Phú Quốc đón dòng vốn lớn

(PLO) - Khoảng 8 tỷ USD (168.000 tỷ đồng) là số vốn đầu tư cam kết đổ vào Phú Quốc tính tới thời điểm này. Sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư lớn như Vingroup hay Sun Group…cùng dòng vốn lớn đang tạo nên sức bật mạnh cho Đảo Ngọc giàu tiềm năng.
Phú Quốc đón dòng vốn lớn
 “Mỏ vàng” của du lịch Việt Nam
Không phải ngẫu nhiên mà khách du lịch “phát sốt” với Phú Quốc. Với đường bờ biển dài hơn 150 km, có nhiều bãi biển đẹp, hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, nắng ấm quanh năm, không có bão và chỉ cách các trung tâm du lịch lớn ở Đông Nam Á 1-2 giờ bay, nên Phú Quốc được coi là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng nhất cả nước. Thậm chí, Phú Quốc được kỳ vọng sẽ sánh ngang với địa danh du lịch nổi tiếng trong khu vực là Phuket của Thái Lan hay Bali của Indonesia. 
Thực tế, suốt nhiều năm liền, Phú Quốc như “nàng công chúa ngủ quên”, bởi giao thông khó khăn. Sau khi sân bay mới khai trương, hệ thống đường giao thông trên đảo được xây dựng, có thêm các khu nghỉ dưỡng mới, thì du lịch Phú Quốc mới thực sự bùng nổ. 
Các nhà đầu tư cũng vì thế đã chạy đua đổ vốn vào Phú Quốc để thỏa mãn nhu cầu lưu trú và giải trí của du khách. Tính đến cuối tháng 9/2015, huyện đảo đã thu hút hơn 202 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 168.000 tỷ đồng.  
Chẳng hạn, Vingroup đang dẫn đầu với hàng loạt các dự án: Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Villas Phú Quốc, Khu vườn bách thú hoang dã Safari, sân golf…Tiếp nối là Sun Group với số vốn đăng ký là 8.627 tỷ đồng bao gồm các dự án Khu nghỉ dưỡng J.W Mariott, Ritz-Carlton Resort & Spa, Premier Village Phú Quốc Resort, The Sebel, Dự án cáp treo dài nhất thế giới và quần thể Khu vui chơi giải trí biển Hòn Thơm…
Hấp lực sẽ ngày càng gia tăng cùng với sự xuất hiện của những sản phẩm du lịch mới. Đó là khu vui chơi giải trí Vinpearl Land với công viên nước, khu vui chơi cảm giác mạnh, thủy cung đã đi vào hoạt động, vườn thú Safari rộng 500 ha với 10 khu tham quan sẽ mở cửa đầu năm tới. Ngoài ra, Sun Group cũng đang đầu tư xây dựng khu cáp treo vượt biển dài nhất thế giới và khu vui chơi giải trí biển với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng. 
Một tổ hợp hơn chục sân golf và khu nghỉ dưỡng có casino cũng đang được xúc tiến đầu tư, góp phần làm thay đổi diện mạo của Đảo Ngọc. 
Bùng nổ vượt mong đợi
Không ai phủ nhận du lịch Phú Quốc đang tăng tốc, nhưng tốc độ tăng trưởng cao tới mức không ai có thể dự đoán được. 
Năm 2013 được coi là bước ngoặt của du lịch Phú Quốc khi lượng du khách đến với Đảo Ngọc bứt phá ngoạn mục, lên đến 622.000 lượt, tăng tới 53% so với năm trước đó. Nhưng chỉ một năm sau, kỷ lục đã bị phá vỡ, khi tổng số du khách đạt hơn 1,05 triệu lượt, tức là tăng tới 69% so với năm 2013. 
Những tưởng, Phú Quốc khó có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao như vậy. Chính ngành du lịch tỉnh Kiên Giang cũng tỏ ra thận trọng khi chỉ đặt mục tiêu thu hút du khách đến Phú Quốc năm nay tương đương với năm ngoái. Nhưng vượt cả mong đợi, du lịch Phú Quốc tiếp tục bùng nổ. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang, Phú Quốc đã đón tới 1,2 triệu lượt khách trong 9 tháng đầu năm 2015. 
Cứ đà này, chẳng mấy chốc Phú Quốc sẽ sớm đón 2-3 triệu lượt du khách như mục tiêu đã được đặt ra vào năm 2020 trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc giai đoạn 2006 - 2020.
Ngành hàng không đã “châm ngòi” cho sự bùng nổ của Phú Quốc khi đưa sân bay mới với công suất 2,65 triệu lượt khách/năm vào khai thác năm 2012. Nhờ vậy, “nút thắt” quan trọng đối với sự phát triển của Đảo Ngọc đã được tháo gỡ. Từ đó, du lịch Phú Quốc vào guồng tăng tốc và càng có cơ hội bùng nổ mạnh mẽ hơn. 
Theo kế hoạch, đến năm 2020, sân bay sẽ được mở rộng, nâng công suất lên 4 triệu lượt khách. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ sớm quá tải do du khách đổ về Phú Quốc ngày càng nhiều, ngành hàng không buộc phải lên kế hoạch hoàn thành việc mở rộng sân bay sớm hơn 3 năm so với dự kiến.
Giải tỏa cơn khát
Do sức hấp dẫn ngày càng lớn nên Phú Quốc tiếp tục đối diện với nguy cơ thiếu hụt khách sạn. Đã có những thời điểm, du khách không thể đặt được phòng ở Phú Quốc.
Thực tế này khiến Phú Quốc đang nổi lên là điểm kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng tốt nhất Việt Nam, với công suất phòng và giá phòng luôn duy trì ở mức cao. Công ty tư vấn bất động sản CBRE nhận định, sự bùng nổ về du lịch Phú Quốc đang mang lại cơ hội mà các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khó có thể bỏ lỡ. 
So với Đà Nẵng và Nha Trang, Phú Quốc đang có sức hút lớn hơn. Năm nay, các nhà đầu tư đã đặt mua 524 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại Phú Quốc với giá từ 750.000 - 1,5 triệu USD/căn. 
Mặc dù vậy, do mới ở giai đoạn đầu bùng nổ nên nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc vẫn hạn chế. Từ đầu năm đến nay, chỉ có dự án Vinpearl Resort & Villas chào bán biệt thự nghỉ dưỡng nên không thỏa mãn được “cơn khát” của các nhà đầu tư.
Sự xuất hiện của Sun Group, tập đoàn đầu tư du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hàng đầu Việt Nam với những dự án đã thành danh như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort (khu nghỉ dưỡng được trao giải sang trọng nhất thế giới năm 2014), khu biệt thự nghỉ dưỡng Premier Village Đà Nẵng Resort, khu du lịch Bà Nà Hills, khách sạn Novotel Premier Han River, các khu phức hợp giải trí quy mô lớn với hệ thống cáp treo tại Hạ Long và Sapa…, sẽ tăng thêm sức hút cho Phú Quốc đối với các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. 
Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…