Thói quen tiêu dùng số ngày càng trở nên phổ biến tại khu vực Đông Nam Á

Thói quen tiêu dùng số ngày càng trở nên phổ biến tại khu vực Đông Nam Á
(PLVN) - Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình ứng dụng thương mại điện tử và thanh toán không tiếp xúc tại Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan; từ đó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động mà vẫn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu gần đây nhất của Mastercard Impact Studies™, đại dịch COVID-19 đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế số tại khu vực Đông Nam Á thông qua đẩy nhanh quá trình ứng dụng các phương thức thương mại điện tử, giao hàng tận nhà, thanh toán số và không tiếp xúc. Báo cáo chỉ ra rằng một số xu hướng và thói quen được hình thành trong bối cảnh ứng phó với đại dịch có thể sẽ tiếp tục được duy trong trong thời gian dài.

Nghiên cứu được thực hiện tại 10 quốc gia trong khu vực châu Á –  Thái Bình Dương, về các tác động do các sự kiện bất thường ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương thức mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển trong khu vực.

Cụ thể, hơn 40% người tiêu dùng tham gia khảo sát tại Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cho biết đã sử dụng các dịch vụ giao hàng tận nhà trong tháng 4 nhiều hơn trong tháng 3. Gần một nửa số người tiêu dùng tham gia khảo sát tại Malaysia, Singapore và Thái Lan cũng cho biết trong cùng giai đoạn đó, họ thực hiện mua sắm trực tuyến nhiều hơn.

Bên cạnh những thay đổi trong thói quen mua hàng là xu hướng chuyển dịch sang các phương thức thanh toán mới trên toàn khu vực. Cụ thể, phần lớn người tiêu dùng tại các thị trường Đông Nam Á tham gia khảo sát cho biết kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch COVID-19, việc sử dụng tiền mặt của họ đã giảm đáng kể với 67% tại Singapore, 64% tại Malaysia và Philippines, và 59% tại Thái Lan.

Cùng với đó, các phương thức thanh toán không tiếp xúc đang ngày một phổ biến hơn. Tại Singpore, 31% người được khảo sát cho biết họ có xu hướng thực hiện thanh toán không tiếp xúc thông qua thẻ tín dụng. Trong khi đó, Malaysia, Philippines và Thái Lan ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhất ở ví điện tử và ví di động so với các hình thức thanh toán không tiếp xúc khác.

Về tâm lý người tiêu dùng trong khu vực, khoảng 83% người dân Philippines vẫn thận trọng và e ngại về sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, trong khi đó, con số này tại Malaysia là 70%, Singapore là 55% và Thái Lan là 41%.

Trên toàn khu vực, người dân cũng lo ngại về tác động của đại dịch đối với tài chính gia đình. Tình trạng bất ổn này cũng khiến cho 80% tại Philippines, 75% tại Malaysia, 74% tại Thái Lan và 65% tại Singapore dè chừng trước những khoản mua sắm giá trị lớn, cao hơn mức trung bình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 59%.

Dù lo ngại rằng đại dịch có thể vẫn sẽ tiếp diễn, người tiêu dùng trong khu vực vẫn giữ thái độ lạc quan và tin tưởng về năng lực ứng phó và kiểm soát dịch bệnh của quốc gia họ. Tại Singapore, 88% người tham gia khảo sát cảm thấy tích cực và 68% có thái độ trung lập về cách thức Chính phủ và các ngân hàng đang hỗ trợ người dân vượt qua khủng hoảng. Với niềm tin này, 20% người được hỏi cho biết họ tin rằng họ sẽ tăng mức đầu tư trong vài tháng tới.  

“Đại dịch COVID-19 đã tác động đến mọi người và mọi quốc gia theo những cách khác nhau. Nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng với thế giới số và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để đảm bảo sự an toàn và duy trì tâm thế bình thường trong những thời điểm bất thường và không chắc chắn như hiện nay.

Mặc dù các tổ chức, doanh nghiệp và thị trường đã xây dựng kế hoạch cho việc phục hồi, những lo ngại về an toàn và sức khỏe của người dân sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi chiến lược được đưa ra. Điều này được thể hiện rõ trong cách thức mua sắm và giao dịch của người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á”, ông Safdar Khan, Chủ tịch phụ trách các Thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á, Mastercard chia sẻ.

“Trong giai đoạn đầy thách thức này, Mastercard cam kết tận dụng sức mạnh về dữ liệu để giúp các doanh nghiệp ở những quy mô khác nhau có thể thích ứng và phát triển song hành với sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu, hành vi của người tiêu dùng thông qua việc cung cấp các công cụ thương mại điện tử, gia tăng hạn mức thanh toán không tiếp xúc, và dẫn dắt quá trình chuyển dịch sang hình thức thanh toán không tiếp xúc trên toàn khu vực.

Với việc đặt tâm lý và những lo ngại của người tiêu dùng làm trọng tâm, các doanh nghiệp và Chính phủ sẽ có thể vượt qua tình hình hiện tại một cách tự tin, giảm thiểu những tác động bất lợi của các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai”, ông Safdar Khan cho biết.

Nhiều năm trước khi có sự bùng phát của dịch COVID-19, Matstercard đã thực hiện nỗ lực thúc đẩy thương mại điện tử số, giúp đem đến trải nghiệm thanh toán tiện ích và ưu việt cho người tiêu dùng.

Theo đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng thực hiện thanh toán bằng cách chạm thẻ hoặc điện thoại thông minh trên thiết bị đầu cuối trong cửa hàng, sử dụng ví điện tử, mua hàng trực tuyến, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp ở mọi quy mô, Mastercard cung cấp các giải pháp và dịch vụ ở nhiều lĩnh vực như: thương mại điện tử, thanh toán, an ninh mạng, phòng chống gian lận, phân tích dữ liệu và đánh giá năng suất, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh nhiều thay đổi.

Mastercard luôn chú trọng hỗ trợ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi sang giao dịch không dùng tiền mặt. Dưới đây là một số sáng kiến đã và đang được Mastercard thực hiện:

Tăng hạn mức thanh toán không tiếp xúc. Trong tháng Ba, Mastercard đã tăng hạn mức thanh toán không tiếp xúc tại 50 quốc gia trên khắp thế giới nhằm hỗ trợ người tiêu dùng, thương nhân và các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận các nguồn lực để thực hiện thanh toán, nhận thanh toán an toàn và duy trì hoạt động trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19 và giai đoạn tiếp sau đó.   

Các giải pháp vận chuyển, đi lại không tiếp xúc. Mastercard đang hợp tác với các thành phố trên toàn thế giới, bao gồm Singapore và Malaysia, giúp đơn giản hóa trải nghiệm của khách hàng thông qua tích hợp phương thức thanh toán không tiếp xúc trong quá trình di chuyển, và cho phép hành khách thanh toán vé tàu, xe bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, hoặc một thiết bị hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc.

Các công cụ thương mại điện tử giúp trao quyền cho các doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện trên các sàn thương mại số, Mastercard tiếp tục xây dựng các giải pháp như Simplify Commerce. Đây là một nền tảng đơn giản và an toàn giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp nhận thanh toán điện tử hơn dù cho họ sử dụng thương hiệu thanh toán nào.

Với các tính năng thanh toán cũng như quản lý doanh nghiệp giúp đơn giản hóa các quy trình hỗ trợ, các thương nhân có thể tập trung vào các hoạt động và chức năng kinh doanh cốt lõi khi họ gia nhập môi trường không gian số.

Đọc thêm

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?