Tiềm năng thị trường bán lẻ nhu yếu phẩm online tại Việt Nam

Bán lẻ nhu yếu phẩm theo hình thức online có nhiều tiềm năng tại Việt Nam
Bán lẻ nhu yếu phẩm theo hình thức online có nhiều tiềm năng tại Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên thế giới, mô hình bán lẻ tích hợp online và offline không quá mới mẻ đẩy mạnh trong những năm gần đây bởi những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới hiện nay như Walmart, Amazon (Mỹ) hay Alibaba (Trung Quốc).

Walmart là một công ty bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, vận hành chuỗi các đại siêu thị và cửa hàng bách hóa. Với hơn 5.000 cửa hàng khắp cả nước, Walmart đạt doanh thu 500 tỷ USD mỗi năm, phục vụ 150 triệu người tiêu dùng. Từ mô hình các cửa hàng hiện hữu (offline) đạt lợi nhuận, Walmart đã lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ online và đứng vị trí số 1 trong mảng kinh doanh này. Doanh số thương mại điện tử của Walmart tại Mỹ trong Quý 4/2020 đã tăng 69% so với cùng kỳ năm trước.

Đại dịch COVID-19 cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của kênh thương mại điện tử. Nền tảng thương mại điện tử Walmart Marketplace ước tính đã bổ sung khoảng 70.000 nhân viên bán hàng vào năm 2020 khi khách hàng ưa chuộng mua sắm và thanh toán online khi dịch COVID-19 bùng phát. 

Lazada là "ông lớn" thương mại điện tử.
 Lazada là "ông lớn" thương mại điện tử.

Không chỉ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Mỹ, năm 2018, Walmart đã mua cổ phần chi phối tại Flipkart, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, Walmart sẽ đầu tư 16 tỷ USD để thâu tóm 77% cổ phần tại Tập đoàn Flipkart. Qua giao dịch này, Walmart đã thâm nhập thị trường thương mại điện tử Ấn Độ - được Morgan Stanley định giá khoảng 200 tỷ USD. Đồng thời, việc thâu tóm Flipkart cũng tạo thêm sức mạnh để Walmart cạnh tranh trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.

Ở chiều ngược lại, các trang thương mại điện tử cũng đã gia tăng sự hiện diện bằng cách đầu tư vào hệ thống siêu thị/cửa hàng thực phẩm. Tại Trung Quốc, “người khổng lồ” của thương mại điện tử - Alibaba đã đầu tư chi 3,6 tỷ USD để nâng gấp đôi cổ phần và nắm quyền kiểm soát tại chuỗi đại siêu thị Sun Art Retail Group Ltd. Sun Art hiện có gần 500 đại siêu thị tại Trung Quốc. Năm 2017, Amazon đã khiến thị trường “dậy sóng” khi thâu tóm Whole Food Market với giá 13,7 tỷ USD. Công ty hiện đang điều hành hơn 500 cửa hàng Whole Food trên khắp Bắc Mỹ và nước Anh.

Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bán lẻ nhu yếu phẩm online

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Cùng với Indonesia, Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website TMĐT trong khu vực. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi ước tính có đến 68 triệu người dùng internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam.

Central Retail Corporation (CRC) cho biết tỉ lệ đóng góp doanh thu từ kênh trực tuyến của công ty này ngày càng gia tăng. Từ cuối năm 2020, doanh số từ các kênh đa nền tảng của BigC, Nguyễn Kim đóng góp 5% và 8% doanh thu trên tổng doanh thu. Các hình thức thúc đẩy bán lẻ online của CRC như xây dựng các cửa hàng thương mại điện tử trên Lazada, Shopee và Tiki; hợp tác với các ứng dụng đặt hàng Grab, Chopp, Now.vn và Beamin; phát triển thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như Zalo.

Một “ông lớn” khác trong lĩnh vực bán lẻ là Bách Hóa Xanh cũng đang kỳ vọng và tập trung nguồn lực để phát triển mảng online. "Bách hóa Xanh tin rằng mua hàng online trong tương lai sẽ chiếm 20-30% tổng doanh thu. Đó là niềm tin rất sắt đá, chính vì thế MWG sẽ đầu tư rất mạnh vào Bách hóa Xanh online", Chủ tịch MWG khẳng định

Nhiều nhà đầu tư ngoại rót vốn vào thương mại điện tử thị trường Việt Nam
Nhiều nhà đầu tư ngoại rót vốn vào thương mại điện tử thị trường Việt Nam 

Các nền tảng bán lẻ online hàng đầu tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến Shopee, Tiki, Lazada. Tuy nhiên, nhu yếu phẩm (thực phẩm, đồ uống, hàng tươi sống…) dường như là mặt hàng bị “bỏ quên” trong lĩnh vực này. Bán lẻ online hiện đang phục vụ cho các nhu cầu không thiết yếu, tần suất mua hàng không thường xuyên, giá trị cao như mỹ phẩm, quần áo, du lịch…  Trong khi đó, nhu yếu phẩm chiếm 50% quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam, 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt và là mặt hàng mà người dân có nhu cầu sử dụng hàng ngày. Vì vậy, có thể nói, dư địa phát triển của lĩnh vực bán lẻ nhu yếu phẩm online là rất lớn.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 của Masan Group, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc The Crownx – nền tảng tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cho biết: “Để thúc đẩy bán lẻ tích hợp offline và online, cần tập trung vào phục vụ các sản phẩm thiết yếu – những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hằng ngày.”

Sở hữu chuỗi bán lẻ VinCommerce và công ty hàng tiêu dùng Masan Consumer, The CrownX có hệ thống bán lẻ offline quy mô hàng đầu, phủ sóng khắp cả nước với gần 2.500 điểm bán tự sở hữu và mối quan hệ hợp tác mật thiết với 300.000 điểm bán lẻ truyền thống.

Tiềm năng của chuỗi bán lẻ VinCommerce đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tháng 4/2021, SK Group đã đầu tư 410 triệu USD vào VCM. Hiện nay, đang có nhiều đồn đoán The CrownX có kế hoạch hợp tác với một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu và có khả năng sẽ tiếp tục được rót vốn để phát triển nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp từ offline đến online.

Thương mại điện tử thu hút nhà đầu tư ngoại

Hiện nay, cả 4 sàn giao dịch TMĐT lớn nhất Việt Nam là Shoppe, Lazada, Tiki và Sendo đều có sự tham gia mạnh mẽ của các NĐT nước ngoài.

Tại Tiki, danh sách các nhà đầu tư ngoại có thể kể đến quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI; JD.com (công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Alibaba), các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo…

Tencent (công ty công nghệ của Trung Quốc) đang là cổ đông lớn nhất của SEA – công ty mẹ của Shopee với 40% cổ phần.

Tại Sendo, 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần, trong khi đó tỉ lệ cổ phần của nhà đầu tư trong nước là gần 35%.

Lazada, trang thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á có cổ đông kiểm soát là Alibaba. Ngoài ra, trong số các cổ đông khác của Lazada còn có quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.