Thi thể chị Huyền không nằm dưới sông Hồng?

Ảnh: Báo Đất Việt
Ảnh: Báo Đất Việt
Tôi nghĩ phương án phi tang được vạch ra một cách cụ thể, thậm chí kể cả thủ đoạn đánh lạc hướng điều tra bằng những nhân chứng là anh bảo vệ... Mặt khác, có ai thấy người nào gây tội mà đi phi tang thi thể nạn nhân lại lộ liễu như lời khai của bác sĩ Tường không?.
Sau khi phi tang (một vật gì đó) xuống sông Hồng và có người làm chứng thì bác sĩ Tường đi đâu?. Làm gì?.Hay trở về nhà có thể ung dung thực hiện thủ đoạn phi tang thật của mình?.
Sau gần một tháng, gia đình vẫn chưa tìm kiếm được thi thể chị Huyềntrên sông Hồng. Tôi nghĩ chúng ta cần phải dựng lại hiện trường vụ án này ở thời điểm sau khi xảy ra sự việc nạn nhân tử vong.
Tại sao tôi lại nói vậy, vì người chịu trách nhiệm chính trong vụ án này là bác sĩ Tường và chắc chắn bác sĩ Tường đã có những tính toán đến các phương án xử lý như: điện thoại thông báo cho người thân (vợ) nhằm chia sẻ nỗi lo toan và tìm ý kiến giúp đỡ…
Phương án thứ nhất: Bác sĩ Tường đưa nạn nhân đi cấp cứu. Trường hợp này tôi cho là khó xảy ra vì bác sĩ Tường thừa có kinh nghiệm biết các dấu hiệu nạn nhân tử vong.
Trường hợp hai: Tìm cách phi tang. Đối với trường hợp này thì chắc chắn sẽ có nhiều người trong vụ việc sẽ tham gia góp ý?. Tuy nhiên trong trường hợp này sẽ không có ai đưa ra những ý kiến vô nhân tính, mà chỉ là những lời khuyên chung chung vô hại cho bản thân.
Tôi nghĩ lúc này trong đầu bác sĩ Tường đã nghĩ đến việc phi tang nên tìm mọi thủ đoạn để thực hiện. Thủ đoạn thứ nhất là: Ném thi thể chị Huyền xuống sông thì nước sẽ cuốn trôi thi thể chị đi xa hoặc bị cát vùi. Với thủ đoạn này chắc chắn có kết quả là tìm thấy xác và điều tra chứng cứ nguyên nhân dẫn đến cái chết và truy cứu hình sự.
Thủ đoạn thứ hai là: Xử lý tiêu huỷ thi thể chị Huyền. Tôi cho khả năng này rất lớn. Vì một bác sĩ có thâm niên làm việc tại bệnh viện lớn chắc chắn sẽ nắm bắt được qui trình xử lý chất thải bệnh viện.
Hơn nữa, nghề nghiệp có thể tạo ra những suy nghĩ mang tính phản xạ như: Bệnh viện, lò xử lý chất thải bệnh viện, những thùng rác thải chờ xử lý, những mối quan hệ người thực hiện xử lý rác, những mẫu túi, thùng rác chuyên dụng, quy trình xử lý chất thải cứng… Tôi nghĩ đây là vấn đề cần đào sâu trong suy nghĩ của bác sĩ Tường.
Vậy dựng lại hiện trường vụ án như thế nào? Sau khi cảm thấy chị Lê Thị Huyền không còn khả năng để đưa đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ Tường chắc chắn đã tập hợp những nhân viên liên quan trong ca làm việc để tìm cách xử lý?. Mọi người không ai dám đưa ra ý kiến và bác sĩ đã điện thoại hỏi ý kiến vợ?. Và lời khai vợ bác sĩ Tường khuyên đưa đến bệnh viện cấp cứu?.
Tôi nghĩ phương án phi tang được vạch ra một cách cụ thể, thậm chí kể cả thủ đoạn đánh lạc hướng điều tra bằng những nhân chứng là anh bảo vệ.
Mặt khác, có ai thấy người nào gây tội mà đi phi tang thi thể nạn nhân lại lộ liễu như lời khai của bác sĩ Tường không?. Tại sao bác sĩ Tường lại đưa thêm một bảo vệ đi canh chừng?. Tôi cho ý đồ này là nhằm mục đích có nhân chứng nhìn thấy tận mắt hắn ném thi thể chị Huyền xuống sông Hồng.
Còn việc vứt xe tạo hiện trường giả cũng nằm trong kế hoạch của bác sĩ Tường để chứng tỏ chị Huyền mất tích ở nơi khác mà thôi. Hơn nữa, tôi nghĩ chẳng có ai dại mà chở một thi thể đã chết trên xe chạy lòng vòng như vậy, mà đây lại là một bác sĩ.
Vì vậy, tôi góp ý để các chuyên gia dàn dựng lại hiện trường vụ án theo những thông tin sau: Tập trung vào các mối quan hệ của bác sĩ Tường trong ngành y tế, bệnh viện. Tập trung vào lời khai của vợ  bác sĩ. Đến bệnh viện tìm hiểu khu xử lý chất thải rắn, quy trình túi chứa chất thải rắn chuyên dụng (4 chiếc túi này được khai là lấy ở 92 Đội Cung). Nhân viên xử lý chất thải bệnh viện, quản lý trang thiết bị vật liệu xử lý chất thải.
Còn về việc điều tra: Sau khi phi tang (một vật gì đó) xuống sông Hồng, bác sĩ Tường đi đâu?. Làm gì?. Liệu có phải sau khi có người bảo vệ vào làm nhân chứng trông thấy việc bác sĩ Tường ném một cái gì đó xuống sông, thì khi trở về ông ta  mới ung dung thực hiện thủ đoạn của mình. Các túi đựng chất thải rắn của ngành y được sử dụng, vậy theo quy trình trước khi đưa vào lò xử lý có ai mở ra xem trong túi chứa gì không?.
Đó là một loạt câu hỏi giả thuyết chúng tôi đang đặt ra, khi gần cả tháng nay việc tìm kiếm thi thể chị Huyền vẫn bặt tăm. Điều này đã làm cho gia đình chị Huyền phải đau khổ và tốn kém khi phải mời rất nhiều nhà ngoại cảm, thợ lặn đến sông Hồng tìm kiếm.
Tôi mong một ngày gần nhất, các nhà điều tra sẽ giúp gia đình chị Huyền tìm được thi thể và sự thật được phơi bày ra anh sáng.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.