Liệu đằng sau nó có là một ý đồ trục lợi, cầu may của những người muốn được “nổi tiếng” nhờ ngoại cảm?.
Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng UIA): “Tất cả những người tự xưng danh là nhà ngoại cảm đó đều là rởm hết. Họ đang ngồi “ngáp” với hy vọng vận may sẽ đến với mình. Có thể họ đang tìm kiếm sự nổi tiếng”.
Còn với Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Quân - một trong những chuyên gia về trị liệu trong phát triển tâm trí con người bằng phương pháp thôi miên lại cho rằng: Những “nhà ngoại cảm” lừa đảo sẽ không bao giờ dám ra khu vực này để giúp tìm kiếm thi thể nạn nhân.
Lý giải đơn giản, ông cho rằng: Giả xương cốt, di vật thì còn có khả năng, chứ trong trường hợp của nạn nhân Huyền là cả một thi thể của nạn nhân, “nhà ngoại cảm” nào có thể làm giả được.
Những nhà ngoại cảm thật sự đang ở đâu?. Tại sao họ không giúp gia đình nạn nhân?. Đó là những câu hỏi dư luận đang bức xúc trong thời gian qua.
Không riêng gì vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường, dư luận gần đây đang xôn xao về những “giá trị thật” của các nhà ngoại cảm.
Những ý kiến ở hai chiều về vấn đề ngoại cảm được các phóng viên của Câu chuyện Pháp luật ghi lại sẽ góp phần giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về các nhà ngoại cảm, hiện tượng ngoại cảm.
Những phân tích của các chuyên gia cũng hé lộ những khả năng trong việc đi tìm chiếc "chìa khóa" cho vụ án thương tâm của nạn nhân thẩm mỹ viện.
Mời độc giả theo dõi chùm bài viết này trên Câu chuyện Pháp luật số 150 ra ngày 5/11.
Câu chuyện Pháp luật - ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam - phát hành rộng rãi trên phạm vi cả nước với nhiều nội dung đặc sắc, thú vị.
Mời độc giả đón đọc!