Thông tin kinh phí dỡ tòa Hàm cá mập hết 18 tỷ đồng là chưa chính xác

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, thông tin kinh phí phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập hết 18 tỷ đồng chưa chính xác.
Toà nhà Hàm Cá mập dự kiến sẽ bị dỡ bỏ trước 30/4/2025.
Toà nhà Hàm Cá mập dự kiến sẽ bị dỡ bỏ trước 30/4/2025.

Ngày 18/3, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm xác nhận thông tin đã gửi tờ trình lên UBND thành phố Hà Nội về việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án mở rộng Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Theo đó, tổng diện tích phạm vi nghiên cứu quy hoạch, cải tạo Quảng trường khoảng 1,2 ha. Phía Bắc quảng trường giáp phố Hàng Gai và Cầu Gỗ, phía Nam giáp hồ Hoàn Kiếm và nhà Thủy Tạ, phía Đông giáp phố Hồ Hoàn Kiếm, phía Tây giáp tòa nhà Hồng Vân - Long Vân.

Trong phạm vi lập quy hoạch quảng trường hiện có tòa nhà "Hàm cá mập" được xây dựng từ đầu những năm 1990, do Tổng công ty vận tải Hà Nội quản lý, diện tích đất khoảng 390m2, diện tích sàn sử dụng khoảng 1.600m2.

Theo quy hoạch chi tiết được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2021, khu đất Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục nằm trong đất giao thông, dự kiến bố trí bãi đỗ xe ngầm; còn khu đất tòa nhà "Hàm cá mập" có chức năng đất công cộng.

Căn cứ theo phương án nghiên cứu thiết kế quy hoạch, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm dự kiến phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" trước 30/4.

Trước số liệu khái toán kinh phí phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" hết khoảng 18 tỷ đồng, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, thông tin trên chưa chính xác.

Cụ thể, dự toán 18 tỷ đồng sẽ cho chi cho các phần việc, gồm: Phá dỡ công trình "Hàm cá mập"; di chuyển trạm biến áp lớn của khu vực; hoàn trả mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật; hoàn trả, chỉnh trang mặt đứng công trình liền kề sau khi phá dỡ.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, hạng mục di chuyển trạm biến áp với số kinh phí tương đối lớn sẽ do điện lực Hoàn Kiếm phụ trách và chi trả kinh phí, khiến số tiền 18 tỷ đồng dự toán sẽ giảm đáng kể.

Trước đó vào chiều 14/3, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức họp cùng các đơn vị liên quan về quy trình tháo dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" nằm cạnh hồ Gươm. Qua đó, tòa nhà này sẽ được phá dỡ trước ngày 30/4/2025.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, riêng với tòa nhà “Hàm cá mập” có diện tích gần 500 m2, sau khi được hạ giải sẽ đáp ứng được cho quảng trường giao thông, đảm bảo kết nối giữa phố cổ, hồ Gươm và một số tuyến phố liền kề như Đinh Liệt, Cầu Gỗ, tạo thành chỉnh thể không gian giao thông, đây sẽ là quảng trường giao thông, phục vụ nhân dân.

Sau khi được hạ giải, kết hợp với không gian xung quanh, Hà Nội sẽ có được một quảng trường rộng 12.000 m2, đây là không gian hiếm hoi phục vụ nhân dân và các kỳ cuộc, lễ lớn của thành phố cũng như của quốc gia.

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…