Thiệt hại gần 7.000 tỉ đồng, chống sạt lở và xâm nhập mặn tại ĐBSCL thành nhiệm vụ trọng tâm

Sạt lở tại ĐBSCL thành vấn đề trọng tâm của công tác PCTT năm 2020. Ảnh minh họa
Sạt lở tại ĐBSCL thành vấn đề trọng tâm của công tác PCTT năm 2020. Ảnh minh họa
(PLVN) -Thiệt hại do thiên tai năm 2019 gây ra tuy không lớn bằng các năm trước đó nhưng theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là không được phép lơ là, chủ quan. Trong đó, vấn đề sạt lở và xâm nhập mặn tại ĐBSCL trở thành vấn đề trọng tâm.

Thiệt hại do thiên tai khoảng 7000 tỉ đồng

Năm 2019, thiên tai trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khốc liệt và có xu thế ngày càng gia tăng, cực đoan tại hầu hết các châu lục với khoảng 600 đợt thiên tai gây thiệt hại về kinh tế trên 73 tỷ USD.

Ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT), Bộ NN&PTNN cho biết, trong năm 2019, tại Việt Nam, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng vẫn mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường trên khắp các vùng miền của cả nước. Theo đó, với 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 12 trận rủi ro thiên tai cấp độ 3 với 08 cơn bão và 04 ATNĐ; thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng, làm 133 người chết và mất tích (giảm 40% so với năm 2018); Tuy nhiên, năm 2019 vẫn là một năm giảm kỷ lục về thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ông Hoài cũng đánh giá, năm 2019, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng với sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động, Tổng cục PCTT triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Bộ; luôn bám sát tình hình thực tiễn, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai các nhiệm vụ được giao đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác PCTT.

Trong năm 2019, một số nhiệm vụ đã triển khai thực hiện: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật PCTT và Luật đê điều; trình Chính phủ ban hành 01 Nghị định; hiện đang trình 02 Nghị định); kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động; Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, các chiến lược, chương trình, đề án, dự án; Công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa trong công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý ngành được tập trung chỉ đạo, toàn diện trên các lĩnh vực; Công tác tài chính, thanh tra, kiểm tra; Triển khai thực hiện nhiệm vụ thường xuyên về xử lý văn bản, hành chính, công tác phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiên tai, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, quản lý đê điều, truyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng, công tác khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế, thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

Sạt lở và xâm nhập mặn trở thành nhiệm vụ trọng tâm

Nhìn nhận và đánh giá hoạt động năm 2019 về hoạt động của công tác PCTT, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường biểu dương và đánh giá cao kết quả triển khai các hoạt động của Tổng cục PCTT trong năm qua với cả hai nhóm nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về PCTT và văn phòng thường trực ban chỉ đạo Trung ương về PCTT.

Biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác PCTT năm 2019. Ảnh: Tổng cục PCTT ảnh 1
 Biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác PCTT năm 2019. Ảnh: Tổng cục PCTT

"Mặc dù Tổng cục Phòng chống thiên tai mới được thành lập 2,5 năm, nhưng trong thời gian ngắn cho thấy sự trưởng thành nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt trong năm 2019 đã có những kết quả đáng kể từ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định, Quyết định, thông tư,…) và công tác quản lý nhà nước vê phòng chống thiên tai. Tập thể lãnh đạo, cán bộ có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, có tinh thần cầu thị, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài Bộ để hoàn thành tốt nhiệm vụ", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Trong năm 2020, Bộ trưởng Cường lưu ý Tổng cục PCTT cần tập trung hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt tập trung Dự án Luật sửa đổi Luật PCTT và Luật đê điều, bên cạnh đó dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Cường cũng lưu ý việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Trung tâm điều hành quốc gia ứng phó thiên tai

"Rà soát, hoàn thiện các nội dung triển khai Nghị quyết 120 của Chính phủ bao gồm xây dựng các Đề án, chương trình ứng phó bền vững sạt lở, bố trí dân cư; phối hợp với địa phương và các Bộ, ngành. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm tới bởi vấn đề này rất nan giải", Bộ trưởng Cường nói.

Hiện, Tổng cục PCTT đang tập trung hoàn thiện, đẩy nhanh mô hình điển hình trong phòng chống thiên tai từ công tác ứng phó, chỉ huy theo phương châm 4 tại chỗ ở cấp tỉnh, huyện, xã gắn với lực lượng xung kích.

Bộ trưởng Cường nói:"Cán bộ viên chức của Tổng cục PCTT cần phát huy tinh thần hết sức sáng tạo, quyết liệt, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan ở trong và ngoài Bộ, tăng cường chức năng tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT hoàn thành tốt nhiệm vụ".

Ghi nhận những cống hiến và nỗ lực của Tổng cục PCTT trong năm vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã trao Huân chương lao động và Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoàn thành nhiệm vụ và tổ chức ra mắt câu lạc bộ phóng viên PCTT.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đột phá giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)
(PLVN) - Là động lực quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, 9 tháng qua vốn đầu tư công (ĐTC) đã giải ngân được 51,38% kế hoạch. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, chưa năm nào ĐTC vượt qua 50% kế hoạch trong 9 tháng.

Tiềm năng xuất khẩu dược liệu

Cần tăng cường khả năng chế biến sâu với dược liệu để gia tăng thị trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)
(PLVN) -Thị trường dược liệu trên thế giới được đánh giá là khá tiềm năng với quy mô khoảng 200 - 300 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá có nguồn dược liệu đa dạng. Mở thêm đầu ra cho lĩnh vực sản phẩm này đang là nhu cầu của các địa phương có thế mạnh trên cả nước.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến.
(PLVN) - Tại phiên thứ 2, Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sáng 01/10, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến - phần thưởng của Công đoàn Viên chức Việt Nam cho cá nhân có đóng góp xuất sắc, trong thời gian dài cho hoạt động  công đoàn của cơ quan và Công đoàn Viên chức Việt Nam.

'Gỡ khó' cho doanh nghiệp vay vốn

Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
(PLVN) - Sau Hội nghị kết nối ngân hàng (NH) - doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục tổ chức Hội nghị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho DN trong vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng.

Quý III/2023 GDP ước tăng 5,33%, kinh tế khởi sắc

Quý III/2023, khu vực công nghiệp và xây dựng khởi sắc hơn với mức tăng 5,19% so với cùng kỳ. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý III và 9 tháng năm 2023, theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước.

Thúc tiến độ cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
(PLVN) -Do dự án Diễn Châu - Bãi Vọt chậm tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã họp riêng về dự án và có “tối hậu thư” cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT thúc tiến độ dự án này.

Cần vai trò “nhạc trưởng” của “siêu” ủy ban

Hoạt động khai thác dầu khí của PVN - một tập đoàn có doanh thu và đóng góp ngân sách nhà nước rất lớn của CMSC.
(PLVN) -Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đỗ Thành Trung, với việc quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty (TĐ-TCT) nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cần thực hiện vai trò của người “nhạc trưởng” trong việc điều phối, huy động nguồn lực của các TĐ-TCT phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Liên kết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Doanh nghiệp phải chung tay xóa 'lõi nghèo'

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phóng nhấn mạnh vai trò của DN trong liên kết vùng.
(PLVN) - Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là "vùng trũng" trong phát triển kinh tế và là "lõi nghèo" của cả nước. Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng, không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp (DN) cũng phải chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng…

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay ở mức 5,8%

Họp báo giới thiệu Báo cáo ADO tháng 9/2023.
(PLVN) - Theo báo cáo vừa công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.

Ngành Hải quan: Bảo đảm giảm 20% số lô hàng lấy mẫu phân tích, phân loại

Hoạt động nghiệp vụ của cán bộ hải quan. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) -Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu “giảm 20% số lô hàng phải lấy mẫu phân tích, phân loại” nhằm tạo thuận lợi tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.

PVN kiên định mục tiêu tăng trưởng

Dù thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng PVN kiên định mục tiêu tăng trưởng năm 2023. (Ảnh: PVN)
(PLVN) -Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) kiên định mục tiêu tăng trưởng nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao ngay cả trong bối cảnh khó khăn, nhiều thách thức.

Hàng không tăng trưởng ấn tượng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Theo Cục Hàng không Việt Nam, 9 tháng năm 2023, các cảng hàng không trên cả nước đón 89 triệu lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.