Thấy gì qua việc lập các Hội công chứng?

Thấy gì qua việc lập  các Hội công chứng?
(PLO) - Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hết năm 2016, cả nước đã thành lập 35 Hội Công chứng viên (CCV), 10 địa phương khác đã thành lập Ban vận động thành lập Hội, làm cơ sở cho việc thành lập Hiệp hội CCV Việt Nam trong thời gian tới. Thực tế qua thời gian hoạt động của các Hội cho thấy, cơ bản đã phát huy được vai trò của mình tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động của một số hội gặp không ít khó khăn...

Ngôi nhà chung của các công chứng viên

Là địa phương đầu tiên trong cả nước lập Hội CCV, đến nay Hà Nội đã có đến trên 400 hội viên, thời gian qua đã để lại nhiều dấu ấn trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Ông Đặng Mạnh Tiến, Phó chủ tịch thường trực Hội cho biết ngay sau khi đại hội, Hội đã kiện toàn bộ máy Ban chấp hành, phân công, phân nhiệm cụ thể theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Thông qua các hoạt động như bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao trình độ, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp cho CCV...

Hội đã trở thành ngôi nhà chung, địa chỉ tin cậy cho người hành nghề công chứng. Hội cũng tham gia hướng dẫn, giải quyết các tranh chấp trong nội bộ các văn phòng, cho ý kiến về việc khen thưởng kỷ luật, phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác quản lý. Ngoài ra Hội CCV Hà Nội còn tham gia tích cực trong công tác xây dựng pháp luật, các ý kiến có chất lượng của Hội đã được ghi nhận, thể hiện trong các văn bản pháp luật về công chứng được ban hành.

Là Hội đầu tiên nên Hội CCV Hà Nội luôn tăng cường việc chia sẻ kinh nghiệm với các tỉnh bạn. Năm 2016, đại diện cho các Hội Công chứng viên trên cả nước, Hội Công chứng viên TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban Các vấn đề Châu Á (CAAs) thuộc Liên minh Công chứng Quốc tế (UINL). 

Cũng là địa phương có số lượng CCV lớn, được ra đời sớm, Hội CCV TP Hồ Chí Minh đã góp phần thực hiện khá tốt việc xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn. Các tổ chức công chứng bao gồm Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng đã có mặt rộng khắp các quận, huyện tại TP.HCM, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có yêu cầu công chứng; Hội cũng giám sát hội viên trong việc tuân thủ qui định của pháp luật về công chứng, qui tắc đạo đức hành nghề công chứng…

Còn tại Hải Dương, Chủ tịch Hội Phạm Văn Vĩnh cho biết, Hội CCV đã tham gia nhiều hoạt động do Bộ, ngành tổ chức, tham gia vào công tác xây dựng luật, tham gia Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng toàn quốc lần thứ nhất; Trao đổi với đại diện Hội đồng công chứng Tòa phúc thẩm khu vực Bóoc đô để gia hạn và bổ sung thỏa thuận hợp tác kết nghĩa giữa hai nước đã ký kết tháng 9 năm 2011; Đã thực hiện việc kết nối thông tin hợp đồng giao dịch trên phần mềm quản lý dữ liệu công chứng từ đầu năm 2016. Đến nay, tất cả các Văn phòng công chứng đã có hai CCV và đã chuyển đổi Văn phòng công chứng theo quy định của Nghị định 29/CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Công chứng; trình độ nghiệp vụ của các CCV từng bước đã được nâng cao; đã dần khắc phục được nhiều sai sót về nghiệp vụ.

Được thành lập năm 2015 nhưng Hội CCV Cần Thơ đã tham gia bảo vệ quyền lợi của Công chứng viên của các Phòng Công chứng trong công tác chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng, Hội đã phản ánh được tâm tư nguyện vọng của các CCV, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của CCV trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật đến các cơ quan có thẩm quyền và đến nay công tác chuyển đổi đã thành công, các Văn phòng công chứng chuyển đổi đang từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của mình.

Mong sớm lập Hiệp hội toàn quốc

Dù hoạt động của các Hội công chứng không còn mới mẻ, song là tổ chức xã hội nghề nghiệp nên có những khó khăn nhất định. Ông Đặng Mạnh Tiến, Phó chủ tịch thường trực Hội CCV Hà Nội cho biết, một số CCV ý thức trách nhiệm chưa cao, một số Văn phòng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không thực hiện đúng trình tự, thủ tục công chứng ...Bên cạnh đó, hiện chưa có Quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý – Sở Tư pháp với Hội nên còn những lúng túng nhất định. Đặc biệt, chưa có Hiệp hội toàn quốc nên hoạt động của các hội thiếu tính liên kết. Ông Tiến đề 

nghị cần sớm có Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp TP Hà Nội với Hội. Đặc biệt, cần sớm lập Hiệp hội CCV Việt Nam để giải quyết các khó khăn cho tổ chức và hoạt động của các Hội cũng là thực hiện cam kết với liên minh Công chứng quốc tế.

Ông Phạm Văn Vĩnh Chủ tịch Hội CCV Hải Dương chung đề nghị: sớm thành lập Hiêp hội Công chứng toàn quốc để hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Hội Công chứng cấp tỉnh. Ông Vĩnh cũng đề nghị Sở Tư pháp quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp với các ngành của tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng; đồng thời tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ giữa các Hội viên và giữa các Tổ chức hành nghề công chứng trong tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn cho các hội viên. Tiến tới 100% Hội viên phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Được biết, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 132/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội CCV Việt Nam. Hiệp hội CCV Việt Nam sẽ là đầu mối thống nhất về hoạt động tự quản nghề nghiệp của các CCV, Hội CCV của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi cả nước và thực hiện các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các CCV theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, chất lượng hành nghề công chứng; Tạo cơ sở pháp lý để Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các CCV tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát triển nghề công chứng, quản lý tổ chức, hoạt động công chứng trong điều kiện tiếp tục thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, bảo đảm nghề công chứng phát triển ổn định và bền vững… Hy vọng với đề án được phê duyệt, mong ước lập Hiệp Hội của các CCV sẽ thành hiện thực trong tương lai gần.

Đọc thêm

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.
(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.

Hội nghị bàn tròn “Pháp luật và Đạo đức”: Đề xuất nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan

Hội nghị bàn tròn “Pháp luật và Đạo đức”: Đề xuất nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan
(PLVN) - Pháp luật và Đạo đức là những vấn đề luôn được các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu. Nhằm làm rõ hơn khái niệm pháp luật, đạo đức, mối quan hệ giữa chúng qua các thời kỳ cũng như trong một số lĩnh vực cụ thể và việc vận dụng mối quan hệ đó trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, sáng 9/5, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Pháp luật và Đạo đức”.

Khai mạc Hội thảo khoa học Pháp luật về trí tuệ nhân tạo

Khai mạc Hội thảo khoa học Pháp luật về trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Ngày 10/5, Bộ Tư pháp phối hợp cùng Phái đoàn Liên minh Châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “ Pháp luật về trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ”.  Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tham dự và chủ trì Hội thảo.

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.