Tiếp vụ Megastar: “Âm mưu” vô hiệu hóa nhóm cổ đông lớn

Quang cảnh Đại hội đồng cổ đông PNC
Quang cảnh Đại hội đồng cổ đông PNC
(PLO) - Sau lần thứ nhất không thành, ngày 16/7 Cty CP Văn hóa Phương Nam tiếp tục tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần hai. Diễn ra rất căng thẳng ngay từ khi khai mạc và cổ đông đã bác toàn bộ tờ trình của hội động quản trị vì cho rằng có quá nhiều khuất tất.  
Trách nhiệm của đại diện vốn nhà nước ở đâu?
Trong khi xảy ra hàng loạt vấn đề nóng tại Cty CP Văn hóa Phương Nam (PNC) thì vai trò của đại diện vốn nhà nước tại PNC (TCty Liksin, sở hữu 15% vốn điều lệ) lại hết sức mờ nhạt, hầu như không có bất kỳ động thái nào để bảo vệ quyền lợi  cổ đông và cũng chính là bảo vệ mình. 
Đáng chú ý, trước cáo buộc của nhóm cổ đông đại diện 60% vốn điều lệ  về “nghi án” bán rẻ khối tài sản giá trị 20 triệu USD đổi lấy khoản nợ 400.000USD, thay vì yêu cầu làm cho rõ trắng - đen thì không hiểu vì lý do gì đại diện phần vốn nhà nước vẫn cho rằng “điều này không gây thất thoát tài sản, trái lại đã giúp cho PNC có thu nhập” (?).
Như Pháp luật Việt Nam số ra ngày 13/7 đã đề cập, theo giấy phép đầu tư của Megastar thì phía Envoy (bên liên doanh nước ngoài) thuộc sở hữu của Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) chỉ được phép sở hữu tối đa 80% vốn điều lệ, PNC sở hữu 20%. Tuy nhiên, năm 2008 khi Megastar tăng vốn điều lệ lên gấp đôi thì PNC đã tự ý chuyển nhượng quyền góp vốn này cho Envoy để “đổi” lấy 400.000USD tiền nợ. 
Cho nên thực chất vốn góp của PNC hiện nay trong Megastar chỉ còn 10%. Kèm theo việc chuyển nhượng này, các quyền khác của PNC tại Megastar cũng giảm tương ứng, như giảm số lượng nhân sự quản trị, điều hành đại diện cho PNC tại Megastar (giảm thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc). 
Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí và trình bày trước Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), HĐQT công ty vẫn một mực cho rằng phần vốn góp của PNC tại Megastar còn nguyên 20% (?). Như vậy, có hai khả năng đã xảy ra, một là như đã nói ở trên, 10% vốn góp của PNC trên thực tế đã chuyển cho Envoy, khi đó, cả Envoy lẫn PNC đều vi phạm nghiêm trọng giấy phép đầu tư, Luật Đầu tư và Nghị định 108/NĐ-CP, đồng thời nói dối cổ đông; khả năng thứ hai, có hay không việc chiếm đoạt tiền vốn của cổ đông khi 10% vốn góp của PNC đi đâu không rõ vì PNC không hề góp mà ngược lại còn được Envoy cho tiền?.
Do vậy, việc nhóm cổ đông đại diện 60% vốn điều lệ đặt vấn đề PNC khuất tất trong vụ chuyển nhượng 10% vốn góp tại Megastar, có giá thị trường lên đến 20 triệu USD cho Envoy với giá rẻ mạt 400.000USD không phải là không có cơ sở. Liệu PNC có tiếp tay cho hành động thâu tóm Megastar của bên nước ngoài trái pháp luật hay không? Câu hỏi này cần phải được cơ quan chức năng giải đáp trong thời gian tới.
“Âm mưu” không thành? 
Trong khi các bức xúc nói trên của cổ đông chưa được giải tỏa thì việc tiếp tục tổ chức ĐHĐCĐ bất thường có lẽ cũng không thể thành công. Trước tình trạng đó, HĐQT PNC đã quyết định chọn một đối tác là Cty Xuất nhập khẩu Bình Tây (Bitex) để phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 11.000 đồng/cổ phiếu. 
Theo như toan tính, thương vụ này nếu trót lọt thì có thể tăng gấp đôi vốn điều lệ của PNC, đồng nghĩa với việc biến nhóm cổ đông phản đối HĐQT đang chiếm 60% vốn điều lệ giảm xuống còn dưới 30%.  Từ đó họ không còn tiếng nói quyết định trong PNC. Điều đáng nói là việc chọn Bitex để phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ chỉ diễn ra trước ĐHĐCĐ đúng… một ngày. Nghiêm trọng hơn, việc lựa chọn Bitex có nhiều dấu hiệu thiếu minh bạch và không phù hợp với quy định pháp luật. 
Cụ thể, từ năm 2011 PNC đã lập hồ sơ xin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hành cho 5 nhà đầu tư, danh sách này không có tên Bitex và cũng chưa thực hiện được. Nghị quyết này của ĐHĐCĐ đến nay đã hết hiệu lực vì chỉ ủy quyền cho HĐQT thực hiện phát hành thêm cổ phiếu trong năm 2014. Cho nên, nếu muốn thực hiện trong năm 2015 thì HĐQT phải báo cáo và xin ý kiến của ĐHĐCĐ. 
Tuy nhiên, việc này đã không được HĐQT thực hiện. Khi cổ đông yêu cầu đưa vấn đề này ra biểu quyết thì HĐQT bác bỏ. Hiện thương vụ 10 triệu cổ phiếu này vẫn chưa chính thức ký hợp đồng và ĐHĐCĐ bất thường thời gian tới mới có thẩm quyền quyết đáp vấn đề này.
Mặt khác, giá chào bán cũng thấp hơn thị trường và cũng thấp hơn so với giá chào mua của cổ đông hiện hữu. Cổ đông Nguyễn Tuấn Quỳnh chào mua với giá 13.000 đồng/cổ phiếu, đồng ý đặt cọc 5% giá trị 10 triệu cổ phiếu trong 3 ngày làm việc. Tuy nhiên, những việc này cũng không được HĐQT chấp nhận. Cho nên, nếu thương vụ bán 10 triệu cổ phiếu cho Bitex xảy ra thì có thể nói cổ đông PNC mất trắng 20 tỷ đồng.
Quá bức xúc trước những khuất tất của HĐQT, đại diện nhóm cổ đông chiếm 60% vốn điều lệ ví von: “Tập đoàn CJ dùng tay trái để nắm giữ tài sản lớn nhất của PNC là liên doanh Megastar (thông qua Envoy chiếm 80% vốn điều lệ theo giấy phép đầu tư và 10% vốn điều lệ “chui”, trái pháp luật); dùng tay phải để kiểm soát “nhất cử nhất động” của PNC (thông qua CJI để cho PNC vay 7 triệu USD và kiểm soát toàn diện PNC); nay lại có âm mưu dùng cả hai tay để bóp chết các cổ đông phản đối hành vi làm trái pháp luật của HĐQT gây thất thoát tài sản của cổ đông và tài sản Nhà nước”.
Ngày 17/7, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) Trần Anh Đào ký Công văn số 1065/SGDHCM- NY gửi PNC, tạm thời chưa cho công bố thông tin phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. 
Theo đó, HOSE nhận được Công văn công bố thông tin số 89/PNC-2015 ngày 16/07/2015 của PNC về việc phát hành cố phiểu riêng bán cho nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên của PNC thì có ý kiến của nhóm cổ đông đại diện 61% cổ phần tham dự đại hội không đồng ý tiếp tục ủy quyền cho HĐQT trong việc phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ. 
“Do đó, để đảm bảo việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ của HĐQT sau khi họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 đúng quy định, HOSE sẽ xin ý kiến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc phát hành riêng lẻ này và tạm thời chưa công bố thông tin Công văn 89/PNC-2015 ngày 16/7/2015 của PNC cho đến khi có ý kiến chính thức từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” – công văn do bà Trần Anh Đào ký nêu rõ.

Đọc thêm

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.