Tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và tăng cường hợp tác Việt Nam - Bỉ

Thủ tướng Vương quốc Bỉ Charles Michel đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Vương quốc Bỉ Charles Michel đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
(PLO) - Chiều 13/10 (giờ Việt Nam), sau lễ đón tiếp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Sác-lơ Mi-sen (Charles Michel). 
Tại buổi hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng Ngài Sác-lơ Mi-sen vừa chính thức nhậm chức Thủ tướng Bỉ; đánh giá cao thành công của Chính phủ Bỉ trong việc khắc phục những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, đưa kinh tế Bỉ trở lại đà tăng trưởng. 
Thủ tướng Bỉ Sác-lơ Mi-sen đánh giá cao những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm qua. Sự phát triển tích cực này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ song phương trong thời gian tới.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh, trải qua hơn 40 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2014), quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đã có những phát triển, thể hiện qua nhiều chuyến thăm cấp cao, gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Bỉ (3/2012) và chuyến thăm Bỉ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (01/2013). 
Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc (UN), Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên minh Châu Âu (ASEAN-EU) và Tổ chức Pháp ngữ (Francophonie). Hai bên đánh giá cao vai trò của Hội nghị cấp cao Á-Âu, coi đây là một kênh đối thoại, chương trình hợp tác và trao đổi quan trọng giữa hai châu lục, khẳng định tầm quan trọng của hợp tác Việt Nam – Bỉ qua cơ chế này.
Thủ tướng Bỉ khẳng định ủng hộ việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam, cho rằng Hiệp định này cùng với Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU là cơ sở vững chắc cho phát triển hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU. 
Hai bên cho rằng hợp tác văn hóa - giáo dục là điểm sáng trong quan hệ hai nước; khẳng định tạo điều kiện để các trường đại học, viện nghiên cứu hai nước tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, hướng tới mục tiêu lâu dài đào tạo đội ngũ chất lượng cao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Bỉ đã trao đổi về các vấn đề hợp tác và an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương. Thủ tướng Bỉ khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác với khu vực cả trong khuôn khổ song phương và đa phương. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Thủ tướng Bỉ bày tỏ tin tưởng sâu sắc rằng, kết quả chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần này sẽ góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Bỉ tiếp tục đi vào chiều sâu, ngày càng thiết thực cho hai nước, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Bỉ Sác-lơ Mi-sen đã chứng kiến lễ ký Hiệp định giữa Vương quốc Bỉ và Việt Nam cho dự án vệ tinh nhỏ Việt Nam thứ 2 quan sát tài nguyên thiên nhiên và thiên tai; Bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển dự án Khu công nghiệp Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Trước đó, sau khi đến Vương quốc Bỉ chiều 12/10 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt tại Bỉ. Sau khi thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng mong muốn Đại sứ quán Việt Nam cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam tại Bỉ tiếp tục nỗ lực, đóng góp tích cực vào phát triển quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Bỉ trên các mặt, nhất là tăng cường quan hệ hợp tác chính trị, ngoại giao, sự ủng hộ, tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc; thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục,... giữa hai nước.  Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ cần tiếp tục làm tốt công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ đồng bào trong học tập, làm ăn, sinh sống; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đồng bào ta ở Bỉ.  

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.