Thế giới bí mật của các 'kỹ nam' chuyên phục vụ quý bà

Một phòng trà truyền thống tại Kyoto – Ochaya – nơi các kỹ nam geisha sẽ biểu diễn phục vụ cho khách.
Một phòng trà truyền thống tại Kyoto – Ochaya – nơi các kỹ nam geisha sẽ biểu diễn phục vụ cho khách.
(PLO) - “Nhìn về ngoài có vẻ như các hộp đêm là nơi lý tưởng để làm việc, tuy nhiên ngành kinh doanh này cạnh tranh rất khốc liệt”. Trong đó, các kỹ nam geisha được luân chuyển và họ nhận được show thông qua sự dàn xếp của một hệ thống những ma cô xảo quyệt. 

Bí mật của các “phi công trẻ”

Những luật tục xã hội được các kỹ nam geisha mài giũa tinh vi trong suốt sự nghiệp của họ nhằm làm hài lòng tuyệt đối từ phía khách hàng, buộc khách phải “nôn” ra càng nhiều tiền càng tốt trong suốt những chuyến viếng thăm. Những khoản tiền mặt khổng lồ được trao đổi nhanh chóng khi mà giá thức ăn, đồ uống được tính đắt gấp 5 đến 10 lần so với giá bán lẻ thông thường.

Bà bà Akiko Takeyama, PGS nhân chủng học tại Đại học Kansas (Mỹ) phàn nàn: “Một chai nước suối có giá tới 1.000 Yên (8,50USD)”. Một ly cocktail, khách hàng phải tính tiền kèm chung với phí bàn, phí dịch vụ và thuế các loại, xa hơn nữa là một thống thanh toán cực kỳ phức tạp, trong đó những kỹ nam cao cấp được nhận riêng từ 40-50% tiền dịch vụ trên mỗi bàn mà họ phục vụ khách. Kỹ nam càng thâm niên thì càng được thượng khách “bo” đậm.

Một trong những mặt quan trọng trong văn hóa của các hộp đêm là thứ mà bà Takeyama gọi là “hệ thống định danh vĩnh cửu”, hiểu nôm na đó là cách mà khách hàng nữ giới có thể tùy thích lựa chọn một kỹ nam geisha lọt vào “mắt xanh” của họ. Sự lựa chọn này sẽ giúp cả khách và nhân viên cùng tạo nên một mối quan hệ thân mật, mà biết đâu tình yêu thực sự từ đó sẽ này sinh.  

Với các nữ khách hàng quen biết thì họ sẽ được cho phép chọn ngày thích hợp tại một hosuto để ăn tối, để xem phim, hay đến “bãi đáp” là một khách sạn tình yêu trước đó và sau khi thỏa mãn thì cả khách và nhân viên – kỹ nam geisha – sẽ thoải mái trò chuyện tại các hộp đêm.

"Nhìn chung, đây là mô hình cho ngành công nghiệp tình dục của Nhật Bản, các hộp đêm kiểu này không hoàn toàn là nhà thổ”. Theo nghiên cứu của bà Takeyama thì “ hầu hết các kỹ nam geisha là những doanh nhân, họ tự bán mình như một món hàng thay vì việc bán xe hơi hay đồng hồ. Dịch vụ mà các kỹ nam này nhắm tới là chăm sóc tận tình cho những quý bà khách giàu có để đổi lại là nhận được những khoản tiền khổng lồ.

Và không như kỹ nữ geisha – dùng nghệ thuật biểu diễn của mình để tiếp tục học hỏi nghệ thuật – thì với sức mạnh của đồng Yên đã khiến nhiều thanh niên trẻ lao đầu vào thế giới kỹ nam. Phần lớn các kỹ nam này có nền tảng học vấn yếu kém – nhiều người chỉ mới hoàn thành việc phổ cập giáo dục – nhưng họ rất sành điệu trong bộ cánh Armani và lái siêu xe. 

Vẻ đẹp…dao kéo

Song thật ra chỉ có vài kỹ nam geisha là đạt được lối sống xa hoa mà thôi. Và có một nhân tố có thể đảm bảo cho sự thành công nghề nghiệp của các kỹ nam trẻ để có thể có chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp, đó là sắc đẹp, cũng như vẻ đẹp là yêu cầu căn bản trong thế giới geisha.

Họ phải có vẻ ngoài chải chuốt tinh xảo mà công đoạn trang điểm lại chiếm khá nhiều thời gian trong ngày của một kỹ nam khi anh ta không bận vỗ về các nữ khách hàng của mình tại hộp đêm, việc đặt dịch vụ thông qua một cú phone hay gửi email. 

Một khu phố “lầu xanh” lừng danh của thủ đô Tokyo
Một khu phố “lầu xanh” lừng danh của thủ đô Tokyo

Theo PGS Takeyama thì hình ảnh kỹ nam được xem là hoàn hảo, phải là “dáng người thanh mảnh, không có lông mặt và khả năng linh hoạt cao. Nhìn bên ngoài, các kỹ nam cũng có dáng vóc khá nữ tính. Dáng vóc mảnh mai này sẽ loại bỏ đi sự thô ráp, hay cảm giác đe dọa mà người đàn ông có sẵn.

“Tôi còn nghe phong thanh rằng một số chủ nhân hộp đêm còn khuyến khích các kỹ nam của mình đi giải phẫu thẩm mỹ, tất cả cũng vì mục đích kiếm tiền. Để giữ gìn nét đẹp bản thân, các kỹ nam sẽ dành 1 tiếng/ngày để trau chuốt mái tóc. Thậm chí có người còn trang điểm cả ngày nếu cảm nhận hình ảnh của mình vẫn chưa được hoàn hảo, bởi vì nếu hình ảnh không bắt mắt khách hàng thì có thể khiến họ mất tự tin và gây tâm lý tiêu cực trong suốt thời gian phục vụ cho khách”. 

Các kỹ nam geisha thường nằm ở trong khoảng đầu tuổi 20 và đầu tuổi 30, những độ tuổi sung sức nhất để có thể tận dụng tối đa lợi thế hình thể trẻ trung của họ, cũng như đủ yếu tố để có thể tạo dựng nên vóc người mảnh mai nữ tính.

Nhưng việc duy trì hình dáng thanh xuân, trẻ trung phơi phới cũng không hề dễ dàng chút nào khi mà suốt nhiều tiếng đồng hồ, để phục vụ khách, các kỹ nam geisha đã đốt không ít thuốc lá và nốc rượu mà những thứ này chỉ tổ làm đẩy nhanh sự lão hóa của cơ thể. Bà Laura Miller, giáo sư hàng đầu về Nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Missouri-St.Louis, thừa nhận:

“Tôi ngờ rằng các kỹ nam này khó có thể đeo đuổi nghề khi họ bước qua tuổi 40. Nhiều cựu “trai đẹp” đã trở thành các quản lý hộp đêm, tác gia và kỹ nghệ truyền thông. Mặt khác, giới Geisha thường giải nghệ vào cuối đời, và phần lớn các geisha tên tuổi đều đang ở trong ngưỡng ngũ và lục tuần”. Thỉnh thoảng các kỹ nam cũng làm trò giải trí cho các nam khách hàng, thường thì khách hàng nam sẽ thuê các kỹ nam này vào một ngày nào đó, và số tiền chi ra không hề nhỏ. Bọn “ma cô” quản lý các kỹ nam sẽ tìm cách làm hài lòng khách hàng bằng những cách chọc cười cũng  như giúp tìm ra cách xây dựng cá tính “mạnh mẽ bản lĩnh” cho khách hàng.


PGS Takeyama giải thích: “Một số kỹ nam geisha cũng tự tiếp thị bản thân với khách hàng là dân đồng tính nam tại một khu vực khá đặc biệt: Shinjuku-nichome, khu phố gay nổi tiếng ở thủ đô Tokyo, việc tiếp thị của kỹ nam geisha không nhằm mục đích gì khác hơn là tiến tới hành vi tình dục”.

Theo ước tính của bà, có khá nhiều kỹ nam geisha trong thế giới bí mật của “phố đèn đỏ” Kabuki-cho hơn là kỹ nữ geisha trên khắp nước Nhật gộp lại, gần 1800 người. Và mặc dù cái nghề phục vụ đã đốt cháy nhanh cuộc đời của các geisha, thế nhưng số lượng các geisha truyền thống – gồm sinh viên các ngành nghệ thuật và văn hóa – vẫn tiếp tục sinh sôi trong tiến trình toàn cầu hóa của Nhật Bản. 

Khi mà sự tồn tại của các taikomochi đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng và sự chiếm ưu thế của văn hóa geisha đang suy giảm chậm dần nói chung, thì những người như kỹ nam Senzo Sakuragawa vẫn lạc quan nói: “Niềm đam mê chân thực của việc giải trí luôn là một phần trong linh hồn taikomochi”…/.

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.