Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Lộ trình giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng thị trường tín chỉ carbon

Thời gian vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo quyết liệt và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia để triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26 - Glasgow, 2021, trong đó, Thủ tướng cam kết Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050).

GS.TS Võ Xuân Vinh tham dự và trình bày tham luận về tìm kiếm nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon tại Trường Chính sách công (Bộ NN&PTNT)

GS.TS Võ Xuân Vinh tham dự và trình bày tham luận về tìm kiếm nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon tại Trường Chính sách công (Bộ NN&PTNT)

Một trong những chỉ đạo quan trọng là việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 qua Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1/10/2021. Kế hoạch này đặt ra các mục tiêu chính về tăng trưởng xanh, thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực đối với các lĩnh vực liên quan. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan để thực hiện và triển khai các hoạt động và mục tiêu của kế hoạch.

Bên cạnh đó, ngày 7/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Trọng tâm của Nghị định là lộ trình triển khai thị trường tín chỉ carbon.

Cụ thể, kể từ năm 2025, Chính phủ sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon. Từ nay đến hết năm 2027, Chính phủ sẽ tích cực đẩy mạnh việc xây dựng các quy định quản lý tín chỉ carbon, thiết lập quy chế vận hành sàn giao dịch và triển khai thí điểm cơ chế trao đổi và bù trừ tín chỉ carbon. Những nỗ lực này nhằm tạo nền tảng vững chắc cho thị trường tín chỉ carbon, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong các giao dịch, đồng thời hỗ trợ đạt được các mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững.

Về lộ trình giảm phát thải, Nghị quyết 98 cũng thể hiện việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon là điểm nhấn, lấy con người làm trung tâm, cùng với các yêu tố tăng trưởng xanh và chiến lược ngoại giao công nghệ. Trong đó, tăng trưởng còn là nhiệm vụ của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển bền vững với mục tiêu hướng tới con người.

Cũng theo lộ trình, từ năm 2028, Chính phủ sẽ chú trọng vào việc vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức, đồng thời quy định các hoạt động kết nối và trao đổi tín chỉ carbon giữa thị trường trong nước với các thị trường quốc tế, nhằm tạo sự liên kết và mở rộng cơ hội giao dịch. Mặc dù nói là thí điểm nhưng người chơi là toàn cầu. Điều này giúp chúng ta tham gia vào việc phát triển mạng lưới LHQ, cũng như song hành cùng Chính phủ trong việc nghiên cứu các chính sách và các cam kết quốc tế.

Việc tổ chức thị trường càng sớm thì sẽ càng có lợi cho Việt Nam, giúp chúng ta thực thi chiến lược xanh không những trong nước mà trên toàn cầu. Trong đó ngành nông nghiệp đi đầu trong việc bán tín chỉ carbon, ước đạt 80 triệu tấn vào năm 2030, mục tiêu là khai thác rừng.

Như vậy, Nghị định 06/2022 là một bước quan trọng trong việc quản lý khí thải CO₂ và triển khai thị trường carbon tại Việt Nam, giúp thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu

Dựa trên các chiến lược và chính sách quốc gia nói trên, có thể nói rằng, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc triển khai lộ trình giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon. Trong thời gian tới, để đạt được các mục tiêu, việc phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực tín chỉ carbon là yếu tố quyết định.

Muốn vậy, cần tập trung đầu tư vào đào tạo và phát triển chuyên gia có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp như đo lường, báo cáo và xác minh (MRV) lượng phát thải. Việt Nam có thể học hỏi từ các chương trình của Verra, nơi cung cấp đào tạo chuyên sâu về cách thức áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các dự án carbon. Việc này sẽ giúp xây dựng đội ngũ chuyên gia có khả năng đánh giá và phát triển các dự án carbon chất lượng cao.

Chúng ta cũng cần trang bị cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý kiến thức về cơ chế thị trường carbon quốc tế, bao gồm cả thị trường tín chỉ tự nguyện và bắt buộc. Tập trung vào cơ chế Điều 6 của Thỏa thuận Paris có thể cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc tham gia vào các giao dịch tín chỉ carbon quốc tế.

Tham gia vào các mạng lưới và chương trình đào tạo của các tổ chức quốc tế như Ecosystem Marketplace, Sustainable Development Solutions Network (SDSN) sẽ giúp Việt Nam không chỉ nâng cao kiến thức mà còn thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược.

GS.TS Võ Xuân Vinh - một trong những khách mời danh dự của Báo Pháp Luật Việt Nam tại buổi Tọa đàm " Thị trường tín chỉ carbon - góc nhìn về pháp lý" tổ chức tại TPHCM tháng 6/2024

GS.TS Võ Xuân Vinh - một trong những khách mời danh dự của Báo Pháp Luật Việt Nam tại buổi Tọa đàm " Thị trường tín chỉ carbon - góc nhìn về pháp lý" tổ chức tại TPHCM tháng 6/2024

Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDSN) hoạt động dưới sự bảo trợ của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc nhằm huy động các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và phòng thí nghiệm quốc gia trên toàn thế giới để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Thỏa thuận Paris. SDSN cung cấp giáo dục trực tuyến miễn phí để trao quyền cho cộng đồng và chuyển đổi các bằng chứng và ý tưởng khoa học thành các giải pháp thực tế. Tính đến năm 2022, SDSN có hơn 1.700 thành viên tham gia, bao gồm 50 tổ chức có mạng lưới khắp 144 quốc gia. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là đại diện SDSN tại Việt Nam, là một trung tâm thu hút các trường đại học khác tham gia làm thành viên của SDSN. Viện Nghiên cứu Kinh doanh - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng mục tiêu cụ thể khi gia nhập mạng lưới SDSN.

Tăng cường phát triển dịch vụ liên quan

Các chương trình đào tạo và dịch vụ hỗ trợ thị trường tín chỉ carbon không chỉ trang bị kiến thức và kỹ năng mà còn giúp đảm bảo sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào thị trường này. Vì vậy, việc mở rộng hợp tác quốc tế và phát triển các dịch vụ liên quan là cần thiết để Việt Nam vừa thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa khai thác hiệu quả các cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững.

Về các dịch vụ liên quan, chúng ta cần tập trung vào lĩnh vực tư vấn và phát triển dự án. Dịch vụ này bao gồm việc thiết kế, phát triển và quản lý các dự án giảm phát thải, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như Verra hoặc Gold Standard, nhằm tạo ra tín chỉ carbon chất lượng cao.

Ngoài ra, cần đến dịch vụ đo lường, báo cáo và xác minh (MRV). Các tổ chức cung cấp dịch vụ MRV sẽ giúp đảm bảo rằng việc giảm phát thải được đo lường và báo cáo chính xác, tuân thủ các yêu cầu quốc tế để tín chỉ carbon được công nhận.

Những diễn giả chính của buổi Tọa đàm về Thị trường tín chỉ carbon dưới góc nhìn môi trường và pháp lý

Những diễn giả chính của buổi Tọa đàm về Thị trường tín chỉ carbon dưới góc nhìn môi trường và pháp lý

Dịch vụ giao dịch và quản lý tín chỉ carbon cũng rất quan trọng. Các nền tảng như Climate Impact X cung cấp dịch vụ giao dịch tín chỉ carbon, giúp doanh nghiệp mua bán tín chỉ một cách minh bạch và hiệu quả trên cả thị trường tự nguyện và bắt buộc.

Một dịch vụ khác cần phát triển là kiểm toán và chứng nhận. Các tổ chức như SGS và TÜV SÜD cung cấp dịch vụ kiểm toán và chứng nhận độc lập, đảm bảo rằng các tín chỉ carbon đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, giúp tăng cường uy tín và giá trị của tín chỉ.

Dịch vụ quản lý rủi ro và tư vấn pháp lý cũng rất cần thiết. Dịch vụ này hỗ trợ doanh nghiệp quản lý rủi ro liên quan đến tín chỉ carbon và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý quốc tế, giúp xây dựng chiến lược đầu tư an toàn và hiệu quả.

Làm thế nào để tìm kiếm nguồn nhân lực và xây dựng môi trường pháp luật hoàn chỉnh là điều các đại biểu rất quan tâm

Làm thế nào để tìm kiếm nguồn nhân lực và xây dựng môi trường pháp luật hoàn chỉnh là điều các đại biểu rất quan tâm

Cuối cùng, cần phát triển dịch vụ đào tạo và phát triển năng lực. Các tổ chức như Verra và IETA cung cấp chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp và chính phủ hiểu rõ hơn về thị trường tín chỉ carbon, từ cơ chế giao dịch đến phát triển và quản lý dự án, đảm bảo sự tham gia hiệu quả và bền vững trên thị trường.

GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện Nghiên cứu Kinh doanh (UEH)

Chiến lược Tăng trưởng Xanh của Việt Nam

Năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, hướng tới phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Các mục tiêu chính của Chiến lược gồm: Thứ nhất, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, với mục tiêu giảm 15% cường độ phát thải vào năm 2030 và 30% vào năm 2050 so với mức của năm 2014. Tiếp đến là phát triển năng lượng tái tạo, tăng cường phát triển các nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời và năng lượng sinh khối. Mục tiêu là nâng cao tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng quốc gia lên khoảng 15-20% vào năm 2030, và 25-30% vào năm 2045. Cuối cùng là giảm sử dụng năng lượng hóa thạch. Chiến lược nhấn mạnh việc giảm dần sự phụ thuộc vào than đá và dầu mỏ, chuyển dịch sang các nguồn năng lượng sạch hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp và giao thông vận tải.

Ngoài Chiến lược trên, Việt Nam đã tham gia vào Liên minh Hành động Khí hậu Châu Á (APCAA), một liên minh của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là thành viên của Đối tác Năng lượng Toàn cầu (GEP), một sáng kiến nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững và chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Đọc thêm

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?