Thi THPT Quốc gia 2017: Giám thị... lo không kém thí sinh

Thí sinh Hà Nội thảnh thơi trong buổi làm thủ tục dự thi.Ảnh minh họa.
Thí sinh Hà Nội thảnh thơi trong buổi làm thủ tục dự thi.Ảnh minh họa.
(PLO) - Hôm nay, 860 ngàn thí sinh (TS) trên cả nước bước vào 2 môn thi đầu tiên: môn Văn buổi sáng, môn duy nhất thi theo hình thức tự luận; chiều thi môn Toán theo hình thức trắc nghiệm. Chiều qua, TS đã đến phòng thi nhận số báo danh và nghe quy chế thi. Lần đầu tiên, một kỳ thi hai mục đích được trao quyền cho các địa phương chủ trì…

Nỗi lo TS cùng lớp… cạnh nhau

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi THPT quốc gia 2017, cả nước có 860.000 TS dự thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. Trong đó, hơn 643.000 (75%) TS thi để lấy kết quả xét tuyển ĐH. Các tỉnh, thành phố phải bố trí tổng cộng 2.364 điểm thi với 36.382 phòng thi. TP HCM là địa phương có số lượng điểm thi nhiều nhất với 114 điểm thi, 71.500 TS.  Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa cùng có 112 điểm thi. Tuy nhiên, Hà Nội có số lượng TS dự thi đông nhất với gần 73.000 TS. Địa phương có lượng điểm thi ít nhất là tỉnh Kon Tum với 13 điểm thi.

Năm 2017, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. So với 2 năm trước, kỳ thi THPT quốc gia năm nay có nhiều thay đổi về hình thức, số môn, số ngày và đơn vị tổ chức thi. Năm nay trừ Ngữ văn, 8 môn còn lại thi trắc nghiệm. Đây cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT đưa môn Giáo dục công dân vào kỳ thi bên cạnh các môn truyền thống Toán, Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Do thi trắc nghiệm nên thời gian làm bài của TS được rút ngắn (trừ Ngữ văn 120 phút, Toán 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút, các môn còn lại 50 phút). Tổng thời gian thi THPT quốc gia giảm còn 2 ngày rưỡi thay vì 4 ngày như trước.

Sau nhiều năm kỳ thi THPT quốc gia tổ chức theo hướng tập trung học sinh nhiều trường về một điểm thi, thì nay TS được quay trở lại dự thi ngay tại địa phương. Trong đó, nhiều điểm thi sẽ được tổ chức cho học sinh của riêng trường mình. Có nghĩa học sinh trong cùng trường, thậm chí cùng lớp, sẽ được sắp xếp dự thi cạnh nhau trong phòng thi.

Theo nhiều cán bộ tuyển sinh, các môn trắc nghiệm 24 TS trong từng phòng thi mỗi người sẽ có một mã đề riêng với nội dung câu hỏi khác nhau tới 80% sẽ hạn chế tình trạng trao đổi bài. Tuy nhiên, với môn tự luận, nếu hội đồng thi coi không nghiêm túc, tình trạng trao đổi bài vẫn có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó, theo phản ánh  từ các sở GD-ĐT, năm nay nếu các địa phương không bố trí phòng thi hợp lý cho đối tượng TS tự do sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề.

Theo quy chế, TS phải vào phòng thi nghe hướng dẫn trước giờ thi chính thức 15 phút, trong khi đó khoảng cách nghỉ giữa từng môn thành phần trong bài thi tổ hợp chỉ 10 phút. Nếu TS tự do không thi hết 3 môn thành phần mà chỉ thi 1 hoặc 2, việc bố trí phòng thi cần khéo để không xảy ra tình trạng TS chưa thi xong môn trước đã có TS thi môn sau vào phòng làm thủ tục. Ngay cả khi bố trí phòng thi độc lập cho các TS thi môn lẻ thì cũng cần có phòng chờ dành riêng cho TS đến sớm, hướng dẫn việc giữ trật tự với lối đi riêng để đảm bảo không gây ồn ào ảnh hưởng đến bài làm của TS khác.

Vì vậy, không ít địa phương đã chọn cách tách riêng TS tự do để dự thi tại một điểm riêng. Bởi lẽ việc tách riêng sẽ giúp công tác coi thi, làm bài thi thuận tiện hơn, đặc biệt là tránh gây mất tập trung tại khu vực thi với TS dự thi đầy đủ các môn.

Bên cạnh đó, là nỗi lo khi giám thị về địa phương, đặc biệt là cán bộ  giáo viên của các trường ĐH về trông thi. Những năm trước đây, đã từng có  giám thị bị hành hung sau buổi thi, bởi trông… “chặt”.

Cẩn trọng với các thiết bị gian lận “đội lốt” máy tính

Được biết, các Hội đồng thi tại các địa phương năm nay đều có đại diện Ban Giám đốc Công an các tỉnh, thành tham gia nhằm đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu tổ chức thi, từ bảo mật đề thi đến coi thi và chấm thi. Bên cạnh đó, lực lượng công an tại các địa phương đã phối hợp với Hội đồng tuyển sinh các cụm thi tiến hành rà soát, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ đăng ký dự thi nhằm phát hiện những biểu hiện nghi vấn làm giả hồ sơ với mục đích thi kèm, thi hộ; làm giả giấy chứng nhận ưu tiên để được cộng điểm cũng như tăng cường các biện pháp nhằm bảo mật đề thi, đảm bảo an toàn trong cả khâu coi thi và chấm thi.

Hiện nay, các thiết bị công nghệ cao, gian lận thi cử  được rao bán công khai trên mạng với nhiều chủng loại phong phú, có giá từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng. Đặc biệt, tại các tỉnh giáp ranh biên giới, việc mua bán các thiết bị này rất dễ. Khi các thiết bị công nghệ phục vụ cho việc gian lận thi cử ngày càng tinh vi thì trách nhiệm, sức ép cho giám thị nói riêng, ngành giáo dục nói chung sẽ càng lớn vì các hành vi gian lận chủ yếu diễn ra trực tiếp tại phòng thi, nơi mà ngành giáo dục phụ trách trực tiếp.

Do vậy, để phát hiện gian lận, giám thị tại các phòng thi đóng một vai trò hết sức quan trọng. Theo quy chế thi, các loại máy tính được đưa vào phòng thi là máy thông dụng, phổ biến trên thị trường được Bộ GD-ĐT cho phép... Tuy nhiên, do chủng loại máy tính hiện nay rất phong phú nên dù có được tập huấn, các giám thị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ hết các ký hiệu máy.

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, tại Hải Phòng đã có hiện tượng TS dùng vỏ máy tính nhưng ruột là điện thoại iPhone để chụp ảnh đưa đề thi ra ngoài, đồng thời nhận lời giải từ bên ngoài gửi vào. Đây là hành vi gian lận, và đã được Công an Hải Phòng phát hiện. Do vậy, để hạn chế gian lận, với máy tính bỏ túi, các giám thị phải kiểm tra xem có đúng chức năng của máy tính không.

Nhắn nhủ TS trước khi vào phòng thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đặc biệt lưu ý: Đối với TS năm nay chúng ta thi theo hình thức trắc nghiệm đa số các môn nên đề thi sẽ bao quát toàn bộ chương trình. Vì vậy, các em cần phải hệ thống lại tất cả kiến thức mà các em học được trong chương trình lớp 12.

Thứ hai, kỷ luật trường thi rất nghiêm ngặt, không có bất cứ gian lận nào không bị phát hiện. Do đó các em phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật trường thi. Tuyệt đối không đem vào trường thi những dụng cụ không được phép.

Cụ thể nhất là điện thoại di động. Năm nào cũng có nhiều em bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi. Do đó TS dứt khoát phải không được mang theo điện thoại di động vào phòng thi.

Các em không phải bận tâm lo lắng gì nhiều về các thủ tục đặc biệt là thủ tục quy định, xét tuyển ĐH, CĐ về sau. Nếu bây giờ các em thi đạt kết quả tốt thì chắc chắn các em sẽ đậu vào các trường ĐH, các ngành nghề mà các em mong muốn. Trong lúc này các em nên tập trung để làm bài thi tốt nhất.

Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, đường dây nóng của Bộ GD-ĐT về thi THPT quốc gia đã khởi động từ ngày 20/6, hoạt động 24/24h trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi THPT quốc gia với số điện thoại: 024.36231285/ 0923.006757. Ông Nguyễn Huy Bằng cho biết, việc thanh tra kỳ thi THPT quốc gia được tiến hành trên nguyên tắc đột xuất, không báo trước. 

Sáng mai (23/6), TS bước vào ngày thi thứ hai với môn thi tích hợp khoa học tự nhiên (gồm Hóa, Lý, Sinh), sẽ khá căng thẳng vào buổi sáng. Buổi chiều thi Ngoại ngữ.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.