Thế giới 'nín thở' vì 'võ miệng' bột phát

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra tên lửa đạn đạo
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra tên lửa đạn đạo
(PLO) -Hôm 9/8, Tổng thống Trump cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng trút "hỏa lực" và "thịnh nộ" lên Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành vi đe dọa. Ông Trump đưa ra tuyên bố này sau khi báo chí phương Tây dẫn thông tin từ tình báo Mỹ đánh giá Triều Tiên đã sản xuất thành công đầu đạn hạt nhân thu nhỏ có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). 

Cùng ngày, Triều Tiên tuyên bố đang nghiên cứu kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương bằng tên lửa chiến lược tầm trung Hwasong-12.

Một ngày sau đó, ông Donald Trump tiếp tục phát biểu trước báo giới tại câu lạc bộ golf ở New Jersey: “Có lẽ đe dọa đó chưa đủ cứng rắn". Phát biểu của ông Trump là nhằm phản ứng việc Triều Tiên coi những cảnh báo mạnh mẽ trước đó của ông là "vô nghĩa."

Như “trả miếng”, cùng ngày 10/8, Triều Tiên thông báo rằng quân đội nước này đang lên kế hoạch bắn 4 tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm vào đảo Guam của Mỹ và kế hoạch dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 8 này.

Trong thông báo bằng tiếng Anh, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết các tên lửa sẽ bay qua không phận các tỉnh Shimane, Hiroshima và Koichi của Nhật Bản, chỉ mất 17 phút 14 giây thực hiện hành trình hơn 3.300 km và đáp xuống vùng biển cách Guam khoảng 30 - 40 km.

Thế nhưng theo giới phân tích, phía sau sự kiện khiến cả thế giới “nín thở” này, nguồn cơn lại chỉ là những phát ngôn “bộc phát”.

Kiểu lời đe dọa chưa từng được đưa ra

Chỉ vài giờ sau khi Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ công bố bản đánh giá cho rằng Triều Tiên đã thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân có thể gắn lên tên lửa đạn đạo liên lục địa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tung ra lời đe dọa quyết liệt nhất từ trước tới nay nhắm vào Bình Nhưỡng.

"Triều Tiên tốt nhất là đừng đưa ra bất cứ lời đe dọa nào với Mỹ", ông Trump nói. "Họ sẽ hứng chịu lửa và cơn giận dữ mà thế giới chưa từng được thấy".

Lời đe dọa này của ông Trump lập tức làm dấy lên nỗi lo ngại rằng Mỹ có thể đang xem xét sử dụng biện pháp quân sự chống lại Triều Tiên. Bình Nhưỡng ngay sau đó đáp trả bằng tuyên bố rằng họ đang nghiên cứu phương án tấn công căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Giới phân tích cho rằng cách phản ứng này của ông Trump không hề giúp hạ nhiệt tình hình, ngược lại còn khiến Triều Tiên cảm thấy bất an hơn và càng quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân hơn. "Những lời lẽ của Trump và Triều Tiên đang làm gia tăng trò chơi thách đố mà hai nước đã tham gia trong vài năm qua", một cây bút nhận định.

Một bình luận viên khác cho rằng giọng điệu của Trump trong lời đe dọa này không khác mấy so với những ngôn từ mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un sử dụng trong những thông điệp cứng rắn gửi tới Mỹ.

Sau khi Liên Hợp Quốc thông qua đề xuất của Mỹ áp đặt lệnh cấm vận mới đối với Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã đe dọa rằng Mỹ sẽ "phải trả giá gấp hàng nghìn lần vì tội ác của mình", rằng "không sai lầm nào lớn hơn việc Mỹ tin rằng lãnh thổ của mình an toàn". Cây bút này cho rằng thông điệp "trút lửa giận" mà Trump vừa tung ra gần như y nguyên, chỉ là đối tượng hướng tới bị đảo ngược.

Vẫn lời tác giả trên, Trump khi đưa ra tuyên bố này dường như quên mất một điều rằng mọi lời lẽ của tổng thống Mỹ đều phải được cân nhắc rất thận trọng và đó là lý do các tổng thống Mỹ trước đây chưa từng đưa ra những lời đe dọa kiểu như vậy đối với Triều Tiên.

Một số chuyên gia lại cho rằng bằng cách ám chỉ sử dụng hành động quân sự nhắm vào Triều Tiên, Trump không hề giúp tháo gỡ tình hình căng thẳng ở khu vực, mà thậm chí còn đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ đi theo chiều hướng ngược lại.

Với tuyên bố này, Tổng thống Mỹ đã vô tình vạch ra một giới hạn đỏ, đó là nếu Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân, Mỹ sẽ đứng trước hai lựa chọn, hoặc phải phát động chiến tranh, hoặc những lời răn đe của họ trở nên không đáng tin.

Cả hai lựa chọn này đều vô cùng tồi tệ cho Washington, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân hủy diệt. Từ sau Thế chiến II, chính sách đối ngoại của Mỹ luôn bao gồm lời răn đe tấn công hạt nhân phủ đầu vào các đối thủ, nhưng các đời tổng thống Mỹ đều rất thận trọng trong việc vạch ra giới hạn đỏ để biến răn đe thành hành động. Truyền thống này gần như đã bị vô hiệu bằng lời đe dọa trên của Trump.

Lời đe dọa của Trump cũng có nguy cơ kích động Triều Tiên trả đũa bằng biện pháp quân sự, vốn có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho đồng minh Hàn Quốc và lực lượng Mỹ đồn trú ở đây. Nếu các lãnh đạo Bình Nhưỡng cho rằng tuyên bố của Trump là nghiêm túc, họ có thể không ngồi chờ cho đến lúc bị tấn công, mà sẽ phát động đòn tấn công phủ đầu nhắm vào hàng triệu dân thường Hàn Quốc và hàng nghìn lính Mỹ.

Về phía Triều Tiên, giới quan sát cho rằng việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ đã trở thành nét đặc trưng trong hoạt động tuyên truyền của Triều Tiên và không đồng nghĩa với việc một vụ tấn công như vậy sẽ xảy ra trên thực tế.

Phương Tây dường như đã quá quen với giọng điệu này của Bình Nhưỡng và thường không quá quan tâm đến những lời đe dọa đó. Hầu hết lãnh đạo phương Tây hiểu rằng Triều Tiên không hề muốn vô cớ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hủy diệt với Mỹ.

Thế nhưng phản ứng mới nhất của ông Trump đã phá vỡ mô hình này. Bằng cách đưa ra lời đe dọa không kém phần quyết liệt với Triều Tiên, Tổng thống Mỹ đã đưa căng thẳng khu vực lên một mức độ mới, đồng thời thể hiện cho Bình Nhưỡng thấy rằng chính quyền của ông có thể sẽ khác so với những người tiền nhiệm.

Cách làm này của ông Trump khiến các chuyên gia về Triều Tiên cảm thấy rất bất an, dù họ không cho rằng nó thể hiện sự thay đổi chiến lược đã được cân nhắc, tính toán kỹ của Mỹ. "Ông ấy thường trút giận mỗi khi không biết nói gì", một chuyên gia nhận xét.

Tổng thống Donald Trump phát biểu trước báo chí tại Câu lạc bộ Golf Quốc gia Trump ở Bedminster, New Jersey, hôm 10/8
Tổng thống Donald Trump  phát biểu trước báo chí tại Câu lạc bộ Golf Quốc gia Trump ở Bedminster, New Jersey, hôm 10/8

 “Chiến dịch” đặc biệt

Sau khi thế giới sững sờ vì Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tung ra những lời đe dọa quyết liệt nhất từ trước tới nay nhắm vào Triều Tiên, một chiến dịch đã được thực hiện, nhưng không phải để trừng phạt quân sự Triều Tiên, mà là để giải thích cho phát ngôn chưa từng có tiền lệ của Tổng thống Mỹ.

Chiến dịch đó bắt đầu khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tổ chức một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi: "Điều mà Tổng thống vừa làm là gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên bằng ngôn ngữ Kim Jong-un có thể hiểu được, bởi ông ta dường như không hiểu được lời lẽ ngoại giao. Tôi nghĩ điều quan trọng là Tổng thống Trump đưa ra thông điệp này để tránh bất cứ tính toán sai lầm nào của Triều Tiên".

Khi được hỏi điều gì đã khiến ông Trump đưa ra lời lẽ đầy quyết liệt như vậy, Ngoại trưởng Tillerson khẳng định tình hình liên quan đến Triều Tiên không có bất cứ thay đổi đáng kể nào trong 24 giờ trước đó. "Điều mà Tổng thống muốn tái khẳng định là Mỹ có khả năng tự bảo vệ mình và các đồng minh trước bất cứ cuộc tấn công nào và chúng tôi sẽ làm như vậy", ông nói.

Một bình luận viên cho rằng mục đích của Ngoại trưởng Tillerson trong cuộc trả lời phỏng vấn này khá đơn giản: để bảo vệ Trump và cho mọi người thấy rằng thông điệp mà Tổng thống đưa ra đã được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng với mục đích rõ ràng là tránh một cuộc khủng hoảng có thể nổ ra. Tillerson cũng muốn thể hiện rằng chính sách của Mỹ với Triều Tiên về cơ bản vẫn không thay đổi: Tăng cường gây sức ép về ngoại giao, kinh tế và quân sự, đồng thời để ngỏ khả năng đối thoại với Bình Nhưỡng.

Có vẻ như Ngoại trưởng Mỹ đã thành công trong việc chỉ ra rằng tuyên bố của Trump là một phần trong chiến lược đã được hoạch định chứ không phải là lời nói bột phát trong lúc tức giận. Nhà Trắng sau đó tiếp tục nỗ lực này, khi khẳng định tuyên bố "trút lửa giận" của Trump đã được chuẩn bị từ trước. "Từ ngữ là do Tổng thống tự chọn. Giọng điệu và sức mạnh của thông điệp đã được thảo luận từ trước", phát ngôn viên Nhà Trắng nói.

Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, các quan chức khác trong chính quyền Mỹ lại làm cho nỗ lực này trở thành công cốc. Hai quan chức Mỹ tiết lộ rằng Trump đã không bàn thảo về ngôn ngữ với các trợ lý cao cấp và lời lẽ trong tuyên bố là hoàn toàn do ông nghĩ ra. "Bình luận của Tổng thống Trump là bột phát, không có trong kế hoạch", một quan chức nói.

Một loạt phóng viên, nhà báo Mỹ cũng đưa ra những tuyên bố trái ngược với cách giải thích mà Ngoại trưởng Tillerson và các quan chức Nhà Trắng đưa ra về phát ngôn của Tổng thống Trump.

"Nhà Trắng, kể cả các cố vấn an ninh quốc gia, không hề biết rằng Tổng thống Trump chuẩn bị đưa ra tuyên bố công khai về Triều Tiên tại câu lạc bộ golf ở Bedminster", một tờ báo cho biết. Phóng viên một tờ báo khác sau đó viết trên Twitter rằng ông Trump không đọc tuyên bố "lửa và giận dữ" từ văn bản chuẩn bị sẵn mà chỉ "nói vo". 

Có ý kiến cho rằng đây là thời khắc "dở khóc dở cười" đối với đội ngũ cố vấn ở Nhà Trắng. Từ trước tới nay, Trump luôn tự hào rằng xung quanh mình có một đội ngũ các tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm trong các vấn đề đối ngoại và an ninh quốc gia. Thế nhưng khi đối mặt với một trong những vấn đề gai góc và nguy hiểm nhất là chương trình hạt nhân Triều Tiên, Tổng thống Mỹ lại "tự nghĩ ra" những lời lẽ đầy đe dọa mà không thảo luận với bất cứ cố vấn nào.

Bộ trưởng Quốc phòng Mattis sau đó ra một tuyên bố từ Lầu Năm Góc nhằm phản ứng với lời đe dọa tấn công Guam của Triều Tiên. Giới chuyên gia cho rằng tuyên bố này của ông Mattis chứa đựng những lời lẽ tương tự như ngôn từ của ông Trump chứ không hề tìm cách giảm nhẹ chúng như nỗ lực của Ngoại trưởng Tillerson.

"Triều Tiên phải ngừng hành động tự cô lập mình và chấm dứt việc theo đuổi vũ khí hạt nhân. Triều Tiên cần chấm dứt suy tính về những hành động có thể đặt dấu chấm hết cho chế độ và hủy diệt người dân của họ", tuyên bố của ông Mattis có đoạn. Ông cũng khẳng định Mỹ và đồng minh luôn thể hiện được khả năng tự bảo vệ trước bất cứ cuộc tấn công nào.

"Trong khi Bộ Ngoại giao nỗ lực hết mình để giải quyết mối đe dọa toàn cầu này bằng biện pháp đối thoại, cần phải lưu ý rằng lực lượng liên quân chúng tôi đang sở hữu năng lực phòng thủ và tấn công chính xác, chủ động và thuần thục nhất thế giới. Triều Tiên sẽ thua trong bất cứ cuộc chạy đua vũ trang hay xung đột nào mà họ châm ngòi", ông Mattis nhấn mạnh.

Có thể đây là cách Bộ Quốc phòng Mỹ cụ thể hóa tuyên bố "lửa và giận dữ" của Trump, nhưng với những lời lẽ được cân nhắc, tính toán thận trọng hơn nhiều. Thông điệp cuối cùng mà Lầu Năm Góc đưa ra là Mỹ luôn có đủ khả năng quân sự để hủy diệt Triều Tiên, thế nên Bình Nhưỡng không nên có những hành động khinh suất.

Tuyên bố này được coi như một hành động cứu vãn của chiến lược gia Mattis nhằm bảo vệ uy tín của chính quyền Trump trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên. "Nhưng dù Mattis đã nỗ lực hết sức, những gì đã diễn ra hôm qua đều cho thấy một kịch bản quen thuộc: Nhà Trắng đã phải cố gắng rất nhiều để khắc phục những rắc rối mà Tổng thống Trump gây ra trong phút giây bột phát", chuyên gia nhận định.

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.