Những “thánh địa” trên hành trình của Đức Phật
Được biết, Phật giáo - một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Ấn Độ. Siddhartha Gautama - hay Đức Phật, là người đã lập nên Phật giáo. Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ở Kapilavastu, đã từ bỏ đời sống phú quý tại cung điện của mình và sống cuộc đời tu hành ở tuổi 29.
Đức Phật đã đi qua nhiều nơi trong hành trình của cuộc đời mình, đặc biệt tại hai tiểu bang Uttar Pradesh và Bihar của Ấn Độ. Bước chân của ngài đã vượt qua gần 1000km từ thành Kajangla ở phía Đông đến thành Mathura ở phía Tây. Theo đó, Tam tạng kinh điển của Phật giáo (Tripitaka) là một dạng cổ văn, cung cấp cho người đọc một góc nhìn sâu sắc hơn về hành trình của Đức Phật.
Sau nhiều năm khổ hạnh và thiền định, Đức Phật đã đạt được giác ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Đến nay, quần thể đền thờ ở quận Gaya (Bang Bihar - Ấn Độ) là địa điểm hành hương quan trọng nhất gắn liền với cuộc đời của Đức Phật. Năm 2002 địa điểm này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Mặt khác, đối với các phật tử hành hương về nguồn cội, bang Bihar chính là điểm đến quan trọng nhất trong hành trình du lịch Phật giáo. Nơi đây được coi là “cái nôi” trong hành trình cuộc đời của Đức Phật đạt được sự giác ngộ, từ đó đặt nền tảng cho sự ra đời của Phật giáo. Từ góc nhìn của du lịch Phật giáo, các điểm đến không chỉ phục vụ phật tử, mà còn mở rộng phạm vi cho đông đảo khách du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng, các học giả và học viên Phật giáo.
Nhận biết điều này, chính quyền địa phương bang Bihar (Ấn Độ) đã liên kết một chuỗi các điểm đến liên quan tới các mốc quan trọng trong hành trình của Đức Phật: Bắt đầu từ Bồ Đề Đạo Tràng tới những điểm khác như: Rajgir, Nalanda, Patna, Vaishali, Lauriya Nandangarh, Lauriya Areraj, Kesariya, Vikramsila, nhằm tái hiện một chặng đường hành trình du lịch tâm linh của ngài.
Bhutan được biết đến là đất nước Phật giáo |
Theo sử sách ghi chép lại, sau khi đắc đạo dưới cây bồ đề, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi bộ từ Bồ đề đạo tràng băng rừng vượt suối qua hơn 120 km đến vườn Lộc Uyển (Sarnath) để chuyển pháp luân lần đầu tiên tại đây, còn được biết tới là Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta). Chính vì vậy mà Lộc Uyển (Sarnath) đã trở thành một trong bốn thánh địa nổi tiếng của Phật giáo.
Lộc Uyển nằm ở giữa hai con sông Hằng và Porona thuộc vùng ngoại ô Varanasi thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, miền đông bắc Ấn Độ. Đại tháp Dharmekha Stupa (Mrigadava) hoặc vườn Lộc Uyển (Sarnath) được cho là nơi thuyết pháp được truyền dạy. Đồng thời, Đức Phật đã tập hợp các đệ tử đầu tiên (sangha) tại đây để thúc đẩy học thuyết mới của mình. Bảo tàng khảo cổ gần khu vực này có một bộ sưu tập phong phú về Di tích và đồ cổ Phật giáo.
Ngài cũng được cho là đã du hành đến Rajagaha, Nalanda, Patna, Urvela và Lativanna. Các tu viện đã được ngài đặt chân đến được xác định bởi nhà khảo cổ học bao gồm Ghositarama, Jivakarama, Jetavana và Veluvana.
Trong đó, từ những tàn tích của một số ngôi đền được khai quật, các nhà khảo cổ cho rằng Đức Phật đã viếng thăm Nalanda nhiều lần trong suốt cuộc đời của mình. Nhiều học giả Phật giáo nổi tiếng đã nghiên cứu hoặc giảng dạy tại Nalanda, và “hạt giống” của các Phật giáo Mahayana đã được nở rộ tại nơi đây.
Cuối cùng, Kushinagar ở miền đông tiểu bang Uttar Pradesh là nơi Đức Phật lựa chọn cho việc nhập Niết Bàn. Kushinagar được coi như là thủ đô của cộng hoà Malla, một trong những nước cộng hoà thuộc miền Bắc Ấn, suốt thế kỷ thứ 6 và thứ 5 trước công nguyên. Kushinagar được nhận dạng hiện nay với ngôi làng Kasia, 51 km từ thị xã Gorakhpur ở miền đông của bang Uttar Pradesh, Ấn độ.
Tại đây, Đức Phật đã thuyết pháp bài giảng cuối cùng của mình. Nơi tôn kính này còn được cho là nơi ngài đã tự do khỏi vòng luân hồi sinh tử (Maharinarinvana). Ngài được hỏa táng tại Bảo tháp Ramabhar. Theo đó, hài cốt phàm trần của ngài được bảo quản trong tám Đài tưởng niệm. Sau này, vua Ashoka đã phân chia thành 84.000 phù đô (Stupas) trên khắp vương quốc của ông và cả ngoại quốc. Theo truyền thống của Phật giáo, phù đồ là ngôi mộ chôn giữ một phần xá Lợi (di thể của Đức Phật), đồng thời cũng là nơi để tưởng niệm Đức Phật.
Borobudur tại Indonesia được biết đến là ngôi đền Phật giáo lớn nhất |
Du lịch Phật giáo trên thế giới
Từ những vân du của Đức Phật, khắp vùng đồng bằng của thung lũng sông Hằng (Ganga valley) ngày nay tinh thần này đã lan toả mạnh mẽ đến vùng Đông Nam Á. Phật giáo hiện đã trở nên phổ biến hầu hết các châu lục. Theo thống kê của YesBank (Ấn Độ) năm 2014, có khoảng 488 triệu phật tử trên thế giới, chiếm 7% tổng dân số toàn cầu. Do đó, Phật giáo thành tôn giáo lớn thứ 4 trên thế giới.
Phật giáo đã phát triển thành ba nhánh chính: Đại thừa, Tiểu thừa và Kim cương thừa. Mặc dù có sự khác biệt giữa ba nhánh về khu vực phát triển và các trường phái tư duy, Phật giáo vẫn giữ được bản sắc độc đáo của mình. Các đệ tử đã truyền bá Phật giáo vượt ra khỏi biên giới đất nước Ấn Độ và đến tận Đông Nam Á, nơi những hệ tư tưởng này đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa và truyền thống.
Bản đồ cho thấy các khu vực khác nhau của Đông Nam Á và sự liên kết của họ với các nhánh cụ thể. Đại thừa - hình thức được chấp nhận rộng rãi nhất, tập trung phần lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Phật giáo Nguyên thủy (Tiểu thừa) - chi nhánh lớn thứ hai, tập trung ở các quốc gia như Thái Lan, Miến Điện (Myanmar), Sri Lanka, Lào và Campuchia. Kim cương thừa - nhánh nhỏ nhất trong ba nhánh chính, tập trung ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan và Mông Cổ.
Cụ thể, tại Trung Quốc, các nhà sư Ấn Độ đã đi về phía Bắc qua con đường tơ lụa để truyền Phật giáo và đạt đến đỉnh cao trong triều đại nhà Tùy (589-617 sau CN) và nhà Đường (618-907 sau CN). Dù rất nhiều đền thờ và các kiến trúc tôn giáo truyền thống đã bị chê bai và đập phá trong cuộc Cách mạng văn hóa năm 1966. Trong vài thập kỷ qua, chính quyền địa phương ở Trung Quốc khuyến khích thực hiện các dự án phát triển và phục hồi các ngôi chùa Phật giáo để thúc đẩy ngành du lịch, do những ngôi đền này thu hút nhiều phật tử và những người quan tâm, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Chính quyền địa phương ở Trung Quốc khuyến khích thực hiện các dự án phát triển và phục hồi các ngôi chùa Phật giáo để thúc đẩy du lịch |
Còn tại Thái Lan, Theravada được cho là hình thức Phật giáo đầu tiên được giới thiệu ở Thái Lan vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước CN. Kể từ đó, Phật giáo dưới nhiều hình thức khác nhau: Đại thừa, Miến Điện (ngoại đạo), Tích Lan (Landkavamsa) đã ảnh hưởng đến văn hóa ở Thái Lan. Được đặt tên là Vùng đất của những chiếc áo cà sa, Phật giáo là tôn giáo chính ở Thái Lan.
Thái Lan với một số ngôi chùa Phật giáo và di sản thế giới cùng với di sản thiên nhiên phong phú đã thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Một bộ phận của Chính phủ hiện nay giám sát các ngôi chùa và tu sĩ Phật giáo. Các tổ chức và giáo sĩ Phật giáo đang được Chính phủ cấp các lợi ích đặc biệt, cũng như chịu sự giám sát của Chính phủ.
Còn tại Bhutan, còn được biết đến là đất nước Phật giáo, mật tông Mahaya phổ biến nhất, được thành lập bởi Đạo sư Gurpa vào thế kỷ thứ tám. Ông đã thiết lập hệ thống kép của tôn giáo và Chính phủ thế tục. Phật giáo Kim Cương thừa là quốc giáo của Bhutan.
Nhiều năm qua, các sáng kiến được thực hiện bởi Chính phủ đất nước này như: Chính phủ hỗ trợ tài chính thông qua các khoản trợ cấp hàng năm cho tu viện Phật giáo, điện thờ, tăng ni, ni cô; việc xây dựng nhiều chorten (bảo tháp) trong cả nước được Chính phủ hỗ trợ; đặc biệt là các hoạt động thúc đẩy các công trình du lịch theo hướng bảo vệ di sản văn hóa và môi trường.
So với các nước trên, Indonesia có ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới - Borobudur ở Trung Java, được xây dựng vào thế kỷ thứ 9. Hiện, kế hoạch tổng thể để khôi phục Borobudur đã được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia UNESCO. Theo đó, việc khôi phục chính đã được thực hiện và được tuyên bố là một di sản của UNESCO vào năm 1991.
Chính phủ đã tổ chức thành công Borobudur International 10K, một lễ hội với sự kết hợp độc đáo giữa du lịch và thể thao. Cuộc thi có ba nhánh danh mục chính: Danh mục chung (vận động viên chuyên nghiệp quốc tế, vận động viên quốc gia, vận động viên quốc tế và quốc gia), Danh mục địa phương (công dân của Trung Java và Yogyakarta) và Danh mục sinh viên. Điều này đã giúp thu hút các vận động viên và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Không chỉ ở châu Á, Phật giáo cũng đang đạt được tầm ảnh hưởng ở phương Tây, châu Mỹ và châu Âu. Cụ thể, đây là một trong những tôn giáo lớn nhất ở Hoa Kỳ. Phật giáo tham gia xã hội đã phát triển ở Hoa Kỳ, nơi áp dụng các giá trị Phật giáo cho các vấn đề xã hội lớn hơn, bao gồm các mối quan tâm về chiến tranh và môi trường…