Tiền Giang lên kế hoạch sẵn sàng phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tiền Giang đã lên Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, chủ động triển khai các giải pháp kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội.

Theo đó, căn cứ vào mức độ an toàn trong phòng, chống dịch dựa trên việc thiết lập các “vùng xanh”, tỷ lệ tiêm vaccine cho người lao động, nhân dân, yêu cầu của Chính phủ, Tiền Giang đã dự thảo kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2021 và trong năm 2022. Kế hoạch gồm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ ngày 1/10 đến ngày 31/10, giai đoạn 2 từ ngày 1/11 đến hết tháng 12/2021 và giai đoạn 3 từ đầu năm 2022 trở về sau.

Giai đoạn từ có nguy cơ cao sang nguy cơ

Giai đoạn 1 (từ nay đến ngày 31/10/2021), Tiền Giang sẽ khống chế được dịch bệnh và chuyển tỉnh từ có nguy cơ cao sang nguy cơ. Tập trung cho công tác phòng chống dịch và từng bước phục hồi một số hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.Trong giai đoạn này, Tiền Giang sẽ triển khai 04 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, tập trung quyết liệt cho công tác phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh gắn với an toàn phòng chống dịch.

Thứ hai, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, hoạt động trở lại.

Thứ ba, thực hiện công tác rà soát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn Tiền Giang.

Thứ 4, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Đảm bảo việc đi lại của nhân dân thông suốt, thuận lợi và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Từ 04 nhóm giải pháp này sẽ ứng với 12 nhóm công việc cụ thể.

Tiền Giang nỗ lực bảo vệ “vùng xanh” gắn với đẩy mạnh khôi phục sản xuất

Tiền Giang nỗ lực bảo vệ “vùng xanh” gắn với đẩy mạnh khôi phục sản xuất

Giai đoạn từ nguy cơ sang bình thường mới

Giai đoạn 2 (từ 01/11/2021 đến 31/12/2021), Tiền Giang chuyển từ trạng thái “nguy cơ” sang “bình thường mới”. Đánh giá các nội dung đã triển khai giai đoạn 1, rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ tiếp theo trên cơ sở kết quả thực hiện các giải pháp phòng chống dịch của ngành Y tế (tỷ lệ tiêm vắc xin cho người dân trong độ tuổi, đánh giá mức độ nguy cơ).

Ở giai đoạn này, Tiền Giang triển khai 05 nhóm giải pháp: Tập trung triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh gắn với chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh. Tập trung khơi thông dòng vốn đầu tư phát triển. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cải cách hành chính. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và công tác truyền thông, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các nhóm giải pháp này ứng với 20 nhóm công việc cụ thể, chi tiết được phân công cho từng sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh.

Giai đoạn trở lại trạng thái "bình thường mới"

Giai đoạn 3 (từ đầu năm 2022 trở về sau), khi Tiền Giang đã trở lại trạng thái bình thường mới, hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được tổ chức theo luật quy định.

Trong quá trình triển khai, các ngành, các cấp chủ động nắm bắt tình hình, phản ánh khó khăn, vướng mắc qua các kênh thông tin phù hợp để có giải pháp xử lý ngay trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết.

Tập trung các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội (Ảnh minh họa)

Tập trung các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, ông Phạm Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cũng yêu cầu doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” cần giữ lực lượng “lao động xanh” đã có và tuân thủ việc phòng, chống dịch trong tuyển dụng lao động mới. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn tuân thủ việc giãn cách, đảm bảo quy tắc 5K.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đình Thông - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cho biết, đối với những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của nhiều ngành, nhiều cấp, cơ quan, đơn vị được giao đầu mối hoặc chủ trì thực hiện sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành, xin ý kiến cấp có thẩm quyền. Đảm bảo việc xử lý thống nhất, đồng bộ, tránh tình trạng xử lý khác nhau đối với cùng một vấn đề, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh...

Với những kế hoạch phục hồi kinh tế đề ra năm 2021, Tiền Giang hi vọng sẽ kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Giảm thiểu tối đa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động của dịch COVID-19. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động trở lại, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch vừa góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.