Thổ Nhĩ Kỳ: Chia rẽ quanh chuyện khôi phục án tử hình

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan
(PLO) -Ngay sau khi giành thắng lợi trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 16/4, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết sẽ khôi phục án tử hình, một cuộc cải cách từng được đưa ra từ 15 năm trước và được xem là nền tảng cho nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU). 

Động thái này chắc chắn sẽ làm hài lòng những người ủng hộ ông Erdogan- người đã nhiều lần kêu gọi phục hồi án tử hình tại các cuộc mít tinh vận động trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp. 

Khó thuyết phục dân

Tuy nhiên, bằng cách đặt dấu chấm hết thực sự cho các cuộc đàm phán về việc gia nhập EU kéo dài suốt nhiều thập kỷ qua, Ankara chắc chắn sẽ khó thuyết phục hàng triệu người Thổ Nhĩ Kỳ ở các thành phố cảng nhộn nhịp, các khu trung tâm thương mại và du lịch - những người đã nói “không” trong cuộc trưng cầu ý dân vừa qua. 

Kết quả sơ bộ cho thấy có 51,4% cử tri đồng ý với kế hoạch cải cách Hiến pháp của ông Erdogan, theo đó trao thêm quyền lực cho tổng thống. Đây được xem là cuộc cải cách chính trị lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi thành lập nước cộng hòa hiện đại. Phát biểu trước những người ủng hộ tụ tập bên ngoài Dinh Tổng thống một ngày sau cuộc bỏ phiếu, ông Erdogan tuyên bố:

“Mối quan tâm của chúng tôi không phải là những điều George, Hans hay Helga (ám chỉ người châu Âu) nói, mà là những mong muốn của Hatice, Ayse, Fatma, Ahmet, Mehmet, Huseyin, Hasan (tức những người dân Thổ Nhĩ Kỳ)”. Ông cam kết sẽ có một cuộc tranh luận tại Quốc hội về vấn đề này hoặc, nếu thất bại thì sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân khác. 

Nhưng châu Âu sẽ không phải là lực lượng duy nhất chống lại các kế hoạch của ông Erdogan. Các thành phố lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ như Istanbul, Ankara và Izmir đã nói “không” trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 16/4.

Tương tự là các khu công nghiệp, các thành phố du lịch và các thành phố cảng ở 33 tỉnh trên cả nước, hay các vùng hướng ngoại, phát triển mạnh nhờ mối quan hệ chặt chẽ với châu Âu và đang ngày càng lo lắng cho tương lai. Hơn 320 trong tổng số 500 công ty công nghiệp lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đặt trụ sở tại các thành phố lớn đã bỏ phiếu chống lại việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó quá nửa là ở Istanbul. 

Serafettin Asut, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp ở thành phố Mersin nằm bên bờ Địa Trung Hải, nơi có một trong những cảng quốc tế lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết: “Trong nhiều năm, chúng tôi đã nỗ lực hòa nhập với thế giới. Chúng tôi đã có nhiều thành tích trong lĩnh vực ngoại thương. Chúng tôi không ngừng suy nghĩ về việc làm thế nào để tiến bộ". Theo ông, xuất phát từ thực tế này, việc đưa ra án tử hình sẽ không thực sự được đón nhận tích cực. 

51,4% cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý với kế hoạch cải cách Hiến pháp
51,4% cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý với kế hoạch cải cách Hiến pháp 

Hơn 64% cử tri ở Mersin đã nói “không” trong cuộc trưng cầu ý dân, một kết quả bất ngờ đối với một thành phố đã bỏ phiếu cho đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của ông Erdogan trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2015. Các trung tâm du lịch như thành phố Antalya ở Địa Trung Hải, trong năm ngoái đã đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, cũng nói “không” với cải cách Hiến pháp. 

Cuộc đấu mới

Đảng đối lập chính là đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) theo chủ nghĩa thế tục và phe đối lập thân người Kurd (HDP) đang tìm cách hủy bỏ kết quả cuộc trưng cầu ý dân, trong khi đoàn luật sư và các nhà quan sát quốc tế cho rằng cuộc bỏ phiếu có những dấu hiệu gian lận. Theo hãng Reuters, lác đác xảy ra những cuộc biểu tình phản đối kết quả trưng cầu ý dân tại các thành phố, trong đó có Istanbul, Ankara và Izmir.

Ông Murat Gezici, người đứng đầu hãng thăm dò ý kiến Gezici - hãng đã dự báo chính xác kết quả trưng cầu ý dân vừa qua, nhận định “AKP ngày càng thất bại trong việc thu hút lá phiếu cử tri tại các thành phố lớn. Họ đã cố gắng thuyết phục người dân bằng các giá trị yêu nước và bảo thủ, nhưng cử tri lại nhận thức việc này như một dấu hiệu về các chính sách trong tương lai của AKP - đó là ngoảnh mặt với phương Tây”. 

Nếu ông Erdogan thúc đẩy khôi phục án tử hình, AKP sẽ phải đưa dự luật lên quốc hội thông qua hoặc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân, nơi họ có thể đạt được mục đích nhờ sự ủng hộ của Phong trào Dân tộc chủ nghĩa (MHP), vốn đã ủng hộ ý tưởng này trước đây. Tuy nhiên, theo thăm dò mới nhất của hãng Gezici, ông Erdogan chỉ có thể nhận được 35% số phiếu ủng hộ từ MHP, trong khi có thể không nhận được lá phiếu nào trong số các đảng dân tộc chủ nghĩa. 

Được xem là “người hùng” của đa số tầng lớp lao động ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan trong nhiều năm đã nhận được sự ủng hộ của các doanh nhân tự do. Chính sách cải cách của ông trong những năm đầu lên nắm quyền trên cương vị Thủ tướng (từ năm 2003) đã mang lại sự ổn định và thu hút đầu tư nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, lòng tin đã bị xói mòn do các mối quan hệ với châu Âu trở nên xấu đi, những lo ngại về các quyền dân sự và tự do chính trị ngày càng tăng sau cuộc đảo chính bất thành năm 2016, nguy cơ tái diễn xung đột với các chiến binh người Kurd và mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở các nước láng giềng Syria và Iraq.

Một doanh nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, chủ một công ty dệt cỡ vừa với khoảng 150 khách hàng từ châu Âu, cho biết mới đây ông đã lập một công ty ở Đức do tình hình (trong nước) đang ngày càng xấu đi. Theo ông, đây là một biện pháp phòng ngừa trong trường hợp quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU tồi tệ hơn nữa và ảnh hưởng đến thương mại. 

Hơn 320 trong tổng số 500 công ty công nghiệp lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu chống lại việc sửa đổi Hiến pháp
Hơn 320 trong tổng số 500 công ty công nghiệp lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu chống lại việc sửa đổi Hiến pháp

Theo nhà báo Murat Yetkin, người phụ trách chuyên mục của tờ Hurriyet, “ông Erdogan có thể đã giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý dân, nhưng vẫn còn những thách thức lớn đang ở phía trước. Giờ đây ông Erdogan sẽ phải chèo lái đất nước mà một bộ phận trong xã hội muốn mở cửa ra thế giới, với các sản phẩm văn hóa, năng lực xuất khẩu, doanh thu từ du lịch và sản lượng công nghiệp cao nhất, bằng một Hiến pháp được thông qua bởi bộ phận có tư tưởng khép kín.../.

Ngày 16/4, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố giành được sự ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp, giành được 51,5% số phiếu ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân nhằm gia tăng quyền lực cho tổng thống, tức nhiều hơn phe phản đối 1,3 triệu phiếu. Kết quả này sẽ tạo điều kiện cho ông Erdogan tại nhiệm ít nhất đến năm 2029. 

Sau kết quả cuộc trưng cầu ý dân, nhiều người dân ở thành phố Istanbul đã đổ xuống đường để thể hiện sự ủng hộ với Tổng thống Erdogan. Mang theo cờ và đuốc, các đám đông tuần hành về trụ sở của đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền tại Istanbul. Các quầy hàng trên đường phố cũng bán khăn, cờ và đĩa CD ghi các bài hát ủng hộ chiến dịch sửa đổi Hiến pháp.

Trong một diễn biến khác, cùng ngày, sau khi tuyên bố chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý dân về việc thay đổi Hiến pháp, Tổng thống Erdogan cho biết ông đang xem xét việc tổ chức một cuộc trưng cầu khác về việc khôi phục lại án tử hình tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Erdogan tuyên bố ông sẽ ký ban hành nếu Quốc hội trình lên một dự luật với nội dung trên. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể đạt được đồng thuận do phe đối lập phản đối, ông sẽ cân nhắc khả năng tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân khác.

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.