Tiếp vụ Megastar: Thua tan tác trên “sân nhà”, do đâu?

(PLO) - Năm 2006 Luật Điện ảnh ra đời, đặt mục tiêu: “Đầu tư xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại hoá công nghiệp điện ảnh, nâng cao chất lượng phim, phát triển quy mô sản xuất và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân...”. Thế nhưng gần 10 năm trôi qua, đó vẫn là một viễn cảnh xa vời. 
Khi rạp chiếu bóng thành bãi gửi xe
Thực tế hiện nay hàng loạt rạp chiếu phim hoặc bị bỏ phế, hoặc bị bán tống bán tháo, thậm chí bị đập bỏ, chuyển đổi công năng. Chẳng hạn như tại TP.Hồ Chí Minh, sau 30/4/1975 có khoảng 50 rạp chiếu phim thì nay hoàn toàn biến mất. Rạp Cầu Bông nổi tiếng một thời nay được trưng dụng làm quán cà phê bi-da. Rạp Minh Châu (369 Lê Văn Sỹ, quận 3) thì biến thành mặt bằng cho thuê làm siêu thị. 
 
Rạp Lệ Thanh ở quận 5 hàng chục năm nay bỏ trống, không diễn cũng không chiếu phim. Rạp Quốc tế tại 343 Phạm Ngũ Lão, quận 1 nay là cao ốc 18 tầng cho thuê căn hộ cao cấp thuộc sở hữu của một công ty liên doanh. Rạp Thanh Vân (360A, Cách Mạng Tháng Tám, quận 3) được tạm giao cho Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP làm kho nhạc cụ và nơi tập của dàn nhạc. Rạp Vinh Quang (59 Pasteur, quận 1) thành tòa nhà thương mại - văn hóa đa năng. 
Khách sạn Rex trước đây có hai rạp chiếu phim thì một trong hai rạp ấy từ hàng chục năm nay đã phải nhường chỗ cho hoạt động khác, để rồi năm 2009 tại đây khánh thành tòa nhà mới của Rex. Rạp chiếu bóng Măng Non trên đường Đồng Khởi, sau một thời gian dài từ năm 1979 đến năm 2009 được chuyển thành sân khấu múa rối dành cho thiếu nhi, nay là tòa nhà Eden của Vincom. Thảm nhất là rạp Đại Quang (quận 5), nơi giải trí được nhiều người ưa thích nay biến thành bãi giữ xe, rửa xe… 
Hay như ở Đà Lạt, trước có tổng cộng 4 rạp thì nay đều bị xóa sổ: Rạp Ngọc Lan được giao cho tư nhân để xây khách sạn; rạp Ngọc Hiệp thành khu siêu thị, thương mại; Rạp 3/4 và rạp thuộc Nhà Thiếu nhi cũng bị đập bỏ để xây dựng công trình khác theo quy hoạch của chính quyền sở tại. 
Số phận các rạp chiếu phim tại các địa phương khác cũng trong tình trạng tương tự. Thiếu rạp khiến cho đầu ra của các hãng phim bị mắc kẹt, nhất là vào các mùa “chạy” phim Tết. 
Sản xuất phim cũng không khá hơn. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, khi Luật Điện ảnh có hiệu lực, mỗi năm các hãng phim Nhà nước và tư nhân trong nước sản xuất được 8 phim truyện nhựa, 5 phim truyền hình, 3 phim hoạt hình, 4 phim tài liệu… Nghĩa là mỗi năm, nền điện ảnh nước nhà chỉ xuất xưởng vỏn vẹn dưới 10 bộ phim cho mỗi thể loại để phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân! 
Nhà biên kịch, phê bình điện ảnh Sâm Thương từng kêu lên: “Nghịch lý của Điện ảnh Việt Nam là không có rạp chiếu nhưng vẫn sản xuất ra những bộ phim đắt nhất thế giới”.
Một số nhà đầu tư tư nhân cũng cố gắng tìm cách bứt phá trong việc sản xuất phim, tổ chức cụm rạp chiếu, tiếc thay, họ  là những cánh én lẻ loi không thể làm nên mùa xuân cho nền điện ảnh nước nhà. 
Và câu chuyện chính sách
“Thị trường của ta, ta chê, ta bỏ với đủ thứ lý do (nào không có phim, nào không có tiền, nào không có khán giả) trong khi các công ty nước ngoài lại nhìn thấy đó là “con gà đẻ trứng vàng”. Cho nên, chuyện Megastar nhanh chân chớp lấy cơ hội, trở thành đại gia và bây giờ làm mưa làm gió với các doanh nghiệp trong nước âu cũng chẳng phải không có căn nguyên từ đây” - bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM phát biểu.  
Trong khi khuôn khổ chính sách vẫn có ý bảo hộ cho nhiều ngành kinh tế thì thị trường điện ảnh Việt Nam mở toang cửa cho đầu tư nước ngoài. Được cấp giấy phép đầu tư vào năm 2004, Megastar là một doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC) và Công ty Envoy Media Limited của British Virgin Island (BVI). 
Thời điểm đó chưa có Luật Điện ảnh nhưng ngay cả khi Luật này được ban hành vào năm 2006 thì hành lang cho nhà đầu tư nước ngoài cũng khá dễ dãi. Chính vì vậy, Megastar có cả chức năng nhập khẩu, phân phối phim lẫn mở rạp chiếu. 
Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư ngoại cũng không bị hạn chế khi Envoy Media Limited thoạt đầu chiếm tới 80% vốn, và sau đó “lách luật” nâng lên 90% trong liên doanh. Nay Tập đoàn CJ-Hàn Quốc coi như đã thâu tóm 100% qua công ty con CGV Việt Nam (CGV VN).
Trong một thị trường gần như bị bỏ ngỏ, thiếu lộ trình chuẩn bị, lại được PNC tiếp tay, CGV VN đã nhanh chóng chiếm lĩnh “trận địa” mà không gặp phải sức kháng cự đáng kể nào từ các công ty trong nước. 
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, CGV VN đang nắm khoảng 90% doanh thu của thị trường phim nhựa nhập khẩu Việt Nam. Hiện nay, CGV VN đã thiết lập được một mạng lưới rạp chiếu phim hiện đại gồm 24 cụm rạp với 154 phòng chiếu trải dài từ Hải Phòng, Hà Nội đến Đà Nẵng, Đồng Nai, TP.HCM. Nhưng đây chưa phải là con số cuối cùng vì theo dự án, trong thời gian tới, CGV VN sẽ xây thêm nhiều cụm rạp, mỗi cụm từ 8-12 rạp. 
Chứng kiến trận thua tan tác trên sân nhà, nhiều người có tâm với nghề không khỏi thảng thốt. Phải chăng nếu việc mở cửa thận trọng, có lộ trình rõ ràng để các doanh nghiệp trong nước chuẩn bị thì có thể đã không xảy ra nông nỗi này?
Phim nhập khẩu một mặt giúp cho người dân được tiếp cận với điện ảnh của thế giới nhưng mặt khác lại gây sức ép cạnh tranh nặng nề lên việc sản xuất phim trong nước. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Điện ảnh Sài Gòn, phim nhập chiếu tại rạp hiện nay chiếm tỷ lệ tới 90-95%. 
Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn của điện ảnh nước nhà mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến cả văn hóa, đạo đức xã hội. Điều này có phù hợp với mục tiêu xây dựng nền điện ảnh Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như Luật đề ra hay không? 
Trong quá trình sửa đổi Luật Điện ảnh, cơ quan chức trách có vẻ cũng đã nhận ra vấn đề. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời thực thi đúng cam kết WTO, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009 đã quy định lại theo hướng chỉ cho phép vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 51% vốn pháp định. 
Như vậy, thị trường điện ảnh bắt đầu được điều chỉnh, khép bớt sau nhiều năm mở toang cửa cho đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc sửa đổi có lẽ đã quá muộn và chỉ chừng ấy thôi thì rất khó vực dậy một nền điện ảnh đang gặp muôn vàn khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam
(PLVN) - “Tập đoàn TH và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tự tin trong hành trình “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng hành cùng Chính phủ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050” – ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH chia sẻ tại Lễ công bố Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, tối 4/11 tại Hà Nội.

Chính sách ưu việt giúp Vietjet thu hút nhân tài

Chính sách ưu việt giúp Vietjet thu hút nhân tài
(PLVN) - Với đặc thù đội ngũ lao động đa quốc tịch, làm việc trên phạm vi quốc tế, cả dưới mặt đất và trên bầu trời, thời gian làm việc 24/24 tiếng, bao gồm cả các dịp lễ tết, việc đảm bảo chính sách cho người lao động được Vietjet đặc biệt chú trọng.

Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, 'phủ xanh' Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast

Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, 'phủ xanh' Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast
(PLVN) - Hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững, đồng thời góp phần vào cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", ngày 3/11/2024, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp cùng Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ VinFast đã tổ chức chương trình “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, phủ xanh Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast, vì tương lai xanh Việt Nam” tại Nhà Đa năng của Công ty.