Thêm một ca nhiễm COVID-19 ngồi cùng chuyến bay VN160

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 14/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã có báo cáo nhanh về trường hợp dương tính là F1 có liên quan đến thành phố Đà Nẵng.

Bệnh nhân là P.T.A, nữ, năm sinh 1965 ở số 32, ngõ 140 đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân. Bệnh nhân này là vợ của bác sĩ N.V.C làm việc tại Bệnh viện Phổi Trung ương. 

Ngày 28/4/2021, bệnh nhân đi chuyến bay Hà Nội - Đà Nẵng (VN 171, lúc 13h30). Vào Đà Nẵng ở Khách sạn Mường Thanh phòng 3210 và 3310.

Trong những ngày ở Đà Nẵng:

Ngày 30/4/2021, bệnh nhân đi Bà Nà Hill từ sáng đến 17h00, sau đó cả nhà đi ăn Bánh tráng Trần ở Đường Lê Duẩn, Đà Nẵng.

Ngày 1/5/2021, buổi sáng cả nhà không đi đâu, buổi chiều cả nhà đi Hội An bằng xe taxi Grab trước Khách sạn và có mua bánh mì để ăn, các buổi sáng ăn tự chọn tại tầng 2 Khách sạn.

Ngày 2/5/2021, bệnh nhân đi trên chuyến bay VN 160 khởi hành từ Đà Nẵng về Hà Nội lúc 14h00, ngồi hàng ghế số 20, về đến nhà không đi đâu.

Ngày 3/5/2021, cả nhà không đi đâu, đồ ăn có chị gái mua hộ đặt ở cửa và không vào trong nhà, khi đến có đeo khẩu trang.

Các ngày từ 4/5/2021 đến 13/5/2021 không đi đâu ra khỏi nhà, mọi thứ thực phẩm đều ship mang đến đặt ở cửa, khi ship về thì ra lấy.

Ngày 14/5, bệnh nhân được lấy mẫu chuyển cách ly tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội) và cùng ngày có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện.

Cũng trong ngày 14/5, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản khẩn yêu cầu các quận, huyện trên địa bàn rà soát, quản lý, xét nghiệm cho người từng đến Đà Nẵng.

Theo tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Hà Nội vẫn đang có diễn biến phức tạp. Trong những ngày qua, đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 sau khi trở về từ Đà Nẵng, tiếp tục lây nhiễm hình thành các ổ dịch phức tạp tại một số địa phương.

Để tiếp tục đánh giá nguy cơ tình hình dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện việc rà soát, quản lý, xét nghiệm cho người từng đến TP Đà Nẵng, cụ thể:

Đối với những người đã đến TP Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ ngày 1/5 đến 14/5 và đã khai báo y tế trên hệ thống khai báo y tế điện tử: lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và yêu cầu người dân tự cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe đủ 21 ngày kể từ ngày cuối cùng đến, ở TP Đà Nẵng.

Đối với những người đã đến TP Đà Nẵng từ ngày 1/5 đến khi tình hình dịch bệnh ổn định chưa khai báo y tế: Cần rà soát, lập danh sách bổ sung và yêu cầu thực hiện tự cách ly tại nhà, theo dõ sức khỏe đủ 21 ngày kể từ ngày cuối cùng đến, ở TP Đà Nẵng.

Với tất cả trường hợp đã từng đến TP Đà Nẵng chưa qua 28 ngày nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc các triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì phải được chuyển ngay đến các cơ sở y tế để được cách ly, điều trị kịp thời.

Sở Y tế Hà Nội cũng giao Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với các đơn vị liên quan tại địa phương tổ chức lấy mẫu và chuyển mẫu về các đơn vị được phân công xét nghiệm; hằng ngày báo cáo kết quả thực hiện về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội.

Đọc thêm

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi
(PLVN) - Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, (World Mental Health Day) được tổ chức vào 10/10 hàng năm, để giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp sức khỏe tâm thần. Nhân dịp ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2024, bài viết này giới thiệu dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi.

Xét nghiệm độc chất vụ 6 học sinh ở TP HCM nhập viện

Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Dân trí)

(PLVN) - Liên quan vụ  6 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú tại trường, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.