Thầy Hiệu trưởng viết tâm thư dặn học trò cách ứng xử sau bão số 3

Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 của Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 của Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Như một người cha chia sẻ với các con của mình, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (ĐHSP Hà Nội) nhắn nhủ học sinh nên bình tĩnh, bớt phàn nàn trước những khó khăn do bão số 3 để lại, thay vào đó cần biết cách tự bảo vệ mình. Thầy cũng không quên nhắc học sinh nên chia sẻ việc nhà với cha mẹ, tiết kiệm thời gian và tiền để giúp đỡ những người khó khăn...

Năm học mới vừa bắt đầu thì cơn bão số 3 ập tới gây nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc nước ta, trong đó có Hà Nội. Tại nhiều trường học, cây xanh và cơ sở vật chất bị hư hại, học sinh phải nghỉ học và chuyển sang học online...

Trước những khó khăn mà bão số 3 để lại, Tiến sỹ Phạm Sỹ Cường - Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã viết tâm thư để căn dặn và động viên học sinh, những lời nói ân cần "như một người cha chia sẻ với các con của mình".

Trong thư, thầy Cường viết: Vừa khai giảng năm học mới thì đã gặp một “siêu bão”. Để đảm bảo sức khoẻ và tính mạng cho học sinh, thầy cô và nhà trường và cả phụ huynh Trường Nguyễn Tất Thành đã lập tức dạy học trên nền tảng Microsoft Teams cho khối 9 và khối 12. Thầy Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn tới toàn bộ học sinh của mình vì đã thích ứng, học tập rất nghiêm tục và sôi nổi.

"Cơn bão đã khiến cho chúng ta bất ngờ, lo lắng, bất an, và rồi thật may mắn, mọi chuyện cũng qua, các con lại được đến trường. Về cơ bản, Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành của chúng ta vẫn yên lành. Các con biết không, một phần sự yên lành ấy có được là nhờ các bộ phận rất tận tâm: bộ phận xây dựng, sửa chữa đã tính các phương án, bộ phận chăm sóc cây đã xén tỉa cây sớm, giảm tải sức nặng và chằng buộc, gia cố cây, bộ phận bảo vệ, các bác lao công, các thầy cô chủ nhiệm, bộ môn... mỗi người một việc, một cách chia sẻ cùng Ban Giám hiệu", Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành chia sẻ.

Đối mặt với hàng loạt những hậu quả như: cây đổ, nhà tốc mái, kính rơi, mưa to, lũ cuốn hay sập cầu, "người cha" mong muốn "các con" của mình cùng nhau: "Hãy bình tĩnh, không hốt hoảng trước những biến động. Chúng ta nên coi đó là một phần của cuộc sống và tự rút ra những bài học, kinh nghiệm ứng xử, hành động để có thể tự lập và phối hợp, sinh tồn và phát triển, từ đây.

Hãy bớt phàn nàn khi gặp những bất tiện, thiếu thốn trong mỗi bữa ăn, tốc độ mạng, con đường đi, phương tiện giao thông... vì mọi thứ đang bị xáo trộn".

"Người cha" ấy cũng không quên dặn dò các con khi ra khỏi nhà cần bước đi cẩn thận, tránh trơn trượt. Hãy quan sát bên trên và xung quanh: Cây có thể tiếp tục đổ vì nền đất yếu, gốc cây bị bật, cây bị xô trong gió bão chưa kịp định hình, hồi phục. Không nên đứng dưới gốc cây có vẻ xiêu vẹo trong thời điểm này. Cần lưu ý không đi gần các cột điện, chú ý nước ngập và dây điện đứt...

Nguyên văn lá thư của Hiệu trưởng THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.

Nguyên văn lá thư của Hiệu trưởng THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.

Cho rằng sau tất cả mọi biến cố, điều quan trọng là thái độ, suy nghĩ và hành động cần rút ra, Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành khuyên học sinh: Ngoài học tập, hãy chia sẻ việc nhà với người lớn; đừng hoang phí thời gian, nhất là tiền bạc và sức khoẻ. Hãy tập thể dục hợp lí, ăn uống, sinh hoạt điều độ để có sức khoẻ tốt nhất. Hãy tiết kiệm tiền, để nếu có thể chia sẻ với những người đang và sẽ gặp khó khăn trên nhiều miền đất nước. Đồng tiền đặt đúng chỗ, cho đi đúng lúc để cứu giúp đồng bào quý giá vô ngần.

"Hi vọng mọi chuyện sẽ ổn định dần và thầy luôn tin: Học sinh mái trường mang tên Bác Hồ kính yêu, được bố mẹ chăm chút, thầy cô dạy bảo, các con sẽ suy nghĩ, hành động đúng đắn. Cầu chúc mọi sự tốt lành đến các con, gia đình và cộng đồng. Hãy suy nghĩ và hành động tích cực từ những điều thầy chia sẻ nhé!", thầy Phạm Sỹ Cường gửi gắm.

Đọc thêm

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

Hiệu trưởng cùng viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường kêu gọi toàn thể viên chức, người lao động, học viên, sinh viên các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo của Trường chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại.
(PLVN) - Sáng 11/9, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên cùng lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các bộ môn Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hơn 400 học sinh bị ảnh hưởng sau sự cố sập cầu Phong Châu

Cầu Phong Châu nhìn từ trên cao sau sự cố sập cầu (Ảnh: Xuân Hồng)
(PLVN) - Hiện có 419 học sinh trên địa bàn huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) bị ảnh hưởng do sự cố sập cầu Phong Châu. Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã bố trí cho các em học tạm tại các trường khác cho đến khi sự cố được khắc phục.