Hoa tiêu phạm luật, tàu va chạm “hất” gần 70 container xuống biển?

(PLO) - Vụ việc hai tàu Heung A Dragon và Eleni va chạm tại luồng hàng hải Vũng Tàu vừa qua để lại hậu quả khôn lường khi hàng chục container hóa chất đang chìm dưới biển, thiệt hại kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng… Một nguyên nhân “góp phần” dẫn đến vụ va chạm lại đang có dấu hiệu do hoa tiêu dẫn tàu đã phạm luật.
Trách nhiệm thuộc hoa tiêu?
Theo ông Lê Văn Chiến - Giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu -  đến thời điểm hiện tại ước tính thiệt hại khoảng trên 700 tỷ đồng, nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm vẫn đang được cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. 
Thực tế, tàu Eleni xuất phát từ Cảng thép Phú Mỹ lúc 21 giờ ngày 07/11, trên tàu chở 180 container hàng hóa và theo yêu cầu bố trí hoa tiêu của Đại lý hàng hải VTOSA gửi Xí nghiệp Hoa tiêu thuộc Cty Dịch vụ và Vận tải biển Vũng Tàu (Vungtau Ship) cho tàu từ điểm xuất phát là Cảng thép Phú Mỹ đến phao số 0 Vũng Tàu. Việc dẫn tàu Eleni được giao cho hoa tiêu ngoại hạng Võ Việt Đức. 
Tuy nhiên, hoa tiêu Đức đã không thực hiện theo yêu cầu của đại lý tàu mà chỉ đến phao số 4 và sau đó đã rời tàu để tàu Eleni tự đi ra phao số 0. Theo hải trình, tàu Eleni sẽ đi qua lần lượt từ phao số 4 đến phao số 3 và đến phao số 2 đã va chạm phải tàu Heung A Dragon theo chiều ngược lại. Khi xảy ra tai nạn, cả hai tàu Heung A Dragon và Eleni đều không có hoa tiêu dẫn đường. 
Sau khi va chạm với tàu Eleni, tàu Heung - A Dragon bị nghiêng sang mạn trái làm gần 70 container rơi xuống biển. Ảnh: Đông Hà
 Sau khi va chạm với tàu Eleni, tàu Heung - A Dragon bị
nghiêng sang mạn trái làm gần 70 container rơi xuống biển. 
Ảnh: Đông Hà
Một vấn đề đặt ra là: Liệu việc bỏ không dẫn tàu giữa chừng của hoa tiêu Võ Việt Đức có dẫn đến xảy ra vụ va chạm nêu trên? Tại Mục 4 Điều 173 Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu có ghi rõ: “Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thỏa thuận an toàn”. 
Như vậy, theo bản yêu cầu của Đại lý hàng hải VTOSA thì hoa tiêu dẫn tàu đã vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Hàng hải. Phân tích về vụ việc trên, Luật sư Phạm Hữu Giáo - Giám đốc Cty Luật Hoàng Minh Tâm thuộc Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh - cho rằng: Ngoài thực hiện theo Bộ luật Hàng hải, hoa tiêu đã vi phạm hợp đồng kinh tế giữa Đại lý hàng hải VTOSA với Xí nghiệp Hoa tiêu bởi khi có yêu cầu của phía Đại lý hàng hải VTOSA thì đương nhiên đã chuyển thành hợp đồng kinh tế. Do đó, việc hoa tiêu xuống giữa chừng - kể cả có được sự đồng ý của thuyền trưởng  - thì đây đã có dấu hiệu thông đồng với nhau để “ăn bớt” hợp đồng. 
Theo Luật sư Giáo, có thể coi việc hoa tiêu Võ Việt Đức rời tàu để tàu Eleni tự di chuyển đến phao số 0 là nguyên nhân chính dẫn đến vụ va chạm giữa hai tàu Heung A Dragon và Eleni do thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng.  
Báo động đỏ luồng hàng hải Vũng Tàu
Thực tế, tình trạng mất an toàn hàng hải trên luồng hàng hải Vũng Tàu, vào tháng 4/2013 Báo PLVN đã có bài cảnh báo mà trong đó, hàng loạt hoa tiêu ngoại hạng thuộc Xí nghiệp Hoa tiêu Vũng Tàu xin nghỉ việc. Cho đến nay, theo danh sách tại Xí nghiệp Hoa tiêu Vũng Tàu, chỉ còn 10 hoa tiêu nhưng có hai trường hợp lớn tuổi đang chờ sổ hưu nên chỉ được phân công dẫn dắt tàu hạng II hoặc hạng III, trường hợp hoa tiêu Võ Việt Đức sau khi xảy ra sự cố va chạm tàu Heung A Dragon và Eleni đang bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra và một trường hợp khác do Tổng Giám đốc Vungtau Ship ký quyết định tạm đình chỉ công tác do liên quan đến một số việc khác. 
Như vậy, chỉ có 6/10 hoa tiêu tham gia điều tiết tàu trên luồng hàng hải Vũng Tàu trong khi trên các tuyến, luồng hàng hải vùng hoạt động hoa tiêu bắt buộc do Vungtau Ship quản lý như Côn Đảo, Thị Vải, sông Dinh… nhiều tàu có trọng tải lớn từ đây đi các cảng của châu Âu, Mỹ và các công trình dầu khí quan trọng thường xuyên ra vào. 
Theo thống kê của Vungtau Ship, mỗi năm dẫn khoảng trên 9.000 lượt tàu lớn nhỏ ra vào, trung bình hơn 32 lượt tàu/ngày; bình quân một hoa tiêu ngoại hạng tại Xí nghiệp Hoa tiêu Vũng Tàu phải lai dắt hơn 5 chuyến tàu/ngày ra vào luồng. Với cường độ hoạt động của hoa tiêu Vũng Tàu nêu trên, việc xảy ra tai nạn hàng hải trên tuyến luồng hàng hải Vũng Tàu mà nguyên nhân bắt nguồn từ hoa tiêu cũng không mấy khó hiểu. 
Chiều 18/11, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã họp với các bên liên quan và thống nhất việc giải phóng hàng hóa và trục vớt tàu Heung A Dragon sẽ được tiến hành từ ngày 19/11.
Theo phương án do Cty TNHH Sửa chữa tàu và cứu hộ hàng hải Nice Sea cùng các chuyên gia cứu hộ của Cty Cứu hộ Svitzer (Cty được chủ tàu Heung A Dragon thuê đánh giá thiệt hại và lên kế hoạch trục vớt tàu), có 5 giai đoạn. Giai đoạn một, di dời các container khô (chưa chạm nước) gửi lưu kho trên bờ để đánh giá thiệt hại; container bị tác động do vụ cháy sẽ được tiếp cận bởi các chuyên gia vật liệu nguy hiểm. Giai đoạn hai, bơm hút nhiên liệu ra khỏi tàu. Giai đoạn ba, di dời các mảnh vỡ, vá thân tàu. Giai đoạn bốn, di dời vị trí của nắp hầm hàng và trục vớt các container bị ướt phía trong. Giai đoạn năm cho tàu nổi trên mặt nước.
Công tác giải phóng hàng hóa và trục vớt tàu Heung A Dragon sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian từ 50 đến 60 ngày tùy theo điều kiện thời tiết tại hiện trường.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Đọc thêm

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão, tỉnh Lào Cai đã thiệt hại rất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Nhân dân
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung bảo đảm theo đúng quy định, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do bão...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3
Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cội nguồn chiến thắng và phát triển đất nước

Lòng yêu nước và ý thức dân tộc là vũ khí giúp Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lăng. (Ảnh tư liệu chiến thắng mùa xuân năm 1975).
(PLVN) - Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều cuộc xâm lăng từ những thế lực hùng mạnh. Khi hòa bình lại gặp không ít gian nan trong hành trình xây dựng đất nước. Nhưng ý thức dân tộc mạnh mẽ đã giúp người Việt vượt lên trên mọi thách thức và khó khăn, vững bước tiến về phía trước.

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang (bên trái) trao Quyết định của Ban Bí thư cho ông Phạm Đức Tiến.
(PLVN) - Sáng 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, thừa ủy quyền của Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đã trao Quyết định của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định ông Phạm Đức Tiến - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại phiên toàn thể 1. (Ảnh: Thu Trang)
(PLVN) - Sáng qua (13/9), Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 đã khai mạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP) dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao BQP Việt Nam tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể 1 với chủ đề “Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD)”.

Bộ chính trị cho ý kiến về phát triển TP Hải Phòng; Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45-NQ/TW) và cho ý kiến về Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.

Làm rõ hơn vấn đề tiêu cực, 'lợi ích nhóm'

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
(PLVN) - Đây là ý kiến được nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/9, khi cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong hệ thống Công đoàn

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, Đoàn công tác liên ngành do Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ
(PLVN) - Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặt ra vấn đề bức bách là phải tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, bảo vệ uy tín và sự trường tồn của Đảng. Đây cũng là một trong những yêu cầu đặt ra tại Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) các nước do Chủ tịch ASEAN BAC năm 2024 Oudet Souvannavong, đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào dẫn đầu nhân dịp sang dự Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC tại Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc Tết Trung thu các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).
"Với các cháu ở những vùng bão, lũ, Bác dặn các cháu luôn chú ý an toàn khi học tập, vui chơi. Hãy tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi đùa gần sông, suối, ao hồ, luôn nhớ lời cha mẹ, thầy cô giáo để tự bảo vệ bản thân và bạn bè... Bác gửi đến tất cả các cháu niềm tin yêu, hy vọng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắn gửi.

Phát hiện nhiều thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN.
Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2024.

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5
Sáng 13/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Vernon Coaker, Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đồng chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5.