Mua thực phẩm online: Liệu có phải giải pháp an toàn?

Lựa chọn thực phẩm sạch qua mạng, người tiêu dùng phải tỉnh táo, tránh tiền mất tật mang
Lựa chọn thực phẩm sạch qua mạng, người tiêu dùng phải tỉnh táo, tránh tiền mất tật mang
(PLO) -Trước hàng loạt thông tin thực phẩm không đảm bảo chất lượng, nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua thực phẩm sạch được bán online.

 Rau củ sạch, thực phẩm sạch là những sản phẩm được rao bán nhiều nhất trên các diễn đàn mạng. Nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng khi hàng chợ không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều nhà cung cấp tổ chức bán rau sạch, thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Bên cạnh các thực phẩm tươi sống, nhiều đặc sản của các vùng miền như nem chua Thanh Hóa, thịt trâu gác bếp Tây Bắc, măng tươi Lạng Sơn... Thậm chí, nhiều cơ sở còn nhận cung cấp cả các món ăn vặt như nem chua rán, chân gà ngâm sả ớt, sữa chua nếp cẩm, bánh ngọt… Tất cả đều được gắn mác “sạch” kèm với lời quảng cáo “của nhà làm, đảm bảo an toàn”. Vậy nhưng, bên cạnh những cơ sở bán hàng có uy tín, không ít cơ sở kinh doanh theo hình thức “3 không”: không hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc,  không đăng ký chất lượng vệ sinh ATTP.

Trong cơn “khát” thực phẩm sạch, lo sợ bệnh tật từ việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng đã tìm đến các quảng cáo này như một lẽ đương nhiên. Nhưng người tiêu dùng có tận mắt chứng kiến những nơi này sản xuất, sơ chế rau, thực phẩm đâu mà lại tin họ khẳng định là “sạch”. Đặc biệt, những nơi đó có được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau, thực phẩm an toàn hay không? Trong quá trình sản xuất, chế biến có cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hay không? Hàng loạt câu hỏi đang bỏ ngỏ, nhưng người tiêu dùng vẫn mua dựa trên niềm tin với người bán.
Nhiều cửa hàng đua nhau kinh doanh thực phẩm sjach qua mạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
 Nhiều cửa hàng đua nhau kinh doanh thực phẩm sjach qua mạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhận thấy nhu cầu đối với thực phẩm “sạch” của người tiêu dùng ngày càng cao, chị Mai Thu Hương (Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy) nhận cung cấp thực phẩm sạch qua mạng xã hội. Theo như chị Hương quảng cáo thì đây đều là những thực phẩm được chị nhập từ người quen, bạn bè thân thiết ở các tỉnh chuyển về Hà Nội nên có thể hoàn toàn yên tâm với nguồn gốc, độ an toàn.

Do phải làm việc cơ quan trong giờ hành chính nên chị Hương thuê hẳn một nhân viên trông coi, bán hàng tại quán, một nhân viên chuyên đi chuyển các đơn hàng. Mặc dù giá của các loại thực phẩm “sạch” tại cửa hàng chị Hương không hề rẻ, đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thị trường nhưng cửa hàng khá đông khách. Theo chị Hương tiết lộ, ngoài đủ tiền trả lương cho nhân viên, mỗi tháng, số tiền lãi chị thu về từ cửa hàng thực phẩm sạch cũng lên đến gần chục triệu đồng.
Thực tế, loại hình kinh doanh thực phẩm qua mạng này không khác gì thức ăn đường phố. Đối với các mặt tươi sống như rau, thịt, người tiêu dùng không thể kiểm chứng được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, không có bằng chứng để chắc chắn sản phẩm này được nhập từ một cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn. Đối với các món ăn được chế biến sẵn lại càng khó đảm bảo ATTP hơn, bởi nó được chế biến ở các cơ sở nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để sản xuất thức ăn với số lượng lớn.

Theo quy định mới nhất của Bộ Công Thương, từ ngày 20/1/2015, mọi hoạt động kinh doanh qua mạng sẽ phải kê khai thông tin và đóng thuế. Do đó, cơ sở kinh doanh phải cung cấp thông tin gồm: tên, trụ sở thương nhân, tổ chức hoặc tên, địa chỉ thường trú cá nhân cùng các chứng thực đăng ký kinh doanh của cá nhân. Tuy nhiên, do nhiều trở ngại trong việc xác định các cơ sở kinh doanh online nên cho đến thời điểm này, Sở Công Thương vẫn chưa thể triển khai việc quản lý kinh doanh qua mạng nói chung và quản lý kinh doanh thực phẩm trên facebook nói riêng. Chính vì vậy, các cơ sở này vẫn đang vô tư hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Có lẽ vậy, nên việc "tuồn" những thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng của những chủ buôn kiểu này cũng là điều dễ hiểu.

Để đảm bảo an toàn trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAPvà được công nhận là rau “an toàn”, người nông dân phải trải qua lớp tập huấn kiến thức, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật nghiêm ngặt (có tới 30 quy trình kỹ thuật). Các bước sản xuất rau an toàn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cán bộ bảo vệ thực vật. Đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định và tuân thủ thời gian cách ly khi thu hái cũng đều phải giám sát. Ngay cả khi sơ chế, đưa rau ra thị trường cũng đều có quy trình, kỹ thuật và dán tem nhãn để quản lý cũng như cho người tiêu dùng nhận biết.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, người tiêu dùng nên cân nhắc khi sử dụng những loại thức ăn được bán qua mạng không rõ nguồn gốc, nhất là đồ ăn ngay, ăn nhanh. Bởi những loại thực phẩm đó trong quá trình vận chuyển đến tay người dùng thường không bảo đảm, thậm chí không được bảo quản trong những thiết bị vận chuyển chuyên dụng theo quy định về vệ sinh ATTP, có thể nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp. Chính vì vậy, nếu thực khách dễ dàng tin vào lời quảng cáo “của nhà làm, đảm bảo bảo an toàn” mà vô tư sử dụng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Đây là vấn đề khó có thể ngay lập tức giải quyết được.

Đọc thêm

Phát huy vai trò của 'thương lái' trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

Phát huy vai trò của 'thương lái' trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo
(PLVN) -  Ngày 2/5, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp với Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tổ chức hội thảo “Phát triển liên kết bền trong chuỗi giá trị lúa gạo”. Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã bàn luận về vai trò của đội ngũ thương lái trong chuỗi liên kết giá trị ngành hàng lúa gạo.

Hệ thống điện 'căng mình' mùa nắng nóng

Phụ tải đỉnh vừa lập đồng nghĩa với lượng tiêu thụ điện tăng tương đương công suất đặt của 2 NMTĐ Lai Châu, Hòa Bình.
(PLVN) - Mới bắt đầu vào những ngày cao điểm nắng nóng nhưng phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia đã lập kỷ lục mới. Điều này gây lo ngại khi những ngày “lập đỉnh” của 2 năm gần đây rơi vào tháng 6 và tháng 7.

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.