Cần xây dựng kịch bản xét nghiệm khi có 30.000 người mắc Covid-19

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tại cuộc họp trực tuyến Hướng dẫn triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 chiều ngày 14/5/2021
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tại cuộc họp trực tuyến Hướng dẫn triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 chiều ngày 14/5/2021
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tại cuộc họp trực tuyến Hướng dẫn triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2. Cuộc họp được tổ chức với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt nam, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam, diễn ra hôm nay (14/5/2021).

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam có 175 phòng xét nghiệm thực hiện kỹ thuật Realtime RT-PCR, với công suất 65.793 mẫu (đơn)/ngày, trong trường hợp cần thiết có thể nâng công suất lên 1,5-2 lần để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Trao đổi tại cuộc họp, các chuyên gia cho rằng: Năng lực xét nghiệm của Việt Nam đã tăng cao so với đợt dịch trước, tuy nhiên, bên cạnh số lượng tăng cường thì phải tăng cường chất lượng, do đó việc lấy mẫu vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, kết quả xét nghiệm.  

Phát biểu từ điểm cầu nơi thực hiện cách ly y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, với 175 phòng xét nghiệm là số lượng lớn nhưng phải đi đôi với chất lượng tốt, đảm bảo quy trình xét nghiệm (nội kiểm, ngoại kiểm) phải đúng quy định. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị, địa phương cần nâng cao và đảm bảo công suất xét nghiệm và tuân thủ theo Quyết định về việc Ban hành hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, “Hiện một số cơ sở y tế, kể cả bệnh viện lớn vẫn chưa làm được xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR. Trong khi đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở trên 300 giường bệnh bắt buộc có phòng xét nghiệm khẳng định. Do đó, đây là việc phải cấp thiết phải thực hiện để đảm bảo nâng cao năng lực xét nghiệm trên toàn quốc”

 Tại cuộc họp trực tuyến, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) cho hay, Việt Nam đã có khả năng nâng công suất và mở rộng phòng xét nghiệm để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, chúng ta cần nghĩ đến chất lượng xét nghiệm. Hiện tại trên thế gới không có một kít nào đảm bảo 100% độ chính xác cao, mỗi một loại đưa ra các kết quả dương tính giả, âm tính giả là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để ngăn ngừa việc đó phải đảm bảo chất lượng ngay từ khâu lấy mẫu đến phòng xét nghiệm... 

Tại cuộc họp Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định," Để tăng cường công tác xét nghiệm, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo đôn đốc, đề nghị các địa phương thực hiện tinh thần "4 tại chỗ". Đến nay, Việt Nam có đầy đủ các kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện, chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2, bao gồm: Realtime RT-PCR để xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19; test nhanh kháng nguyên và test nhanh kháng thể. Về năng lực xét nghiệm, công suất xét nghiệm của Việt Nam hiện nay cải thiện rất nhiều. Công suất xét nghiệm hiện nay đã tăng 2-3 lần so với các đợt dịch trước, có thể đạt khoảng 100.000 mẫu đơn/ngày.

Ông Thuấn  cũng đề nghị các đơn vị, địa phương, các cơ sở xét nghiệm cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn của Bộ Y tế, lựa chọn phương án triển khai xét nghiệm phù hợp với địa phương, đơn vị mình; Cục Y tế dự phòng chủ động rà soát các hướng dẫn của Bộ Y tế cho phù hợp với nhu cầu xét nghiệm trong tình hình hiện nay; cần xây dựng kịch bản xét nghiệm cụ thể, chi tiết trong tình huống toàn quốc có 30.000 người mắc...

Đối với các địa phương cần chủ động, khẩn trương chuẩn bị máy móc, thiết bị cho nhu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo tinh thần "4 tại chỗ", không để thiếu hụt khi dịch lan rộng trong cộng đồng hay diễn biến dịch xấu hơn, việc mua bán cần công khai, minh bạch, tránh lãng phí, tiêu cực, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật./.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.