Thảo luận giải pháp phòng, chống hối lộ qua các thương vụ quốc tế

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Hôm qua (28/3) tại Hà Nội, Cơ quan Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Tìm hiểu các vấn đề trong lĩnh vực phòng, chống hối lộ các quan chức nước ngoài khi thực hiện các thương vụ quốc tế”. 

Tại Hội thảo, các bên trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan đến chống tham nhũng và đấu tranh phòng, chống hối lộ các quan chức nước ngoài khi thực hiện các thương vụ quốc tế. Nhiều đại biểu đã đưa ra những thông tin về Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và các biện pháp áp dụng ở Việt Nam trong đấu tranh chống tham nhũng lĩnh vực nhập khẩu. 

Theo ông Lê Hồng Tân, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra Kiểm tra (Tổng cục Hải quan), công tác hải quan luôn được xem là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ về tham nhũng, tiêu cực.

Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là cán bộ, công chức hải quan luôn phải tiếp xúc với nhiều dạng người thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có mục đích, động cơ khác nhau. Công việc phải thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc với tiền hàng và những mặt trái của cơ chế thị trường, đã có không ít đối tượng tìm mọi cách lợi dụng, mua chuộc, câu móc cán bộ, công chức hải quan để gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế…

Trong khi đó, hệ thống văn bản pháp luật mặc dù được cải thiện, chỉnh sửa nhiều lần, nhưng vẫn tồn tại sự không đồng bộ, tạo kẽ hở, có thể bị lợi dụng..

Để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan và doanh nghiệp, ông Lê Hồng Tân cho biết, Tổng cục Hải quan đã và đang đẩy mạnh tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan...

Ngành Hải quan đã cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến trong đó có 167 dịch vụ liên quan đến thủ tục hành chính, mức độ 4 có 74 dịch vụ cho phép doanh nghiệp thực hiện thông qua mạng Internet các thủ tục hành chính liên quan đến thông quan hàng hóa; nộp thuế, phí, lệ phí. Các trang thông tin điện tử của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố cũng được kết nối với các Cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương, góp phần tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính của các tỉnh, thành phố. 

Cho rằng cần thúc đẩy các nỗ lực chung trong công cuộc đấu tranh phòng chống hối lộ khi thực hiện các thương vụ quốc tế, các đại biểu nhận định, hiện nay các tổ chức quốc tế ở cấp toàn cầu cũng như ở cấp khu vực (Liên hợp quốc, Nhóm các quốc gia chống tham nhũng, Hội đồng châu Âu) đang tích cực tiến hành các công việc để xây dựng các tiêu chuẩn chống tham nhũng. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình này là Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). 

Công ước OECD quy định các quốc gia thanh viên phải có trong hệ thống pháp luật của mình những quy tắc quy định trách nhiệm đối với việc hối lộ các quan chức nước ngoài của các cá nhân cũng như các pháp nhân. Một yêu cầu cơ bản là các quốc gia thành viên phải có các chế tài tương ứng, trong đó có chế tài hình sự và các biện pháp phù hợp nhằm phát hiện ra các vi phạm như vậy và trừng phạt khi nó được thực hiện.

Với mục đích này, luật pháp quốc gia phải quy định trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân hối lộ các quan chức nước ngoài khi ký kết các thương vụ quốc tế. Các quốc gia thành viên Công ước OECD phải quy định trong hệ thống pháp luật của mình trách nhiệm hình sự đối với việc cố ý đề xuất, hứa hẹn hoặc cung cấp bất kỳ tài sản hoặc ưu thế phi pháp nào cho quan chức nước ngoài với mục đích có được sự hỗ trợ hoặc cản trở việc ký kết các thương vụ quốc tế.

Bên cạnh đó, các bộ luật quốc gia phải quy định trách nhiệm của các pháp nhân hối lộ các quan chức nước ngoài, đồng thời tính chất và mức độ trách nhiệm của các cá nhân và các pháp nhân phải tương đồng với hình phạt dành cho các đối tượng phạm tội hối lộ các quan chức quốc gia thành viên Công ước OECD.

Theo Trưởng Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam Viacheslav Nikolaevich Kharinov, Liên bang Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Với lợi thế này, hai nước cần có những dự án hợp tác tích cực trong lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng và củng cố mối quan hệ kinh tế mật thiết trên cơ sở trung thực, cởi mở.

Đọc thêm

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
(PLVN) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
(PLVN) - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia
Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21-23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bàn làm chứ không bàn lùi

Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.