Bổ sung estrogen: Lợi và hại?

(PLO) - Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ.

Do estrogen rất quan trọng nên khi bị thiếu hụt, việc sản sinh estrogen không đủ hoặc ngưng trệ, phụ nữ sẽ phải đối mặt với những rối loạn không dễ khắc phục. Sự thiếu hụt estrogen càng nhiều, cơ thể càng đòi hỏi phải được bổ sung estrogen thay thế để giảm thiểu những rối loạn. Tuy nhiên, việc bổ sung estrogen là con dao hai lưỡi, rất nguy hiểm nếu dùng sai.

Vì sao phải bổ sung estrogen?

Ở phụ nữ, estrogen đi theo dòng máu đến gắn vào các thụ thể estrogen ở các tế bào tại mô đích, ảnh hưởng đến không chỉ tuyến vú, tử cung mà còn tác động đến não, xương, gan, tim và các loại mô khác. Estrogen điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa, bao gồm sự phát triển của xương và nồng độ cholesterol... Như vậy, khi bị rối loạn hay thiếu hụt estrogen, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, các rối loạn sinh lý, ngực bé và nhanh lão hóa...

Khi cơ thể thiếu estrogen sẽ gây nên những ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tâm thần nên nhiều người đã bổ sung estrogen để làm hạn chế các rối loạn và được gọi là liệu pháp hormon thay thế (HRT). Sự sụt giảm estrogen đột ngột, đặc biệt trong thời kỳ đầu mãn kinh khiến phụ nữ sẽ bị bốc hỏa bởi các rối loạn. Việc dùng HRT nhằm tạo nồng độ các chất này tương đương với nồng độ sinh lý sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu trên. Lợi ích của liệu pháp này là làm giảm các triệu chứng vận mạch, giảm các thay đổi ngoài da, giảm các triệu chứng teo ở hệ sinh dục, làm giảm hiện tượng xốp và tiêu xương, hạn chế và giảm tỷ lệ gãy xương, giảm thiểu bệnh tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu. Bổ sung estrogen còn có những lợi ích khác như làm tăng ham muốn tình dục, tăng tưới máu não, tăng trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer...

Bổ sung estrogen: Lợi và hại?

Các biểu hiện của suy giảm estrogen.

 Những nguyên tắc chính của liệu pháp hormon thay thế

Trước hết là phải được thầy thuốc chuyên khoa thăm khám kỹ xem có cần thiết phải điều trị estrogen thay thế không? Xét nghiệm đầy đủ các thông số cần thiết, phải loại trừ những nhóm người có nguy cơ cao về ung thư; loại trừ các chống chỉ định sử dụng estrogen; theo dõi cẩn thận và chặt chẽ bằng khám lâm sàng và định kỳ... Liệu pháp HRT được chỉ định trong một số bệnh lý sau: sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh, làm thuốc tránh thai, điều trị rối loạn kinh nguyệt, điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá), điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Nhất thiết các trường hợp bổ sung estrogen phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng và cần hiểu rõ việc dùng estrogen chỉ là để cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không thể có tác dụng “cải lão hoàn đồng”. Phải dùng estrogen liên tục và kết hợp với progesteron ít nhất là 10 ngày/tháng (10-14 ngày). Nên sử dụng sớm ngay ở thời kỳ chuyển tiếp (quanh mãn kinh). Ðặc biệt, trong khi sử dụng estrogen thì bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận (khám phụ khoa định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết). Hiệu quả điều trị còn tùy thuộc ở mỗi cá thể, không thể có những tác dụng thần kỳ trong thời gian ngắn.

Bổ sung estrogen có hại không?

Liệu pháp HRT là con dao hai lưỡi. Nếu dùng không đúng chỉ định và điều trị kéo dài có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như: làm quá sản nội mạc tử cung, gây nguy cơ ung thư nội tử cung; Các bệnh vú như đau, cương vú, ung thư vú, làm tăng huyết áp, tăng các bệnh huyết khối... gia tăng tình trạng nám sạm da. Đã có nhiều kết luận y khoa cho thấy, dùng liệu pháp HRT làm tăng ung thư vú 26%, tăng bệnh tim mạch 23%, tăng đột quỵ 38%, tăng cục máu đông 100%, làm giảm trí nhớ ở người 65 tuổi so với nhóm dùng giả dược.

Estrogen là một danh từ chung cho 3 chất là estron, estradiol và estriol, do nhau thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Hiện tại có thể tổng hợp được các estrogen là estron và estriol. Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống vì khi vào cơ thể chuyển hóa nhanh ở gan, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp. Khi sử dụng liều cao, thuốc ức chế ngược làm cơ thể ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Với nam giới khi dùng liều cao có thể gây teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng và teo cơ quan sinh dục ngoài. Một số tác dụng phụ khi bổ sung estrogen như căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân, chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới...

Trường hợp nào không được bổ sung estrogen?

Lưu ý những trường hợp sau không được bổ sung estrogen: Ra huyết âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân, có khối u ở tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, các bệnh về gan mật, đang mang thai, các khối u lành và ác tính ở vú, lạc nội mạc tử cung, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, tiểu đường, huyết khối tắc mạch, bệnh lupus ban đỏ... Không dùng estrogen cho người mắc bệnh tăng huyết áp. Không dùng đại trà HRT cho nữ mãn kinh mà chỉ dùng cho những người có các triệu chứng khó chịu nặng, không tự vượt qua được. Nếu triệu chứng không nặng (bốc hỏa ít, chỉ khô mà không teo âm đạo) thì chưa cần thiết dùng HRT mà chỉ nên dùng estrogen dạng bôi hay dạng trứng. Những người không được dùng thuốc tránh thai cũng thuộc diện không được dùng liệu pháp HRT.

Estrogen làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch ở giai đoạn sớm, nếu dùng HRT cho người mới mãn kinh sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tim mạch. Nhưng ở giai đoạn xơ vữa động mạch đã phát triển thì estrogen làm cho xơ vữa mỏng manh, dễ vỡ hơn, gây huyết khối thuyên tắc mạch, nếu dùng HRT cho người mãn kinh đã lâu (tuổi cao) sẽ dễ gây ra các tai biến này. Vì vậy, chỉ dùng HRT trong thời gian ngắn (nhiều nhất là 3 năm) cho người mới mãn kinh, không dùng cho người mãn kinh đã lâu (cao tuổi)…

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.