Điểm tựa vững chắc của ngư dân bám biển Trường Sa

Tàu cá BĐ 95662TS của ông Chương được lai dắt vào âu tàu đảo Sinh Tồn sửa chữa
Tàu cá BĐ 95662TS của ông Chương được lai dắt vào âu tàu đảo Sinh Tồn sửa chữa
(PLO) - Trước đây, rất ít ngư dân có điều kiện bám biển Trường Sa vì tàu bé, các khu neo đậu, trú ngụ, cung cấp dịch vụ nghề cá cho ngư dân tại Trường Sa quá ít, lại xa. Nay các trung tâm dịch vụ hậu cần, kỹ thuật trên các đảo nối tiếp nhau ra đời là điểm tựa vững chắc cho ngư dân bám biển khi thiếu lương thực, thực phẩm, hết dầu, gặp nạn trên biển và cần nơi tránh trú khi có bão. 

Thêm một điểm tựa vững chắc cho ngư dân

Nhằm phối hợp tuyên truyền sâu rộng, khuyến khích ngư dân vươn khơi, bám biển, tăng cường khai thác thủy - hải sản ở khu vực biển Trường Sa,  đầu năm 2017, Đoàn cán bộ Hải đoàn 129 Hải quân đã có đợt làm việc dài ngày tại các tỉnh miền Trung gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận để giới thiệu về hoạt động của Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn, làng chài đảo Núi Le và đảo Tốc Tan. 

Hải đoàn 129 Hải quân được giao quản lý, điều hành Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 11/2016. Với âu tàu rộng, luồng được khơi sâu và có hầu hết dịch vụ hậu cần thiết yếu như cung cấp xăng dầu, nước ngọt, nhu yếu phẩm, sửa chữa kỹ thuật…, trung tâm này là điểm tựa vững chắc cho bà con ngư dân yên tâm bám biển, đánh cá dài ngày trên vùng biển Trường Sa, nhất là chỗ dựa cho tàu cá và bà con ngư dân khi gặp bão tố.

Dịch vụ trong âu tàu cung cấp đầy đủ nhu cầu thiết yếu cũng như sửa chữa cho bà con ngư dân. Đó là nước ngọt, nhiên liệu, vật tư thay thế. Bà con ngư dân sẽ được cung cấp nước ngọt cũng như sửa chữa hoặc thay thế các vật tư nhỏ như bulông, ốc vít miễn phí. Giá dầu và các vật tư quan trọng được tính với giá như trong đất liền.

Thiếu tá Lê Thanh Sơn - Phó Hải đoàn trưởng kinh tế - Hải đoàn 129 cho biết: “Hệ thống âu tàu và khu dịch vụ của Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn rộng hơn 9ha. Trong đó diện tích lòng âu tàu rộng 3,6ha, có thể chứa cùng lúc 70-100 tàu cá. Luồng đi vào âu tàu dài 150m, rộng 55m và có độ sâu trung bình 4,5m. Xung quanh âu tàu có hệ thống bờ kè bảo vệ với chiều dài hơn 1.000m. Trước đây khi chưa có âu tàu, nếu gặp gió bão thì tàu thuyền của bà con ngư dân không thể cập đảo. Còn với âu tàu và dịch vụ hiện nay, tàu cá của bà con hoàn toàn có thể vào đây tránh trú bão hay sửa chữa, tiếp dầu, nước ngọt”.

Tuy mới đưa vào sử dụng nhưng trung tâm đã sửa chữa miễn phí cho nhiều tàu cá và cũng là nơi tránh trú an toàn của các tàu trong cơn bão Nock-ten cuối tháng 12/2016 vừa qua. Lúc 14 giờ 45 phút ngày 23/12/2016, Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa) đã tiếp nhận tàu câu cá ngừ đại dương BĐ 95662TS do ông Lê Công Chương (SN 1970, ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng bị gãy trục các đăng.

Tàu BĐ 95662TS có 6 ngư dân, gặp nạn cách bờ khoảng 200 hải lý vào 6 giờ sáng ngày 20/12.  Hơn 1 ngày tự trôi dạt sau khi tàu phát lệnh cấp cứu khẩn cấp, tàu chở hàng Vikingsea của Singapore đã tiếp cận cứu nạn nhưng tàu BĐ 95662TS bị hỏng máy, không có người bị thương nên tàu Singapore không giúp được gì. Thêm một ngày trôi dạt trên biển nữa, đến 5 giờ sáng ngày 22/12, 3 tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định đã tiếp cận kéo tàu BĐ 95662TS  về Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn, Hải đoàn 129.

Ngay sau khi tiếp nhận, Đội sửa chữa của Trung tâm đã khảo sát, khắc phục sự cố kỹ thuật của tàu. Trung tâm cũng cấp cho 4 tàu cá mỗi tàu 200 lít nước ngọt và động viên tinh thần ngư dân. Ông Chương cho biết: “Nếu không có âu tàu và dịch vụ sửa chữa ở đây, khi tàu cá chúng tôi gặp sự cố phải có đội tàu lai kéo về bờ, tốn kém rất nhiều và không thể đánh cá. Có dịch vụ ở đây, sửa xong, chúng tôi lại tiếp tục chuyến biển”. 

Tiếp sau đó, ngày 26/12/2016, tàu cá Quảng Ngãi QNg 95078 TS bị hỏng máy bơm nước biển chính được đưa vào âu tàu Sinh Tồn khắc phục sự cố. Lúc ra đi, tàu được cấp miễn phí 500 lít nước ngọt để tiếp tục vươn khơi.

Trường Sa sẽ có thêm nhiều cảng cá

Huyện đảo Trường Sa hiện có nhiều âu tàu để tàu thuyền của ngư dân tránh trú bão, lấy nước ngọt, sửa chữa máy móc, mua xăng dầu, lương thực, thực phẩm tại các đảo Đá Tây, Tốc Tan, Song Tử và Sinh Tồn... Hàng năm, mỗi điểm đảo đều giúp đỡ hàng trăm lượt tàu cá bị hỏng hóc máy móc. Quân y trên các đảo này cũng tham gia cứu chữa nhiều ngư dân ốm đau, bệnh tật, gặp tai nạn trên biển. Vì vậy, ngư dân đi biển Trường Sa có thể vô tư cập cảng tại các điểm đảo để mua nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, đổ nước ngọt để tiếp tục hải trình bám biển nhiều tháng.

Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại quần đảo Trường Sa, đến năm 2020 sẽ có 6 khu neo đậu kết hợp cảng cá tại các đảo: Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Phan Vinh, Đá Tây và Nam Yết. Bộ sẽ ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần cho các đảo, sau đó làm cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tại duyên hải Nam Trung bộ. Như vậy có thể nói, bên cạnh sự giúp đỡ của bộ đội Hải quân đồn trú tại các đảo, nhà giàn, hoạt động của các khu neo đậu kết hợp cảng cá ở Trường Sa là nguồn tiếp sức lớn lao cho những chuyến vươn khơi, làm chủ biển Đông của ngư dân nước ta.

Ông Võ Thiên Lăng - Chủ tịch Hiệp hội Nghề cá Khánh Hòa đánh giá, chủ trương xây dựng các khu neo đậu và cảng cá là điều “quá tốt” cho ngư dân. Được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, có nơi cho ngư dân trú ngụ, neo đậu, cung cấp nước uống... là điều quan trọng giúp ngư dân yên tâm bám biển. Trên thực tế hiện nay, các khu neo đậu, trú ngụ cho ngư dân quá ít, lại xa. Nhiều trường hợp ngư dân gặp sự cố đã không nhận được sự giúp đỡ kịp thời, gây thiệt hại rất lớn. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...