Phương án sắp xếp, xử lý trụ sở tại Hà Nội sau sáp nhập

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND TP Hà Nội mới ban hành Công văn về việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới nhằm mục tiêu hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, đối với trụ sở, công sở của các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc TP Hà Nội, các phòng chuyên môn thuộc cấp huyện, UBND cấp xã sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, trước mắt, các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố sử dụng nguyên trạng trụ sở, công sở trước sắp xếp, tinh gọn, bộ máy, xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính; Đồng thời, rà soát, xây dựng phương án bố trí, sắp xếp lại trụ sở, công sở ổn định, lâu dài thuộc phạm vi quản lý, gửi Sở Xây dựng tổng hợp. Hoàn thành trong tháng 3/2025.

UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố phương án tổng thể bố trí, sắp xếp lại trụ sở, công sở ổn định, lâu dài của các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm liên thông, đồng bộ, phù hợp hoạt động hiệu quả. Hoàn thành trong tháng 5/2025.

Trên cơ sở phương án tổng thể được UBND TP Hà Nội chấp thuận, các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố khẩn trương kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các trụ sở, công sở dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt theo quy định. Hoàn thành trong tháng 06/2025.

Trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề xuất của Sở, ban, ngành, đơn vị, Sở Tài chính chủ trì rà soát, tham mưu UBND Thành phố xem xét, quyết định việc sắp xếp lại, xử lý ngay cơ sở nhà, đất để bố trí làm trụ sở, công sở của Sở, ban, ngành, đơn vị, không chờ đến khi phương án tổng thể được phê duyệt.

UBND quận, huyện, thị xã chủ động bố trí, sắp xếp trụ sở, công sở cho các phòng chuyên môn thuộc cấp huyện, UBND cấp xã sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; Khẩn trương lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các trụ sở, công sở dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.

Đối với trụ sở, công sở khác, các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai các nội dung theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 217/UBND-KTTH ngày 20/01/2025 về thực hiện Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với cơ sở nhà, đất của Trung ương, UBND TP Hà Nội giao UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường thị trấn thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên địa bàn hiện không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kiến nghị Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chuyển giao hoặc thu hồi về Thành phố quản lý, xử lý theo quy định.

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…