Chuyện thầy bói năm xưa tung hoành vỉa hè Sài Gòn ngày Xuân

Chuyện thầy bói năm xưa tung hoành vỉa hè Sài Gòn ngày Xuân
(PLO) - Ngày Tết, lại nhớ những ông thầy đoán mạng, thầy coi số, coi tướng, gọi chung là thầy bói, đã từng tạo nên một phong trào vô cùng phát đạt tại Sài Gòn trước năm 1975.
Thầy bói ta cạnh tranh thầy bói Tàu
Ngày xuân đi lễ Lăng Ông là một hình ảnh đẹp, ghi lại đầy đủ về phong trào “bói toán” phát đạt một thời. Lăng Ông là lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định, còn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu, là cả một dinh cơ rộng lớn. Tại đây có rất nhiều thầy bói hành nghề, thường ngồi rải rác khắp nơi và tự động di chuyển, trải ra một chiếc chiếu hoa và đặt “đồ lề” lên trên. Có khi bày ra một chiếc bàn nhỏ với vài chiếc ghế nhẹ. 
Phần đông các thầy bói đều thuộc lớp các cụ xưa, mặc áo dài đen và đội khăn đóng. Nhưng cũng có người mặc đồ tây và đeo kính “trí thức”. Có người mặc bộ bà ba bình dân cho thoải mái và có vẻ “bất cần đời”. 
Tuy ăn mặc khác nhau, nhưng đã gọi là thầy bói thì vị nào cũng bày ra những “công cụ” hành nghề giống nhau: Một bộ bài tây, ít quyển sách chữ Hán, những xâu chân gà luộc phơi khô, cái mu rùa để bốc. Ngoài ra còn có đèn nhang, giấy màu đỏ và bút lông, mực xạ.
Có những người đi lại ngay trong lăng, giữa lúc thiện nam tín nữ nhân ngày xuân đi lễ đình chùa, đến lăng để xin xăm, gieo quẻ, cầu nguyện hôn nhân. Các ông thầy này đón khách ngay cửa vào lăng, trong khi các vị thầy khác đều có chỗ ngồi nhất định. Những chỗ ngồi này đều có đóng thuế môn bài hàng năm khoảng chừng một ngàn đồng. Vì vậy họ được kê bàn ghế đàng hoàng, có tấm “tăng” để che mưa nắng, có khi còn có mái lợp như một phòng nhỏ trên bãi cỏ. 
Bên hông trái Lăng Ông, trên một phía lề đường Trịnh Hoài Đức là nơi họ tập trung, chừng 20 vị, thường đoán vận mạng, tình duyên cho khách theo thẻ xăm rút được. 
Lăng Ông nổi tiếng với các thầy bói đến nỗi trong một bài hợp ca có đoạn rất tếu: “Năm mới đừng để vợ la/ Đừng chơi cờ bạc đừng ra bót nằm/ Chi bằng đi lễ Lăng Ông/ Đầu xuân năm mới xin xăm cầu tài/ Mồng một đi lễ Lăng Ông/ Cầu anh đắc lộc bằng trăm ngày thường”.
Tại một số khách sạn sang trọng ở Chợ Lớn xưa kia như Bát Đạt, Phượng Hoàng, Đồng Khánh, có một số ông thầy người Trung Hoa nổi tiếng đặt trụ sở hành nghề, cũng thu hút đông khách. Họ có những cái tên nghe thật huyền bí như: Sơn Đầu Bạch Vân Đại Sư, Đại Lục Tiên, Hà Thiết Ngôn Đại Sư… Ngoài ra, còn có mấy vị nữa cũng mang những đại danh rất kiếm hiệp như: Sơn Đầu Mã Ngọc Long, Mã Cơ Sanh…
Các vị này thường tự xưng là bốc sư đại tài từ Hồng Kông sang và tự tạo cho mình một vẻ tiên phong đạo cốt đặc biệt. Tuy vậy, một khi họ đã đặt trụ sở hành nghề thì điều trước tiên để đến với các “tiên ông” vẫn là… tiền. Các thầy này không biết nói tiếng Việt nên phải có thông dịch viên nếu khách không phải người Tàu. 
Vào khoảng năm 1971 – 1972, những thầy này chỉ coi tay tài lộc trong hai năm cũng đòi năm ngàn, chọn ngày làm ăn buôn bán thì 10 ngàn, lấy số tử vi thì 30 ngàn. Họ xưng danh “đại sư” từ bên “đại quốc” qua, và dù chỉ một lần, họ cũng hấp dẫn được khách hiếu kỳ hay hữu sự tìm đến họ. Họ sống một cuộc đời sung túc, vương giả, bay từ nước nọ qua nước kia, suốt đời ở khách sạn, ăn cao lương mỹ vị tại các đại tửu lầu.
Thật ra các vị thầy Tàu này đến Việt Nam hay các nước vùng Đông Nam Á có thể bịp được, chứ dân Trung Hoa ở Chợ Lớn thì không tin. Họ cho rằng đó chỉ là những tên vô tài bất tướng, không có nghề nghiệp gì để sống bên chính quốc mới phải đi tha phương cầu thực như vậy.
Thầy bói được mời lên... đài truyền hình
Khoảng năm 1965 - 1967 tại Sài Gòn, trên những trang báo quảng cáo, ai cũng phải để ý đến những dòng bốc thơm các vị thầy bói. Đầu năm Nhâm Tý 1972, Đại tá quân đội Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lâm đã long trọng mời ba ông thầy Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn lên đài truyền hình nói chuyện bói toán trước dân chúng. 
Thầy bói thời xưa
 Thầy bói thời xưa
Đã có nhiều giai thoại về những cuộc tiếp đón của một ông thầy nổi tiếng ở Cao Nguyên với các nhân vật lớn của chính quyền miền Nam. Thầy chiêm tinh này còn trẻ, không mặc áo dài, đội khăn xếp mà mặc âu phục đúng mốt, luôn diện kính “mát”, trông rất “bô trai”. 
Là người khôn ngoan lanh lợi, nhưng với tư cách thầy bói, ông đã xử sự như trong chuyện Tàu. Người ta đồn rằng chính ông đã được hân hạnh đón tiếp một số nhân vật lừng danh và đã làm một cử chỉ rất điệu là sụp xuống lạy, nói: “Ngài quả là có chân mạng đế vương”. Thống kê sơ sơ cũng có khoảng hơn chục vị có “chân mạng đế vương” theo lời thầy phán.
Với các chính khách trên, các thầy không những bấm độn, coi tướng, mà còn đưa ra những lời khuyên để thay đổi tướng mạo cho được công thành danh toại hơn. 
Bà đầm cũng ăn theo nghề thầy bói
Chỉ tính riêng tại Sài Gòn và vùng phụ cận, cũng không ai có thể biết được hết tên tuổi các vị thầy bói. Sau đây chỉ là một số tên tuổi lẫy lừng nhất được nhiều người biết. 
Bà Anna Phán, có lẽ từng có chồng là người Pháp, đã nổi tiếng một thời từ ngoài Bắc. Khi bà di cư vào Nam chỉ còn hành nghề được ít năm nữa. Cũng có người cho rằng vì tuổi già sức yếu nên con cháu không muốn bà tiếp tục, dù rằng “lộc thánh” hãy còn.
Trẻ hơn bà Anna Phán, có một bà hình như là người Pháp và cũng mang cái tên rất “đầm”: Madame Claire. Madame Claire chẳng những bói hay mà còn là một người lịch lãm và gợi cảm, từng được một công tử Bạc Liêu về già đem đến tặng vài món nữ trang đáng giá.
Cô Bích, một thiếu phụ nổi danh về bói toán và cũng lập am lên đồng, là người Đà Nẵng. Hồi còn Pháp thuộc, cô từng có chồng là sĩ quan Pháp nhưng không có con. Là người thất học nhưng khi đồng lên, cô Bích viết chữ Hán đẹp như rồng bay phượng múa. Đó là lời tiên thánh truyền dạy cho kẻ đến hầu cửa cô, một người khi đồng lên thì trở nên đẹp lộng lẫy với cặp mắt sắc như dao. 
Nhưng vị thầy bói nữ lừng danh hơn cả là bà Nguyệt Hồ (ở đường Đinh Công Tráng, xưa thuộc quận Tân Định). Khoảng cuối năm 1974, bà Nguyệt Hồ 43 tuổi, một thời nổi tiếng là hoa khôi, nghe đồn trúng tuyển kỳ thi hoa hậu do một tờ báo tổ chức.
Cả bốn vị nữ thầy trên đều đã thành công với nghề bói và sống một cuộc đời sung túc, nếu không nói là vương giả. Các bà không những chỉ bốc bài, xem chỉ tay mà còn làm công việc giới thiệu tình duyên và gỡ rối tơ lòng. Các nữ thân chủ khi có chuyện rắc rối về gia đạo lại tìm đến các bà như tìm đến những cái phao.
Tuy các bà thầy cũng thành công, nhưng so với quý ông thì số lượng ít hơn. Có thể kể đến thầy Gia Cát Hồng tên thật Phạm Bảo, di cư vào Nam, mở văn phòng đoán vận mệnh tại đường Trần Quốc Toản. Ông tự quảng cáo là nhà tiên tri xem tử vi, chữ ký; nổi tiếng về tài xem tử vi nói đúng được diện mạo người xem, tầm vóc lớn nhỏ, nghề nghiệp, màu da… mà không cần trông thấy mặt.
Ngoài việc bói toán, thầy Hồng kiêm luôn nghề thầy thuốc chữa những bệnh như: kinh phong, phong ngứa, phong tình… làm ăn phát đạt đến nỗi chẳng mấy chốc đã trở thành chủ nhân nhiều tài sản lớn.
Thầy Nguyễn Huy Bích cùng người Bắc di cư, bị mù bẩm sinh, đã hành nghề từ phố Huế (Hà Nội). Trong các thầy bói, ông Bích nổi tiếng là người hiền lành đứng đắn, rất ngại mở rộng sự giao tiếp, dù thân chủ tìm đến rất đông. Cụ chỉ xem cho người quen, để có thể nói thật mà không sợ mất lòng hay gây thù oán. Thầy Bích là bạn thân của đạo sĩ Ba La và nhiều nhà văn ở Sài Gòn. Không chủ trương kiếm nhiều tiền, cụ Bích không có “của chìm của nổi” như thầy Gia Cát Hồng.
Thầy Lê Văn Diễn là công chức miền Nam đã về hưu. Nhà riêng ở đường Hiền Vương nhưng thầy ít khi tiếp khách tại nhà, thường thân chủ muốn rước thầy phải hẹn trước hàng tháng, hàng tuần và thỉnh thầy về nhà một cách long trọng. 
Thầy không nổi tiếng với khoa tướng số tử vi, bói tướng hay bấm độn, mà tự nhiên có thể xuất thần nói được những điều tiên tri ghê gớm về quá khứ vị lai. Điểm đặc biệt đầu tiên cũng lại là… khó tính. 
Thầy tối kỵ nhận tiền bạc hay lễ lạt của thân chủ vì nếu được trả tiền thì bao nhiêu cái hay sẽ mất hiệu nghiệm và việc làm của các thầy sẽ không còn là cứu nhân độ thế nữa. Mỗi khi khách có tang gia bối rối, lần mò vào được nhà thầy, liền bị người nhà ra mời đi, nói: “Thầy lúc này muốn nghỉ ngơi, các quý khách đã rước thầy đi ngao du sơn thủy, đâu có ở nhà mà giúp bà con được”.
Thầy Khánh Sơn so với tất cả các thầy kể trên, là người nổi tiếng nhiều nhất và lâu nhất. Từ những năm Pháp thuộc, ông này đã tự xưng là Mét (Maitre) Khánh Sơn. Báo chí thời tiền chiến đã đăng hình ông đẹp trai, đeo kính trắng trí thức, một ngón tay chỉ vào cái chìa khóa, có lẽ tượng trưng cho sự khám phá mọi điều huyền bí. 
Ông này hành nghề từ những năm 1940 – 1945 sau khi tốt nghiệp sư phạm. Nhiều giai thoại về ông này. Nào là hào hoa phong nhã, làm ra tiền dễ dàng nên đã sống cuộc đời của một Don Juan, của một công tử Bạc Liêu, của một ông hoàng. Mặc dù có gia đình và những ngưòi con cũng rất đàng hoàng, ông vẫn được rất nhiều các bà, các cô mê mệt. 
Thời gian hành nghề hốt bạc của thầy Khánh Sơn kéo dài rất lâu. Đến năm 1972, cả ông Khánh Sơn, Minh Nguyệt, và Huỳnh Liên được mời lên truyền hình nói chuyện bói toán...

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.