Thừa Thiên – Huế: Gia cảnh bệnh nhân trốn viện nhảy cầu tự vẫn

Cầu Phú Xuân nơi xảy ra sự việc
Cầu Phú Xuân nơi xảy ra sự việc
(PLO) -Anh La Phước Thu (SN 1973, ngụ thôn 1, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) từng bị tâm thần nhưng được chữa khỏi từ 12 năm trước. Thời gian gần đây thấy anh đau đầu, người nhà lại đưa đi viện chữa trị. Thế nhưng, trong lúc vợ ngủ, anh rời bệnh viện chạy ra cầu Phú Xuân (TP. Huế) nhảy xuống sông Hương tự vẫn.

Chuỗi ngày mất ngủ

Khoảng 14h30 ngày 29/11/2016, lực lượng CSGT đường thủy cùng các thợ lặn đã tìm được thi thể của anh La Phước Thu trên sông Hương. Trước đó, vào khoảng 6h sáng cùng ngày, một số người dân phát hiệt anh Thu đến cầu Phú Xuân, sau đó gieo mình xuống sông. 

Do trời mưa rét, nước sông đục nên việc tìm kiếm thi thể nạn nhân khá vất vả. Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết, cơ quan công an đã bàn giao thi thể nạn nhân để người thân đưa về nhà lo hậu sự.

Được biết, trước đó 3 ngày, gia đình đã đưa anh Thu vào Bệnh viện Trung ước Huế (gần cầu Phú Xuân) trị bệnh. Trước đó 11 ngày, nạn nhân được anh em chú bác ruột “tài trợ” tiền để vào TP.HCM chơi. Đi được một tuần, anh trở về rồi liên tục than với vợ con việc mình bị mất ngủ do ở TP. HCM lạ nhà, giờ về quê cũng không ngủ được. 

Bạn đọc hảo tâm giúp đỡ hoàn cảnh nhân vật trong bài xin liên hệ chị Nguyễn Thị Bé (ngụ thôn 1, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế), số điện thoại: 0121.844.72.32

Đến đêm 26/11, nạn nhân nói mình đau đầu đồng thời la hét nên được người nhà chở đi bệnh viện. Các bác sĩ bệnh viện Trung ước Huế kiểm tra thấy tim anh có vấn đề nên cho điều trị ở khoa tim mạch.

Chị Nguyễn Thị Bé (44 tuổi, vợ nạn nhân) kể lại: “Tôi là người túc trực chồng ở bệnh viện. Tại đây, anh ăn uống bình thường, chỉ nói mình đau đầu, còn bệnh tim do bác sĩ mới chẩn đoán.

Được tôi động viên, anh còn hứa sau khi lành bệnh sẽ bỏ rượu, bỏ thuốc, chăm lo làm ăn nhiều hơn. Đêm 28/11, anh ăn tới 2 tô cháo đầy, vui vẻ, tỉnh táo nhưng trằn trọc, khó ngủ.

Đến 4h sáng, anh thấy tôi thức giấc liền nói: “Em ngủ đi, anh tự lo được. Mấy hôm nay em đã vất vả chăm anh rồi, phải nghỉ ngơi đi kẻo đổ bệnh. Sáng mai mua cho anh bàn chải đánh răng cùng với tô bún bò”.  Nghe anh nói vậy, tôi thấy yên tâm nên chìm vào giấc ngủ”.

Sáng thức dậy, chị Bé không thấy chồng ở giường bệnh, điện thoại anh cũng để lại phòng. Linh cảm có chuyện chẳng lành, người vợ hốt hoảng đi tìm.

Hôm đó, trời Huế mưa to, cảnh người phụ nữ quần áo ướt sũng vừa đi vừa khóc khiến nhiều người hiếu kỳ dõi theo. “Thức dậy từ 5h30 sáng, tôi đi tìm chồng đến 7h nhưng vẫn bặt vô âm tín. Lúc mất phương hướng, tôi nhớ lại trước đây cả chục năm anh từng nói, khi ốm đau bệnh tình khó chữa, tốn nhiều tiền thì anh sẽ nhảy cầu tự tử cho xong.

Vì thế tôi tìm ra cầu Phú Xuân, thấy đôi dép của anh trên cầu, tôi như người mất hồn. Một lúc sau, khi định thần lại, tôi mới điện thoại thêm cho người thân, bàn phương án tìm kiếm”, chị Bé kể.

Gia đình cho rằng nạn nhân tâm lý bất ổn, lại sợ tốn tiền chữa bệnh nên tìm đến cái chết
Gia đình cho rằng nạn nhân tâm lý bất ổn, lại sợ tốn tiền chữa bệnh nên tìm đến cái chết

Người nhà của nạn nhân ở quê lên TP. Huế tìm kiếm anh khắp nơi, đồng thời thợ lặn cũng tìm thi thể anh dưới sông Hương. Anh La Văn Phải (51 tuổi, anh trai nạn nhân) rầu rĩ: “Bình thường ở sông Hương các trường hợp tự tử, thợ lặn chỉ tìm chừng một đến hai tiếng là thấy. Thế nhưng với em tôi, họ đã tìm kiếm đến 7 tiếng vẫn chưa có. Lúc này, niềm hi vọng em tôi còn sống nhen nhóm, nhưng đã tắt ngấm khi thấy xác Thu”. 

Cũng theo người anh: “Thường ngày tính em tôi rất hiền lành, chưa làm mất lòng một ai. Có thể lúc đó tâm trí không ổn nên Thu mới làm chuyện dại dột, đến nỗi nó còn mặc quần của vợ để đi tự tử. Lúc Thu nằm viện phải đóng 4 triệu, em dâu tôi về nhà bán lợn non để có tiền nộp.

Có thể nó sợ mình là gánh nặng cho gia đình nên mới tìm đến cái chết. Em tôi “đi” một cách bất ngờ quá! Tôi thương nhưng cũng tức giận, sao nó tìm đến cái chết để giải thoát khi mọi chuyện còn có hướng giải quyết”.

Gia cảnh khốn khó

Theo gia đình, cách đây 12 năm, anh Thu từng bị đau đầu, không ngủ được, thường xuyên la hét nên được người nhà đưa đi điều trị tại bệnh viện tâm thần. Nằm viện được 6 tháng, trong lần về để tang mẹ, anh “bất ngờ” lành bệnh rồi ở hẳn tại nhà. Từ đó, sức khỏe anh hoàn toàn như người bình thường và là trụ cột trong gia đình.

Trong cơn mưa nặng hạt, đám tang nạn nhân tại nhà càng thêm tang thương. Con đường vào nhà ngập nước, khách phải lội bộ đi vào. Nhìn di ảnh người đàn ông hiền lành, nhiều người không cầm được nước mắt.

Vợ chồng nạn nhân cùng quê, gia đình đều đông anh chị em. Chị Bé hằng ngày làm thuê, trồng lúa, nuôi lợn, anh Thu làm nghề cào lươn. Anh chị có 5 người con (4 gái, 1 trai), lần lượt học lớp 11, 9, 6, 3 và lớp 1. Anh Thu mất đi, đàn con nhỏ dại ngơ ngác đội tang cha.

Chị Bé tâm sự hoàn cảnh gia đình: “Đất khô cùng ruộng chỉ được 3 sào, tôi sức yếu không làm được việc gì nặng, chỉ đi làm thuê ngày được mấy chục nghìn. Chồng tôi đi cào lươn vào mùa tạnh ráo, ngày “trúng” được 2-3 trăm nghìn, nhưng cũng có khi không có đồng nào.

Trong lúc đó, 5 đứa nhỏ ngày nào cũng cần có cái ăn, cái mặc nên dù mệt, dù khát chúng tôi cũng phải gắng. Vợ chồng tôi đều mù chữ nên nghèo mấy cũng quyết cho con ăn học. Nhưng giờ trên đời này, chỉ còn lại mình tôi, làm sao có thể nuôi nổi các con? Ăn không có mà ăn, lấy tiền đâu cho con đi học”.

Nghe lời tâm sự, những người thân đều buông tiếng thở dài. Vợ chồng anh chị chưa có nhà riêng. Từ trước đến nay vẫn ở tạm nhà thờ họ tộc. Gần đây, dòng họ định lấy nhà lại nhưng sau sự việc trên, mọi người họp bàn quyết định tiếp tục để chị Bé ở đây lo nhang khói. 

Vợ và con gái đầu bên di ảnh nạn nhân
Vợ và con gái đầu bên di ảnh nạn nhân 

Ngoài nuôi 5 người con ăn học, chị còn phải chăm sóc bố chồng bị tai biến đã 76 tuổi. Hiện tại chị đã vay mượn mọi người tới 30 triệu đồng. Giờ chị muốn nuôi lợn, nuôi gà cũng khó vì không có tiền để mua con giống.

Một người anh của nạn nhân tâm sự gia đình có 4 anh em trai, anh Thu là thứ ba. Trước đây, các anh em cùng nhau gom góp tiền để nuôi bố nằm liệt giường. Ông cụ chỉ thích ở với vợ chồng anh Thu nên giờ chị Bé vẫn hàng ngày chăm sóc bố chồng.

Nói đến các cháu mồ côi, anh này kể: “Thấy 5 đứa nhỏ ngoan, học giỏi mà tui thấy xót. Mỗi khi trời mưa là bọn nhỏ đâu có cái chi để ăn. Bà con, anh em ở đây thi thoảng quyên góp cho được mấy cái quần, áo cũ để tụi nhỏ mặc, chứ nhà hắn có tiền đâu mà mua sắm. Tôi mong có ai đó giúp cho em dâu, tui nhìn thấy khổ quá mà không giúp được gì nhiều”.

Ông La Văn Quang (Trưởng thôn 1, xã Vinh Hà) thông tin: “Gia đình chị Bé thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Trong nhà chị không có tài sản gì đáng giá. Hoàn cảnh khó khăn vì đông con và phải nuôi thêm người bố chồng nằm một chỗ, chị cũng đau ốm thường xuyên, sức khỏe không có để làm các công việc nặng. Giờ chồng đã mất,tôi e rằng các con của chị phải sớm nghỉ học để mưu sinh”.

Tên nạn nhân trong bài đã được thay đổi

Theo gia đình nạn nhân, có thể cũng do nghèo mà thi thể anh Thu không được vớt lên nhanh chóng. Gia đình phản ánh nhóm thợ lặn ở Kim Long, TP. Huế gồm 7 người, trục vớt thi thể anh Thu không nhiệt tình, buổi trưa nghỉ ngơi rất lâu, còn uống bia rồi trêu đùa cùng nhau. Gia đình nghi ngờ nhóm này đã phát hiện ra thi thể anh Thu từ sớm nhưng muốn kéo dài thời gian để lấy thêm tiền. 

“Khi gia đình nghi Thu đã nhảy sông tự tử thì nhóm thợ lặn đến đòi 15 triệu mới trục vớt. Chúng tôi chưa có sẵn tiền nhưng hứa sẽ trả. Thế là, nhóm người này do dự, cứ cò kè rồi đòi tiền cho bằng được. Đến đầu giờ chiều, người thân chúng tôi rất nôn nóng nhưng những người này vẫn ung dung.

Tới lúc tôi huy động một số người thân làm nghề đánh cá ở quê mua lưới móc câu rà tìm nạn nhân thì nhóm người đó khẳng định sẽ vớt được. Trong “tích tắc”, xác của em tôi được họ tìm thấy”, một người trong gia đình nạn nhân bức xúc.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.