Thủ tướng dự hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư tại Nghệ An

Thủ tướng và các nhà đầu tư tham dự hội nghị.
Thủ tướng và các nhà đầu tư tham dự hội nghị.
(PLO) - Hoan nghênh các doanh nghiệp đã đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Nghệ An, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các doanh nghiệp, tập đoàn cần có chiến lược lâu dài, hiệu quả, chung thủy, nói đi đôi với làm.

Sáng qua (19/2), UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Đinh Dậu 2017 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. 

Thu hút trên 100 dự án trong năm 2017

Qua gần chục lần tổ chức cuộc gặp mặt các nhà đầu tư từ năm 2009 đến nay, Nghệ An đã thu hút được 804 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký hơn 261.000 tỷ đồng, trong đó có 758 dự án đầu tư trong nước với hơn 101.293 tỷ đồng và 46 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) với hơn 160.435 tỷ đồng. Các dự án đi vào hoạt động đều có hiệu quả, tạo được nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn như: Nhà máy Tôn Hoa Sen; Nhà máy gỗ MDF của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm; Nhà máy xi măng Sông Lam của Tập đoàn The Vissai… Đi liền với đó là nhiều công trình hạ tầng quan trọng như sân bay, cảng biển, giao thông, điện, nước, viễn thông cũng được đầu tư nâng cấp để hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư thực hiện hiệu quả các dự án trên địa bàn tỉnh.

Năm 2017, Nghệ An đặt ra mục tiêu tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh phấn đấu trong năm 2017 sẽ thu hút đầu tư trên 100 dự án với tổng số vốn đăng ký ước đạt 30.000-35.000 tỷ đồng, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư phát triển vào các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Khẳng định Nghệ An luôn là điểm đến, điểm đầu tư có hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường đã nêu nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu, đầu tư và hoạt động hiệu quả tại Nghệ An. Cụ thể, tỉnh đã triển khai đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn 3 ngày làm việc; đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ nhà đầu tư cần gấp, có thể giải quyết cấp ngay trong ngày; triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 trong đăng ký doanh nghiệp, bởi vậy các hồ sơ đăng ký qua mạng được giải quyết chỉ trong 2 ngày làm việc.

Nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Vui mừng tới dự buổi gặp mặt các nhà đầu tư tại Nghệ An đầu xuân mới, Thủ tướng cho rằng Nghệ An có lợi thế so sánh “không phải nơi nào cũng có”, đó là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; nằm ở trung tâm của vùng Bắc Trung bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và Đông - Tây, Nghệ An hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa… Tiềm năng của Nghệ An còn thể hiện ở đất rộng, người đông, nguồn lao động dồi dào. Ngoài ra, là tỉnh có đội ngũ tri thức, kỹ sư, cử nhân đông đảo, con em Nghệ An ở nhiều nơi trở về quê đầu tư, lao động ngày càng đông đảo. Trên địa bàn đã xuất hiện người giàu, người giỏi.

Tuy nhiên, thu nhập bình quân của Nghệ An còn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, tỉnh vẫn phải có ngân sách Trung ương hỗ trợ; cải cách hành chính tuy có bước tiến nhưng chưa đạt yêu cầu; các cấp chính quyền chưa thực quyết liệt với người dân và doanh nghiệp. “Nghệ An cần xây dựng quyết tâm thoát nghèo, phát triển khá, giàu. Quyết tâm đó phải lan tỏa đến mỗi người dân để biến thành hành động”, Thủ tướng mong muốn.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng lưu ý quá trình phát triển, Nghệ An cần đẩy mạnh liên kết vùng với Nam Thanh Hóa, Bắc Hà Tĩnh; cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Việc phát huy nguồn lực cần chú trọng mũi nhọn trên cơ sở tăng sự bền vững và chất lượng nền tảng chung. Nghệ An phải đón bắt cơ hội, tập trung cao độ cho phát triển trong thời kỳ mới; làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an ninh, an toàn xã hội, quan tâm cụ thể hơn nữa đời sống người dân, nhất là vùng miền núi.

Đối với các doanh nghiệp, cần đối xử với người lao động đúng mức, nâng cao chất lượng đời sống người lao động tốt hơn, nói nên đi đôi với làm. Thủ tướng đề nghị, bên cạnh công đoàn và các tổ chức, cần sự quan tâm tốt hơn từ giới chủ. Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định Chính phủ quyết tâm xây dựng Chính phủ “liêm chính, kiến tạo, hành động, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tài sản công dân”. Chính phủ sẽ nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

“Chính phủ tiếp tục có cơ chế chính sách thiết thực cho các nhà đầu tư, chú trọng công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, du lịch, mong Nghệ An là tỉnh đi đầu trong những lĩnh vực này”, Thủ tướng nói và bày tỏ hy vọng Nghệ An cần tiếp tục đối mới tư duy, cách làm nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ chương trình Gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Đinh Dậu 2017, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án và ký kết 15 thỏa thuận ghi nhớ, hợp tác đầu tư vào Nghệ An với tổng số vốn đăng ký là 22.628 tỷ đồng.

Chiều 18/2 tại huyện Nam Đàn, Nghệ An, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia đã làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về chuyên đề xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững và phát triển hợp tác xã.

Theo UBND tỉnh Nghệ An, tỉnh đã có 152 xã (35,5% tổng số xã, cao hơn bình quân của cả nước) và 2 đơn vị cấp huyện là thị xã Thái Hòa và TP Vinh được công nhận đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người của địa phương hiện đạt gần 29 triệu đồng/người/năm.

Đánh giá cao nỗ lực của địa phương trong nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhưng Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng nhiều chỉ tiêu NTM của Nghệ An vẫn còn thấp hơn mức bình quân chung của khu vực Bắc Trung bộ, kết quả đạt được vẫn tập trung nhiều vào hạ tầng, ít quan tâm tới phát triển sản xuất ở khu vực nông thôn, nhất là các điển hình tiên tiến trong liên kết sản xuất…

Thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Nghệ An quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 10- CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với xây dựng NTM, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ theo hướng tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã nghèo, khó khăn; có đề án, kế hoạch triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hai hướng ứng dụng công nghệ cao và tổ chức lại sản xuất; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực nông thôn…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.