Thu Hà Nội, mùa thương, mùa nhớ

Thu Hà Nội là mùa để thương, để nhớ, để yêu. (Nguồn: VJshop)
Thu Hà Nội là mùa để thương, để nhớ, để yêu. (Nguồn: VJshop)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Tôi đã xa quê, sống ở Hà Nội hơn mười lăm năm, công việc bận rộn không có thời gian để sống chậm lại. Tuy nhiên, cứ đến mùa thu Hà Nội, tôi lại nhớ về những tháng ngày tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch ngày còn nhỏ. Nhiều lúc đang đi xe máy, chẳng hiểu tại sao cảm xúc lại lẫn lộn, vừa vui, vừa có chút man mác buồn...”.

Mùa để “sống chậm”

Những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên vừa tràn về Hà Nội trong những ngày qua, len lỏi vào căn phòng của Phương Sinh (30 tuổi, sinh sống ở Hà Nội). Phương Sinh hiện tại đang làm quản lý cho một công ty công nghệ, công việc của Sinh rất bận rộn, thường xuyên phải kiểm tra tin nhắn, liên hệ với khách hàng cả ngày. Cuối tuần, cô dành thời gian để ngủ đủ giấc, nạp lại năng lượng. Nhưng Chủ nhật tuần này, Sinh bỗng thấy trong lòng có cảm giác nôn nao, bâng khuâng khó tả.

Phương Sinh chia sẻ: “Cơn gió lạnh se se thổi vào mái tóc tôi, ánh nắng ban mai gõ nhẹ lên mí mắt khiến tôi không thể ngủ được. Trong lòng tôi thôi thúc một cảm giác muốn ra ngoài. Hòa mình vào con đường tấp nập người đi, ngửi mùi hoa sữa thơm nồng nàn, mua một bó hoa nhỏ ở đường Thanh Niên, ôm gói xôi cốm xanh mướt màu lá sen...”.

Phương Sinh cho biết, cô đã dành ngày nghỉ cuối tuần để ngồi xe bus, ngắm cảnh đường phố Hà Nội sang thu. Từ mạn Hoàng Hoa Thám, cô đi dọc lên Phan Đình Phùng, rồi chậm chạp tản bộ ở Hồ Hoàn Kiếm, nhâm nhi một cây kem Tràng Tiền, mua vài quyển sách nhỏ xinh ở phố Đinh Lễ. Đến cuối ngày, Sinh lại lên Hồ Tây thuê một chiếc xe đạp, thong thả ngắm hoàng hôn dần buông lơi xuống mặt nước lăn tăn gợn sóng. Cô tâm sự: “Đầu năm là lúc mọi người vội vàng thực hiện các kế hoạch, mùa hè ở Hà Nội oi bức khiến con người nóng nực không dám ra ngoài, mùa đông phải nhanh chóng hoàn thành các dự định để đón năm mới. Chỉ có mùa thu, là lúc tôi có thể thư thái tận hưởng cuộc sống, chậm lại một nhịp để hiểu rõ bản thân hơn, để yêu thế giới này nhiều hơn nữa”.

Cũng giống như Phương Sinh, Vũ Nhung (25 tuổi, quê Nam Định), đã sinh sống ở Hà Nội được hơn 5 năm nay. Mùa thu là mùa gây thương nhớ cho cô nhiều nhất. Nhung tâm sự: “Những năm dịch COVID-19, tôi về quê ở hơn một năm cùng gia đình. Nhưng không hiểu sao lại rất nhớ Hà Nội, đặc biệt là thu Hà Nội”. Cô cho biết, ngày mới lên Hà Nội học đại học, cũng vừa đúng lúc chớm sang thu. Thu Hà Nội đối với cô tân sinh viên lúc ấy sao mà đẹp quá, có những hàng cây lá vàng, có những con đường tràn ngập các gánh hàng hoa trên phố Hoàng Diệu.

Cô nói: “Quê tôi rất bình yên, mộc mạc, xinh đẹp. Nhưng thu Hà Nội mang một vẻ mơ màng, cổ kính, lãng mạn không sao diễn tả thành lời. Bước vào mùa thu Hà Nội, giống như được gặp một cô gái Tràng An trang nhã, duyên dáng. Nàng bước đi để lại cho trái tim chúng ta biết bao thổn thức, nhớ nhung như một kẻ si tình thầm lặng”. Vì vậy, mỗi năm khi vào thu Hà Nội, cô dậy từ sớm tham dự Lễ thượng cờ ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi dạo theo con đường nên thơ ở phố Phan Đình Phùng, nhâm nhi cốc cà phê, thưởng thức tô phở ấm áp. Sau đó, lái xe đến cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Hà Nội, ngắm dòng sông Hồng đẫm phù sa lờ lững chảy trôi. Cuối ngày, ngồi trên chiếc xe bus 2 tầng, Nhung chìm vào không gian của thành phố hoa lệ, cổ kính.

Thu Hà Nội là thời gian sống chậm. (Nguồn: Phương Sinh)

Thu Hà Nội là thời gian sống chậm. (Nguồn: Phương Sinh)

Cô nhẹ nhàng cười, nói: “Đi qua Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Trấn Quốc,... giữa tiết thu Hà Nội, ta cảm giác như đang hòa nhịp đập chung với mảnh đất Thăng Long nghìn năm lịch sử hào hùng”.

Còn đối với Trần Hùng (32 tuổi, sống ở Hà Nội từ bé), mùa thu là mùa của tình yêu. Mùa để cảm xúc lãng mạn trong con người vốn đã bị cuốn trôi theo guồng quay của cuộc sống được thức dậy. Anh bật cười, chia sẻ: “Hình như cứ đến mùa thu Hà Nội, tôi lại bâng khuâng nghĩ về mối tình đầu của mình. Thuở học sinh cấp 3, nô đùa nhau trên khoảng sân đầy nắng. Tôi vô tình va phải mắt cô bạn cùng bàn, cứ như vậy hàng triệu bông hoa bung nở trong tim, hàng ngàn cảm xúc thổn thức không nói lên lời”.

Vì vậy, cứ khi thu đến, anh lại cầm chiếc máy ảnh cơ đã cũ, đi xuyên qua những con đường rợp bóng cây chụp những bức ảnh man mác buồn. Đó là cô gái ngồi một mình bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, chàng trai ôm bó hoa ở con đường Nguyễn Du chờ người mình yêu không bao giờ đến. Hay đó là buổi hoàng hôn lãng đãng chiều khói sương nhìn từ trên cây cầu Nhật Tân. Anh tâm sự: “Tôi vốn là một người mạnh mẽ, chẳng hiểu sao cứ “bắt gặp” thu Hà Nội, lại muốn sống chậm lại, muốn buồn một chút, tìm lại trong hư không tình yêu thuở còn trong sáng, vô tư, hồn nhiên khi xưa”.

Nhớ nhiều hơn, yêu nhiều hơn

Trịnh Thị Hằng (40 tuổi, quê Bắc Giang) đã dành phân nửa cuộc đời mưu sinh, bươn chải ở Hà Nội. Là một người phụ nữ mạnh mẽ, chị luôn hướng về tương lai, bận rộn với công việc, dự định, kế hoạch. Ấy vậy mà thu Hà Nội lại khiến chị “lỡ một nhịp”. Chị tâm sự: “Tôi đã xa quê, sống ở Hà Nội hơn mười lăm năm, công việc bận rộn không có thời gian để sống chậm lại. Tuy nhiên, cứ đến mùa thu Hà Nội, tôi lại nhớ về những tháng ngày tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch thuở nhỏ. Nhiều lúc đi xe, chẳng hiểu tại sao cảm xúc lẫn lộn, vừa vui, vừa có chút man mác buồn. Sao mà ánh nắng nơi đây trong trẻo như quê tôi mỗi buổi chiều muộn thế, khung cảnh bình yên đến vậy, con người bỗng dưng sống chậm lại chẳng khác gì ở ngôi làng nhỏ bé của tôi”.

Chị kể lại, có những buổi chiều muộn, khi công việc đã xong xuôi, chị đi dọc trên con phố nhỏ mua gói cốm của một cụ già. Bàn tay cụ run run, đôi mắt đã mờ đục, mái tóc bạc lơ thơ nhìn giống như bà nội của chị ngày xưa. Cũng lại có khi, chị đi dọc theo các con phố hàng, lỡ nhìn thấy một bóng hình của ông chú lái xe ôm, ông bác cắt tóc thân thiện, hồn hậu chị lại nhớ đến bố mình ở dưới quê. Chị chia sẻ: “Mùa thu về mà sao lạ quá, cứ muốn thư thả tản bộ, rồi lại nhớ đến bố mẹ, ông bà, bạn bè ở dưới quê trước kia. Lại mong đến Tết thật nhanh để được về với gia đình”.

Đối với Minh Anh (29 tuổi, sinh sống ở Hà Nội), mùa thu gợi lên những ký ức thuở học sinh cắp sách đến trường. Minh Anh cho biết: “Chẳng hiểu sao, mùa thu khiến tôi nhớ về năm tháng học sinh tinh nghịch bên bạn bè”. Anh nhớ khoảng sân trường đầy nắng, những tán cây bàng, cây phượng chuẩn bị bước vào độ rụng lá. Nhớ những buổi sáng tinh mơ đạp xe đi học, hít không khí thoáng đãng mùa thu. Nhớ những lúc trời se se lạnh, chỉ cần trống điểm giờ ra chơi, học sinh ùa đi mua quà ăn vặt, những món như nước sấu, xoài, ổi cóc chấm muối ăn chua đến run người. Hay đó còn là buổi chiều, trời bắt đầu tối nhanh, học sinh vừa tan học đã vội vàng đến sân đá bóng, đánh cầu lông tập thể thao.

Minh Anh vừa nói, vừa ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thẳm: “Cứ mỗi sáng đi làm, tôi lại không kìm được đi qua trường cũ dù quãng đường xa hơn. Hình như thu Hà Nội cũng giống như tuổi trẻ, là một vệt nắng ấm áp, ngọt ngào nhưng đến vội vàng, đi cũng vội vàng. Để lại cho “cố nhân” bao tiếc nuối, nhớ mong”. Có lẽ, cũng vì vậy, mà đến 20/10, 20/11, không hẹn mà gặp, Minh Anh và các bạn bè cũ đều quay về trường học mang những bó hoa tươi thắm đến tặng thầy cô. Sau đó, anh cùng bạn bè “tay bắt mặt mừng” ôn lại những câu chuyện cũ.

Mùa thu khơi gợi lên ký ức thuở nhỏ tinh nghịch. (Nguồn: Trịnh Thị Hằng)

Mùa thu khơi gợi lên ký ức thuở nhỏ tinh nghịch. (Nguồn: Trịnh Thị Hằng)

Hình như, mùa thu chậm rãi không chỉ để nhớ, mà còn kết nối tình yêu. Thu Trang (26 tuổi, quê Nghệ An) vui vẻ nói: “Bố mẹ tôi cũng rất thích mùa thu Hà Nội. Sắp tới đây, để kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội 10/10, cả gia đình tôi ở Nghệ An sẽ lên Hà Nội chơi một chuyến”. Trang cho biết, thu Hà Nội vừa mát mẻ, khung cảnh đẹp, lại là thời điểm có nhiều món ăn “đặc sản” của Thủ đô. Vì vậy, cô thường mời bố mẹ và em trai lên Hà Nội chơi vào dịp này.

Cô cho biết: “Cả gia đình chúng tôi sẽ đi dạo trên những con phố cổ ở Hà Nội, thăm các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. Sau đó, bốn người đến một số quán ăn, thưởng thức món ngon như bún chả, bánh tôm Hồ Tây, cốm non, cà phê, chè lạnh,... Tối đến, chúng tôi cùng nhau đi dạo ở công viên gần nhà, đắm mình trong hương hoa sữa và sự nhộn nhịp của Hà Nội”. Đây là một khoảng thời gian đáng ghi nhớ, trân trọng của Trang đối với gia đình. Cô hy vọng, mỗi năm sẽ được mời bố mẹ và em trai lên Hà Nội chơi một lần vào mùa thu, để cùng cô thưởng thức cảnh sắc tuyệt mỹ nơi đây.

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.