về cái chết một tính chất rầu rĩ, mà người ta nghĩ đến nó và nói về nó với sự thanh thản bình tâm; chính vì vậy ta nhìn mà không khỏi thấy thích thú với thứ đồ vật vốn được dùng để đặt con người vào đó và đem chôn xuống đất. 

Cỗ quan tài càng đẹp hơn, bằng loại gỗ tốt hơn, được làm tinh xảo hơn và có tay nghề hơn thì người sắp dùng đến nó được coi là giàu hơn hoặc có thị hiếu tinh tế hơn. Trừ phi là người nghèo kiết xác hoặc một gã phu phen khốn khổ trôi dạt tha hương, quá xa nơi anh ta được sinh ra và xa nơi mà anh ta luôn luôn hy vọng được chết ở đó, thì người An Nam nào cũng đều chuẩn bị cỗ quan tài cho mình trước khi cái chết đe đọa họ.

Họ mua quan tài ngay khi họ có điều kiện, thậm chí họ còn nhận nó như một món quà tặng. Ở các dân tộc vùng Viễn Đông này, người ta thường tặng một cỗ quan tài cho cha mẹ hoặc cho những người thân thích. Kiểu quà tặng này hẳn sẽ không được người châu Âu đón nhận, kể cả từ người thừa kế ruột rà.

Những thợ đóng quan tài, vốn đã rất đông ở tất cả các thành thị, chiếm hẳn một con phố ở Hà Nội và con phố đó mang tên Phố Quan Tài. Một cái tên như thế, nếu như được đặt ở Pháp, hẳn sẽ đuổi hết những hộ thuê nhà… Những định kiến, những kiểu mê tín dị đoan của chúng ta không trụ được lâu khi chúng ta ở rất xa nơi mà những định kiến ấy đã thâm căn cố đế...

Thợ thêu tay nghề “tinh vi hơn đồ của Nhật Bản và Trung Hoa”
Thợ thêu tay nghề “tinh vi hơn đồ của Nhật Bản và Trung Hoa”

Một ông Pháp, một bà Pháp đến Đông Dương, nếu họ mang nỗi sợ mê tín đối với con số 13 và ngày thứ Sáu, như vẫn còn rất nhiều người vậy, thì than ôi, họ nên nhanh chóng vứt bỏ nó đi…  

Việc tụ họp các thợ cùng một nghề trong cùng một con phố, các chủ quầy bán lẻ của cùng một loại hàng, tồn tại trong các thành phố ở Đông Dương không khác gì xưa kia đã từng tồn tại trong các thành phố ở châu Âu, mà một số nơi đã bảo tồn những di tích của tình trạng này đến thời đại chúng ta.

Phố Hàng Vải, phố Hàng Đào, phố Hàng Đồng, phố Hàng Vôi, phố Hàng Chiếu, và một số khác giống như thế, là những con phố Đông Dương song hành với các con phố của chúng ta như phố Boulanger (Làm Bánh), phố Boucher (Hàng Thịt), phố Lombard (Nhà Buôn), phố Verrerie (Làm Kính), phố Mégisserie (Thuộc Da )...

Chăm chỉ, thuần thục, tỉ mỉ, tinh xảo

Các thợ thủ công Bắc Kỳ làm việc chăm chỉ và thuần thục. Họ thành công một cách đáng ngưỡng mộ trong các công việc đòi hỏi tỉ mỉ và tinh xảo. Họ có khiếu thẩm mỹ, và một số người trong bọn họ là những nghệ nhân thực sự. Những thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ khảm men huyền, thợ thêu, thợ điêu khắc, thợ khảm đã tạo được một tiếng tăm xứng đáng.

Họ không phải là những người thợ bắt chước một nền nghệ thuật ngoại quốc. Dẫu vẻ bề ngoài của những sản vật lộ rõ mối quan hệ với những đồ vật Nhật Bản và Trung Hoa, thì chúng vẫn không phải được lấy cảm hứng từ đó; những người thợ đã tạo ra một nghệ thuật An Nam, với các hình mẫu và cách trang trí của chính họ.

Những đồ vật bằng đồng thau mà họ chế tác không phải lúc nào cũng có hoa văn đẹp và cấu tạo hoàn hảo nhưng cũng không thiếu tính độc đáo. Xưa kia, những món đồ đó gần như độc quyền dành cho tín ngưỡng quốc gia và gia đình, để trang trí các ngôi chùa và bàn thờ tổ tiên. Ngày nay một phần đã tìm đến khách hàng châu Âu, những đòi hỏi đặc biệt của các khách hàng này không buộc người thợ phải chăm chú hơn đến vẻ đẹp của hình mẫu và trau chuốt hơn trong các bước chế tác.

Các thợ kim hoàn thì ngược lại, hình như họ cải tiến hoàn thiện nghệ thuật của mình khi làm việc cho khách hàng người Pháp. Họ thích nghi với việc làm những hoa văn nổi cao, cắt gọt tinh xảo và chạm lộng với những đồ gia dụng bằng bạc của chúng ta, cho ta một kết quả ngoài mong đợi và hoàn toàn vừa ý. Nhiều thợ kim hoàn ở Hà Nội chế được rất nhiều đồ đẹp; một trong số họ, tên là Le-Than (Lê Thân?), là một nghệ nhân tài hoa, ông vẽ mẫu rất đẹp và chế tác cũng rất tài.

Những chiếc lọng che cầu kỳ
Những chiếc lọng che cầu kỳ

Các thợ thêu trên lụa làm việc với một kỹ thuật không thể sánh được. Về mặt chăm chút và hoàn thiện công việc, đồ thêu ở Bắc Kỳ được làm tinh hơn đồ của Nhật Bản và Trung Hoa. Nhưng vào năm 1897, các bức thêu mang giá trị trang trí còn rất thấp. Đó là những bức thêu cảnh sinh hoạt của người An Nam hoặc các trận chiến huyền thoại, với một đám đông những nhân vật nhỏ xíu, con giống, đồ vật mà ta có thể ngưỡng mộ các chi tiết, nhưng về toàn cảnh chẳng có gì đẹp lẫn dễ coi.

Kể từ đó trở đi, các thợ thêu An Nam đã lấy từ hệ thực vật phong phú của mình những nhân tố để tạo thành tác phẩm của họ. Họ đã thành công trong việc đem lại cho những tấm lụa thêu một hiệu ứng trang trí ngang tầm với người Nhật Bản, và họ đã không đánh mất sự ưu trội về tay nghề của họ.

Đồ gỗ gia dụng An Nam do những thợ chạm gõ chế tạo, và chủ yếu gồm ghế tựa, bàn và tủ chè, có đường nét và hoa văn rất đẹp. Các bộ trường kỷ, món đồ trang trí trong những ngôi nhà truyền thống và trong đền chùa, hầu hết đều mang những nét đối xứng hài hòa; các hình chạm khắc trang trí trên đó thì đơn giản và thường rất đẹp. 

Thán phục nghệ thuật khảm trai trên gỗ

Nhưng sự thành công rực rỡ của người An Nam là nghệ thuật khảm trai trên gỗ. Họ đã khiến cho những bộ tủ chè và những thứ đồ gỗ nhỏ khảm trai như vậy của vùng này trở nên thực sự đáng chú ý và họ đã nổi danh ở vùng Viễn Đông. Những thợ khảm trai châu Á thì còn lâu mới sánh ngang hàng.

Đồ khảm trai của Bắc Kỳ được khảm trên gỗ tốt, thuộc nhóm “thiết mộc” mà họ thường glà gỗ trac (gỗ trắc?). Đó là loại gỗ tiêu biểu nhất của những đồ gia dụng và đồ mỹ nghệ hạng sang. Đó là thứ gỗ được săn lùng rất ghê, và do bị khai thác vô chừng mực nên nó trở nên rất hiếm và rất đắt. Độ dày đặc của nó chẳng có gì là lạ ở một xứ sở mà hầu như chẳng có thứ gỗ nào nổi được: phần lớn chìm dưới đáy nước, và mỏ neo thuyền được làm bằng gỗ, điều có vẻ hơi kỳ cục đối với người châu Âu. 

Gỗ trắc là một loại có thớ rất chặt, một độ cứng điển hình, điều đó ngăn cho côn trùng khỏi tấn công nó, mà ở Đông Dương, ít loại gỗ có thể kháng cự được lũ côn trùng này. Độ ẩm cũng ít tác động lên gỗ trắc. Màu gỗ đỏ sẫm có các đường vân tía, hoặc màu đen với các đường vân đỏ phai, tùy theo từng chủng loại khác nhau, rất đẹp mắt. 

Dệt lụa
Dệt lụa

Dụng cụ của thợ đóng đồ gỗ quý và thợ mộc Pháp sẽ bị cùn nhụt vì gỗ trắc. Người An Nam thì trái lại, họ dễ dàng thao tác với loại gỗ này, về mặt này họ ít khi làm hỏng các loại gỗ bản xứ. Ngoại trừ điều đó, họ là những thợ mộc sơ đẳng; công việc hiệu chỉnh lắp ráp đồ gỗ của họ chưa hoàn hảo là mấy, nhất là bên trong các đồ vật và trong những phần mà ta không nhìn thấy được. 

Thông thường đồ gỗ gia dụng An Nam được khảm trai có những nét cân đối khoáng đạt và rất mộc mạc. Đồ khảm trai của họ, tác phẩm của lòng kiên nhẫn và nghệ thuật, mang những ánh hồng và tím, cho chúng một vẻ phong phú đặc biệt về mặt trang trí. Đồ mỹ nghệ khảm trai, các loại khay với kiểu dáng khác nhau, văn phòng tứ bảo, giương hòm, bàn viết, điếu ống hút thuốc lào, đôi khi là những kiệt tác nho nhỏ mà chắc chắn sẽ không khiến bất kỳ phòng khách Paris nào xấu đi.

Những thợ khảm trai An Nam, chí ít là những thợ giỏi, tập trung hầu hết ở hai thành phố của Bắc Kỳ, Hà Nội và Nam Định, hai thành phố lớn. Có một sự khác biệt về sản phẩm giữa hai trung tâm đó. Những mảnh trai Hà Nội nhỏ mịn hơn; việc khảm trai được thực hiện bằng vô vàn những mảnh vỏ trai nhỏ xíu. Điều này cũng không ngăn được những người sành sỏi chuộng sản phẩm của Nam Định hơn, trong khi rất nhiều người thì ngược lại, gắn bó với những món đồ của Hà Nội.

Mặc dù nghề thêu giữa Hà Nội và Bắc Ninh ganh đua nhau. Mặc dù các nghệ nhân kéo về thủ đô ngày càng đông, Bắc Ninh có một phường nghề thêu nổi tiếng tập trung rất đông thợ, họ ở lại ngay thành phố của mình và thu hút khách hàng về đó. Các quý bà Pháp ngày nay đi du lịch, việc mà các bà chắc đã không làm một cách dễ dàng như thế và với sự an toàn như vậy vào năm 1897, để xem những nghệ nhân thêu nổi tiếng và đặt hàng ở xưởng của họ.

Tạc tượng
Tạc tượng

Bắc Ninh còn có những thợ chạm men huyền, hầu hết những thợ khảm men huyền của Bắc Kỳ đều ở đây, họ chạm những lá bạc hoặc một thứ hợp kim khác lên đồ đồng làm thành một lớp hoen màu nâu sáng rất đẹp. Họ cũng làm những chiếc khay có kích thước và hình dáng đa dạng. Những chiếc lồng ấp tay, những lư hương và nhiều đồ vật khác mang hình dáng đẹp mắt mà không hẳn có giá trị thẩm mỹ cao.

Nếu các ngành nghề mỹ nghệ được tập trung vào ba bốn thành phố ở Bắc Kỳ, thì khắp các tỉnh thành đều có các thợ thủ công mà công việc của họ rất đáng để chúng ta quan tâm. Những bàn tay thuần thục, thị hiếu bẩm sinh của giống nòi cho phép tuyển thợ làm việc thoải mái và ở bất kỳ nơi nào mà các đồ mỹ nghệ Bắc Kỳ cung ứng cho ngành thương mại xuất khẩu”.

Kinh ngạc tài tháo vát với cây tre

Không chỉ những thợ thủ công tháo vát, mà người dân Việt Nam nói chung cũng được tác giả ghi nhận có tài ứng biến và bàn tay khéo léo vô cùng. Paul Doumer kể về một kỷ niệm đáng nhớ: 

“Người dân Đông Dương dựng nhà bằng tre; mặt khác, kể cả khi một căn nhà được xây bằng gạch thì nó vẫn được bao bọc bởi một lũy tre lớn mà bản thân nó cũng đã chính là một công trình. Bờ rào, những chòi canh để trông coi hoặc để nghỉ chân khi đi săn, những cọc cừ bằng tre để ngăn sông xói mòn đất, những chiếc tời, vó và cần câu, tất cả các loại đồ dùng và dụng cụ đều được làm bằng tre. Khi đi đường, nếu cần dựng tạm lều trại, người An Nam cũng dễ dàng làm được khi có những cây tre ở ngay gần.

Tôi vẫn còn nhớ một ngày nọ ngài Đô đốc Pottier đã vô cùng sửng sốt thán phục khi được cây tre cứu khỏi tình huống khó khăn trên mạn thượng lưu sông Hồng. Tôi và vị Đô đốc này đã gặp nhau tại Lào Cai nơi chúng tôi cùng khánh thành cây cầu mà tôi đã cho xây dựng tại Nậm Thi để phục vụ cho tuyến đường sắt và đường bộ nối với Vân Nam. Lúc đó khoảng tháng 1/1902.

Được tháp tùng bởi hai sĩ quan phụ tá và một đội lính khố đỏ hộ tống, ngài Đô đốc lúc đi xe kéo, lúc đi kiệu trên con đường bộ bên sông hoặc tuyến đường sắt đang được xây dựng. Không phải cả 200 hay 250 cầu đường sắt đều đã thi công xong, nên việc đi lại vẫn khó khăn và chậm chạp.

Thợ đan mành
Thợ đan mành

Lịch trình đã được sắp xếp sao cho đoàn có thể ăn trưa, hoặc ít nhất là ăn tối và nghỉ ngơi tại một ngôi làng, hoặc trong một đồn bốt. Buổi chiều hôm ấy, ngài Đô đốc đã thấm mệt và chỉ có thể tiếp tục hành trình khi đã khá muộn và không theo đúng lịch trình đã lập. Màn đêm dần buông trong khi cả đoàn vẫn còn cách khá xa bốt nghỉ, nơi đã chuẩn bị sẵn đồ ăn và chăn. Họ buộc phải tạm nghỉ, nơi dừng chân là vùng đất nguy hiểm có hổ rình rập nên họ không đi tiếp được khi mặt trời đã lặn. 

Làm sao có thể ăn uống và nghỉ ngơi ở một nơi hoang dã như thế? Đoàn hộ tống có một ít gạo dự trữ của lính khố đỏ và vài hộp thức ăn Âu, nhưng chẳng có đồ dùng nào khả dĩ để nấu ăn, và cũng không có gì để che chắn hay để tự vệ đề phòng sự tấn công của dã thú. 

Thật may là có những rặng tre mọc hai bên bờ sông Hồng, và những người lính khố đỏ thì không rời tay khỏi những thanh mã tấu, một loại kiếm nhỏ hay dao dài bản địa. Với những thứ đó, ngài Đô đốc có thể yên tâm: ông sẽ có một chỗ nghỉ ngơi và ăn uống.

Không để mất thời gian, những người lính bắt tay ngay vào công việc. Chỉ trong vài phút, một hàng rào bằng tre dài và chắc chắn đã được dựng lên tạo thành một khu trại đủ rộng. Họ đã giải quyết được vấn đề dã thú.

Sau đó ba chiếc lều được dựng, một cho ngài Đô đốc, một cho những sĩ quan, cái còn lại cho binh lính hộ tống. Ngài Đô đốc và những viên sĩ quan trong hoàn cảnh này đã có thể nghỉ ngơi thoải mái với những chiếc chõng tre, cao khoảng 40 đến 60cm và đàn hồi như một tấm nệm lò xo cùng những chiếc gối tiện dụng. 

Một ống tre lớn còn nguyên cả mắt, vốn chứa nước rất tốt, được khéo léo cắt từng khúc thành một cái gáo, cũng có thể coi là bát, xô hay chậu. Nhờ đó, trong khi những căn lều lán được dựng lên và hoàn tất, những người lính đi kiếm và lấy nước vào những gáo tre, nhóm lửa và chuẩn bị bữa tối. Gạo và đồ hộp được nấu trong những chiếc nồi kỳ lạ làm từ những cây tre.

Thợ nhuộm
Thợ nhuộm

Vậy là chẳng khó gì để có được một bữa ăn, nhưng khi Đô đốc Pottier nhìn những thanh mã tấu trong tay của những người lính đẽo gọt ra những chiếc đĩa, thìa và cả những chiếc dĩa bằng tre cũng có ba răng y như dĩa thật, ông thấy đó quả là một sự khéo léo phi thường.

Rất lâu sau khi trở về Pháp, ngài Đô đốc vẫn kể lại câu chuyện và rất vui vẻ khoe một chiếc chăn kỳ diệu, vốn được làm ra cấp thời cũng như căn lều và bữa tối của ông trong một thung lũng ở thượng lưu sông Hồng. Ông ghi nhớ những kỷ niệm về một buổi tối mà ông bất ngờ trải qua như thế cũng như về sự khéo tay đến kinh ngạc của những người An Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Vietjet mở lại loạt đường bay kết nối Đà Lạt - Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Phú Quốc

Vietjet mở lại loạt đường bay kết nối Đà Lạt - Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Phú Quốc

(PLVN) -  Đón mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mở lại cùng lúc hai đường bay kết nối Đà Lạt – Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng trong hôm nay 7/11, và đường bay Đà Nẵng - Phú Quốc từ ngày 8/11. Các đường bay được hãng mở lại sau đại dịch COVID-19 sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách khắp trong, ngoài nước, góp phần khôi phục hoạt động kinh tế các địa phương sau đại dịch.

Đọc thêm

MobiFone Smart Travel - Chạm là đi, đi là đến

“Túi khôn du lịch” MobiFone Smart Travel.
(PLVN) - Thời đại 4.0, chuyến đi của người trẻ không giới hạn chỉ ở điểm đến. Đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Hè này, bạn trẻ đừng bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất
(PLVN) -  Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một “Di sản từ cao nguyên” đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức. Hiện Dalatmilk được nhiều hệ thống khách sạn 5 sao cùng các chuỗi nhà hàng đẳng cấp quốc tế, các “ông lớn” trong ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam và thế giới lựa chọn, tin dùng.

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh
(PLVN) - 8/3 là dịp để nam giới bày tỏ yêu thương và trân trọng tới những người phụ nữ đặc biệt. Việc chọn quà để vừa không dễ bị “bắt bài”, vừa khiến các chị em rung rinh là một vấn đề vô cùng “nan giải”. Hãy cùng DOJI khám phá những món quà để một nửa xinh đẹp của thế giới thêm phần trọn vẹn hạnh phúc trong ngày 8/3.

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024
(PLVN) - Ngoài việc đem đến cơ hội giao thương tiềm năng cho ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam, Propak Vietnam 2024 sẽ giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống - DrinkTech.

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).