Thiếu lao động, tàu các nằm bờ hàng loạt

Thiếu lao động nghề biển, nhiều tàu cá vẫn phải neo tàu nằm bờ
Thiếu lao động nghề biển, nhiều tàu cá vẫn phải neo tàu nằm bờ
(PLO) - Từ mùng 4 Tết ngư dân các địa phương đã tấp nập mở biển nên chuyện tàu cá nằm bờ sau Rằm tháng Giêng là hi hữu với nghề biển. Vậy mà vào thời điểm này, khi tháng Giêng đã gần hết nhưng tỉnh nào cũng có tàu cá nằm bờ vì thiếu lao động. Lao động nghề biển nhọc nhằn, đầy rủi ro, công xá thấp nên sức hút ngày càng giảm sút.  

Nỗi niềm chủ tàu cá

Những năm gần đây, chuyện chủ tàu cá nháo nhào tìm kiếm lao động nghề biển đã trở thành chuyện thường ngày tại các địa phương có nghề đi biển. Tại cảng cá Phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên, anh Trần Ngọc Cường - chủ tàu - đang đứng ngồi không yên trên tàu đánh bắt cá ngừ đại dương PY 96455TS của mình cho biết: “Tàu của tôi làm nghề câu giàn, mỗi chuyến đánh bắt chỉ cần 9 lao động. Giáp Tết, tôi đã chạy tiền, ứng cho mỗi lao động từ 3 đến 5 triệu đồng. Anh em thống nhất chọn ngày mùng 6 Tết mở biển. Sáng mùng 6 Tết, chỉ 5 người có mặt tại bến, 4 lao động khác đã tắt điện thoại di động. Để có thể mở biển, những ngày qua, tôi và người nhà phải lặn lội khắp nơi tìm kiếm lao động”. 

Nhiều chủ tàu khác cũng trong tình cảnh tương tự. Họ đều ứng tiền cho các ngư dân nên có ngư dân ứng của chủ này 2 triệu đồng, sau đó lại tiếp tục sang 3 chủ tàu khác ứng tiền cam kết đi biển. Đến ngày mở biển, cả 4 chủ tàu đều không ai thấy lao động này xuất hiện. Thiếu người thì tàu không thể xuất bến.

Chuyện lao động trên tàu cá lừa lấy tiền của chủ tàu cá rồi trốn, không đi biển như cam kết là câu chuyện diễn ra khá phổ biến từ nhiều năm nay tại các làng biển. Thực tế, đối với lao động nghề cá, từ xưa đến nay chẳng ai ký hợp đồng lao động bao giờ. Hai bên chủ yếu thỏa thuận với nhau bằng miệng.

Hiếm hoi, cũng có những tờ giấy cam kết nhận tiền nhưng dù có cam kết, bạn thuyền đã lấy tiền mà không đi biển, chủ tàu cũng đành chịu, bám đuổi kiện tụng để lấy lại vài triệu đồng rất mệt mỏi, có khi thiệt hại còn lớn hơn. Vậy là ngư dân đua nhau đòi ứng tiền khiến mùa mở biển nào cũng có nhiều chủ tàu lao đao, khốn đốn. 

Lao động nghề cá được các ngư dân gọi là đi bạn. Chỉ riêng một xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 1.300 tàu cá, số tàu này cần ít nhất 20.000 lao động. Do thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng nên tiêu chuẩn tuyển dụng lao động nghề biển hạ xuống, thậm chí có tàu còn tuyển dụng cả người chưa hề đi biển bao giờ. Việc tuyển dụng thông qua người dắt mối, gọi là “cò” ngư dân. Theo các thuyền trưởng, ngư dân “cò” thường là những người làm biển thiếu chuyên nghiệp, không chịu được áp lực công việc và thời gian làm dài ngày trên biển nên nhiều hệ lụy đã xảy ra.

Thuyền trưởng Nguyễn Út cho biết: “Tôi được ông Hồ Thanh Tịnh thuê điều hành cặp tàu cá BV 5286TS và BV 5295TS. Trên tàu có 3 ngư dân quê miền Tây rất lười lao động. Dù tôi nói to, nói nhỏ đủ điều nhưng chẳng ai quan tâm, người thì lăn ra ngủ, người thì uể oải làm việc. La nhiều thì họ ghét, khi tôi ngủ, 3 ngư dân này rủ nhau xúc cá đổ xuống biển”.

Năm 2016, sau 1 tháng lao động trên biển, các ngư dân “cò” trên cặp tàu cá BV 4356TS và BV 4365TS của ông Nguyễn Văn Bảo đã đình công, lao vào ca-bin đe dọa Thuyền trưởng Võ Khâm, ép anh cho tàu quay vào đất liền chứ không được đánh bắt thêm. Một ngư dân quê Quảng Trị tuyên bố nếu tàu tiếp thêm dầu, đá tiếp tục đánh bắt thì sẽ “xử” luôn thuyền trưởng. Sau trận tỷ thí giữa hai người trên sàn tàu, cuối cùng, ông Khâm phải cho tàu cá BV 4365TS chở các ngư dân này về đất liền.

Và nỗi buồn ngư dân đi bạn

Nghề biển hiện không còn sức thu hút mạnh đối với ngư dân như trước đây vì trong khi ngư dân phải sống dài ngày trên biển, cường độ làm việc cao, mức thu nhập giữa chủ tàu và ngư dân chênh lệch lớn, thu nhập của ngư dân đi bạn rất bèo bọt. 

Mỗi phiên đi biển, một cặp tàu giã cào sử dụng 30.000 lít dầu nhưng hiện nay, chủ tàu có lợi thế là giá dầu hạ, bình quân mỗi phiên biển, chủ tàu tiết kiệm được 70-80 triệu đồng, với số tiền này đã trả được một nửa tiền công cho ngư dân đi bạn trên tàu. Vậy là ngư dân đi bạn chỉ làm công với giá rẻ mạt cho chủ tàu. Nếu chủ tàu nào quan tâm thì anh em được nhờ, ngược lại, có những chủ tàu chỉ lo làm giàu, ít để ý đến quyền lợi của bạn chài 

Trước đây, tại các địa phương, chủ tàu ăn chia với ngư dân đi bạn bằng nhiều hình thức. Thông thường, sau khi đánh bắt, trừ mọi chi phí, chủ tàu hưởng 6 phần, còn 4 phần chia đều cho bạn chài. Vì cá đánh được nửa phiên thì tàu vận tải đã ra chuyển cá vào bờ bán. Ngư dân đi trên tàu không thể ước tính được sản lượng và nắm bắt được lượng cá họ tham gia sản xuất. Tàu đánh cá được bao nhiêu tấn, bán cá được bao nhiêu tiền thì bạn chài không hay biết, chỉ nghe nói sao hay vậy, cho bao nhiêu hay bấy nhiêu. Thay vì chia phần theo sản phẩm đánh bắt như trước đây, nay ngư dân thỏa thuận được trả lương theo tháng (hoặc theo chuyến biển), còn các chủ tàu thì lời ăn, lỗ chịu. 

Ông Nguyễn Tri Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết: “Thực tế thiếu hụt lao động nghề biển không có nghĩa ở vùng biển thiếu lao động, mà chính ở chỗ sức hút từ nghề biển đối với người lao động ngày càng giảm sút. Thu nhập ổn định cùng với sự gắn kết chặt chẽ giữa chủ tàu với người lao động mới chính là cách để từng bước giải quyết khan hiếm lao động đi biển. Hiện, một số tổ hợp tác đánh bắt xa bờ ở Phú Yên cũng đã bắt đầu áp dụng mô hình có ký kết hợp đồng lao động, trả một khoản tiền hàng tháng cho nhân công đi bạn trên tàu cá. Thế nhưng, điều này vẫn khó phổ biến bởi hầu hết các tàu xa bờ là tài sản của từng gia đình, cách quản lý vẫn theo kiểu “chuyến nào ăn chuyến đó”. Thế nên, chủ các tàu cá quanh năm loay hoay giải bài toán khó về lao động nghề biển nhưng vẫn chưa có được lời giải khả dĩ hơn cho mình”. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.