Tiếp tục phát lộ dấu tích kiến trúc tại Chính điện Kính Thiên
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Ngày 22/11/2022, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức Hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”.
Gần 100 đại biểu đại diện cho các cơ quan của trung ương, thành phố Hà Nội, các sở, ban ngành và các nhà khoa học tới dự hội thảo và góp ý kiến cho những nhận định bước đầu về tính chất, niên đại, quy mô, chức năng và giá trị của các di tích đã xuất lộ tại hố khai quật Khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022.
Hố khai quật năm 2022 nằm ở khoảng giữa nền điện Kính Thiên và di tích Đoan Môn. Kết quả khai quật tiếp tục làm phát lộ dấu tích kiến trúc của các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn.
Tiếp tục phát lộ dấu tích kiến trúc tại Chính điện Kính Thiên năm 2022.
Thời Lê sơ và Lê Trung hưng tiếp tục làm phát lộ dấu tích sân Đan Trì đường Ngự Đạo. Đặc biệt, các hố thám sát ở nhà Cục Tác chiến, lần đầu tiên xuất lộ Ngự Đạo thời Lê Sơ được lát bằng gạch vuông đỏ cỡ lớn, bên cạnh Ngự Đạo lại có thêm một lối đi phụ ở phía Đông bằng gạch lát nghiêng. Lối đi này cũng trùng khớp vào cửa phụ phía Đông của cửa Đoan Môn; hố thám sát ở giữa lòng nhà xuất lộ hàng gạch bó 2 lớp chạy theo chiều Đông – Tây có khả năng là hàng gạch bó nền ngăn sân Đại Triều làm 2 cấp khác nhau (?). Điều này đang được nghiên cứu thêm.
Các dấu tích kiến trúc thời Lý, Trần cũng tiếp tục được làm sáng tỏ hơn như: dấu tích bức tường lớn chạy theo chiều Đông Tây với nhiều lần cải tạo mở rộng, bức tường này có thể bao quanh khu vực tương đối lớn và có nhiều kiến trúc quan trọng vì thế người xưa đã mở nhiều cống nước đi qua chân tường đổ vào đường nước lớn, đáy cống được làm bằng đá phiến có đục 2 lỗ vuông có thể được dùng để cài song sắt chống đột nhập. Ngoài ra còn có dấu tích móng cột kiến trúc còn nguyên chân tảng đá hoa sen, nền lát gạch vuông còn lại khá nguyên vẹn.
Bên cạnh các dấu tích kiến trúc, cuộc khai quật cũng thu được nhiều loại hình gạch, ngói, gốm men, gốm sành liên quan đến quá trình phát triển kiến trúc và đời sống Hoàng cung nơi đây.
Có thể thấy, với những phát hiện khảo cổ học quan trọng năm 2022, đã cho chúng ta ngày càng hiểu sâu sắc hơn về cấu trúc và phạm vi của khu vực chính điện Kính Thiên thời Lê.
Mặt khác, sự thay đổi, chồng xếp vô cùng phức tạp của các dấu tích qua các thời kỳ lịch sử ở khu vực Trung tâm mang lại những nhận thức mới cũng như nhiều gợi ý mới cho nghiên cứu lâu dài, khoa học nhằm làm sáng rõ hơn giá trị nổi bật toàn cầu di sản theo khuyến nghị UNESCO.
(PLVN) - Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) được tổ chức trở lại vào dịp đầu xuân Quý Mão với 20 "ông cầu" tham dự. Sân chọi mở cửa tự do để du khách dự khán.
(PLVN) - Cứ độ mùa xuân, trên cả nước lại diễn ra nhiều lễ hội rộn ràng, gắn với văn hóa các vùng miền. Trong số đó, có những lễ hội đến từ sự giao thoa văn hóa, nhưng cũng có những lễ hội được ra đời từ bản sắc Việt, làm nên nét đẹp độc đáo chỉ riêng có của nước ta.
(PLVN) - Cứ mỗi mùa lễ hội, nỗi lo bị chen lấn, bạo lực, giẫm đạp xin ấn, cướp lộc, “chặt chém”, ngắt hoa, bẻ cành, ăn xin bủa vây, ngộ độc thực phẩm, chứng kiến cảnh xẻ thịt thú rừng… khiến nhiều người chùn bước. Để thu hút khách thập phương, rút kinh nghiệm từ những năm trước, ban tổ chức một số lễ hội đã đưa ra kế hoạch nhằm “trong lành” hóa lễ hội.
(PLVN) - Vào mỗi dịp đầu năm, hoạt động lễ hội có ý nghĩa đặc biệt, với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tích cực của lễ hội, vẫn còn những mặt hạn chế, hoạt động biến tướng.
(PLVN) - Với các thế hệ 8X trở về trước là cả bầu trời ký ức tuổi thơ về những trò chơi cùng chúng bạn như: Nu na nu nống, Chồng đống chồng đe… Cùng với những trò chơi trong ký ức ấy là gia đình, bạn bè, làng mạc, quê hương và một giai đoạn nào đó của lịch sử đất nước.
(PLVN) - Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử. Mùa xuân và những lễ hội mùa xuân càng khiến Hà Nội thêm đẹp, thêm tươi tắn và rạng ngời. Với 1.206 lễ hội trải dài trong năm, trong đó tập trung chủ yếu vào mùa xuân, Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước.
(PLVN) - Mùa lễ hội Quý Mão, “Ngày thơ Việt Nam” được diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long – Di sản quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới. Người yêu thơ và du khách lạc vào “Cõi thơ” để thưởng thức, thưởng lãm thơ với nét truyền thống hòa quyện công nghệ 4.0, góp phần tô thắm thêm nét đẹp văn hóa của dân tộc.
(PLVN) - Mặc dù được biết đến như là tác giả của nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng, nhưng thực sự, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vẫn được mệnh danh là một trong những nhạc sĩ viết tình ca ngọt ngào nhất. Ông từng trải qua vài mối tình đẹp, trong đó, tình yêu sâu sắc, trọn đời dành cho người vợ tào khang.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu (713-2023), đền Vua Mai Hắc Đế trang trọng đón nhận bằng di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là sự kiện hết sức ý nghĩa, là niềm tự hào to lớn đối với chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An.
(PLVN) - Năm 2023 là lần thứ 8 Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Hoa hậu H’Hen Nie đã được mời làm Đại sứ truyền thông của Lễ hội.
(PLVN) - Bộ Văn hoá -Thể thao và Du Lịch vừa ban hành quyết định công nhận lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(PLVN) - Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử” sẽ được tổ chức trong 06 ngày, từ ngày 01/02 - 06/02 (tức từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng, năm Quý Mão) với chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hưởng ứng của các huyện, thành phố trong tỉnh, trọng tâm là các huyện: Sơn Động, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn…
(PLVN) -Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tiếp nhận những tài liệu cuối cùng hoàn thiện hồ sơ về hai tác phẩm nghệ thuật do nhà cựu ngoại giao Hà Lan, bà Ellen Berends hiến tặng. Đó là tác phẩm sơn mài “Kiêu hãnh” (1998) và bình phong sơn mài “Những nụ hôn tình yêu” (2000) do họa sỹ Phùng Phẩm sáng tác.
(PLVN) - Hàng nghìn du khách trong và ngoài nước say đắm ngắm nhìn các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) “hô biến” những gốc tre, khúc gỗ vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
(PLVN) - Sáng ngày 2/2/2023 (tức 12 tháng Giêng Âm lịch), tại Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Hội Xuân chùa Tam Chúc chính thức khai hội.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 20 năm tủ sách “Hạt giống tâm hồn” ra đời, bộ đàn đá mang tên “Hạt giống tâm hồn” do nghệ nhân Trương Đình Chiếu chế tác từ đá núi lửa với tạo hình con thuyền vượt sóng đã được trao tặng cho Công ty First News - Trí Việt.
(PLVN) - Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố đã thống nhất sẽ tặng lại những linh vật mèo tại đường hoa xuân Quý Mão cho các trường mầm non ở vùng nông thôn của huyện Hòa Vang.
(PLVN) - Nhằm tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước về lễ hội năm 2023, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương vừa ký ban hành Công văn số 46/VHCS-NSVH gửi Sở VH,TT&DL; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các Sở tập trung tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước về lễ hội năm 2023 trên địa bàn.
(PLVN) - Lễ hội Gầu Tào còn có tên gọi khác là Hội Sải Sán là một lễ hội truyền thống của người Mông được tổ chức vào những ngày đầu tiên của xuân mới với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023 công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022). Trong đó, có 2 bảo vật được lưu giữ tại Hà Nam và 1 bảo vật được lưu giữ tại Nam Định.