Tiến sỹ 41 tuổi trúng tuyển PGĐ Học viện Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các thành viên trong hội đồng thi tuyển
Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các thành viên trong hội đồng thi tuyển
(PLO) - Sáng nay (16/3), Bộ Tư pháp đã tổ chức thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ - chức danh Phó Giám đốc Học viện Tư pháp. Việc thi tuyển là một trong những nội dung thuộc Đề án thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ, cấp Phòng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp giai đoạn 2013-2015.
Hai ứng cử viên của chức Phó giám đốc Học viện Tư pháp là ông Nguyễn Văn Điệp (sinh năm 1959), Trưởng khoa Đào tạo luật sư của Học viện và  ông Nguyễn Xuân Thu (sinh năm 1973), Phó trưởng ban Thư ký Văn phòng Bộ Tư pháp.
Với đề bài "Giải pháp đột phá nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện Tư pháp trong tình hình mới" - hai thí sinh đã có một tháng để chuẩn bị đề án, nộp cuối tháng 2 vừa rồi.
Trong buổi thi hôm nay, hai ứng cử viên đã bảo vệ đề án trước hội đồng gồm 13 vị, do chính Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường làm Chủ tịch. Trong hội đồng có ba Thứ trưởng của bộ, hai vị phó viện trưởng VKS và phó chánh án TANDTC, hai lãnh đạo học viện cũng như đại diện của trường ĐH Luật và Liên đoàn Luật sư.
Với 30 phút trình bày đề án, ông Nguyễn Văn Điệp đưa ra giải pháp trước mắt là cải tiến các phương pháp dạy và học, giải pháp lâu dài là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. 
Còn ông Nguyễn Xuân Thu đưa ra hai giải pháp là xác định mục tiêu chất lượng đào tạo bằng một chuẩn đầu ra công khai, và cam kết thực hiện chất lượng ấy bằng một cơ chế kiểm soát, kiểm định.
Cả hai thí sinh đều nhấn mạnh "lấy chất lượng đào tạo làm lợi thế cạnh tranh". Câu hỏi của hội đồng dành cho họ tập trung vào tính đột phá và khả thi của các giải pháp. Trong khi các câu hỏi tình huống yêu cầu họ giải quyết những vấn đề có ý kiến trái chiều, biểu hiện tiêu cực... 
Hai ứng cử viên đều có phong thái tự tin, thể hiện sự công phu nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng về Học viện cũng như những thách thức cơ quan này đang phải đối mặt.
Trên thang điểm 100, bản đề án in giấy trắng, đóng bìa cứng chỉ chiếm 20 điểm, việc bảo vệ đề án, trả lời câu hỏi của hội đồng và giải quyết tình huống mới quyết định kết quả thi. Không chỉ hội đồng, hai thí sinh còn phải thuyết phục được cử tọa chính là cán bộ của Học viện và các cơ quan khác trong Bộ. Họ có quyền viết phiếu thể hiện thái độ của mình để hội đồng tham khảo trong quá trình ra quyết định.
Sau cuộc thi, ông Nguyễn Xuân Thu, 41 tuổi, đã trúng tuyển chức danh Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp. 
TS. Nguyễn Xuân Thu
TS. Nguyễn Xuân Thu 
Chúc mừng TS. Nguyễn Xuân Thu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường mong ông tiếp tục đầu tư nghiên cứu Đề án, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Đề án có hiệu quả trong thực tiễn, đáp ứng niềm tin của Lãnh đạo Bộ, Học viện và cán bộ, công chức, viên chức Học viện Tư pháp đã đặt ra. Bộ trưởng sẽ ra quyết định bổ nhiệm ngay trong tháng 3 này đối với TS Nguyễn Xuân Thu.
Theo Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, hình thức bổ nhiệm lâu nay tuy có đóng góp nhất định vào việc xây dựng đội ngũ, vẫn có những bất cập như chưa đánh giá được toàn diện năng lực công chức, đặc biệt là những kỹ năng thực tiễn, tuổi đời bình quân của người được bổ nhiệm tương đối cao, chưa thu hút được người trẻ có tài vào công tác quản lý...
Lần thi tuyển Phó Giám đốc Học viện này sẽ là bước thí điểm để Bộ chuẩn bị thi tuyển lãnh đạo cấp vụ vào năm sau. "Tôi mong người trúng tuyển tiếp tục đầu tư nghiên cứu, có kế hoạch cụ thể đưa đề án của mình vào thực hiện có hiệu quả trên thực tế, đáp ứng niềm tin của lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Người không trúng vẫn được ghi nhận và đánh giá cao, coi như một cơ hội rèn luyện, học tập và phấn đấu", Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói./.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.