Chưa lường hết hậu hoạ của tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) -Khi phải chi phí nhiều thời gian và tiền bạc hơn mà vẫn không an tâm vào khả năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tại tòa án thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng rút quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam, còn các nhà đầu tư trong nước lại tìm kiếm phương án khác hiệu quả hơn. 

Vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động tư pháp của tòa án nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh. 

7 nguy cơ tiêu cực, tham nhũng

Đây là một trong những đánh giá qua rà soát các quy định của pháp luật có liên quan được nguyên Phó Chánh án TANDTC, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Trần Văn Độ nêu tại Hội thảo “Hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp để góp phần bảo đảm lợi ích cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam”. Hội thảo do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc vào hôm qua (24/3) tại Hà Nội.

Theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp của ngành Tòa án càng trở nên quan trọng và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp. Bởi lẽ, hành vi tiêu cực có thể tạo ra rào cản, làm phát sinh chi phí hoặc làm mất cơ hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, rộng hơn có thể gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế nói chung.

Nhận diện nguy cơ tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động tư pháp của tòa án liên quan đến giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế, ông Độ nêu ra 7 nguy cơ khác nhau theo mức độ, theo giai đoạn, theo khách thể bị xâm phạm. Cụ thể là nguy cơ tiêu cực, tham nhũng trong việc tiếp nhận đơn khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự; trong việc xem xét, phân công thẩm phán phụ trách xét xử, giải quyết; giải quyết vụ án quá hạn luật định; quyết định tạm đình chỉ vụ án không đúng quy định; trong quá trình lập hồ sơ, thu thập chứng cứ và xét xử vụ án; áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng pháp luật nội dung.

Chẳng hạn, ngay trong giai đoạn tiếp nhận đơn khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, thẩm phán được giao nhiệm vụ thụ lý vụ án đã có thể gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp để được thụ lý hoặc cung cấp thông tin cho bên bị đơn, cá nhân, tổ chức liên quan với mục đích vòi vĩnh. Theo đó, người nhận đơn có thể đưa ra những yêu cầu khiến người khởi kiện phải “xin xỏ”; không giải  thích rõ ràng những điểm cần bổ sung trong khi sắp hết thời hạn khởi kiện, đe dọa, ép buộc hoặc dùng thủ đoạn khác để người khởi kiện phải đưa hối lộ “vặt” để đơn được nhận, vụ án được thụ lý. Hậu quả là vụ việc có thể không được thụ lý hoặc mất nhiều thời gian, công sức để có thể thụ lý, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp khi quyền lợi không được bảo vệ kịp thời, hoặc làm phát sinh chi phí không chính thức.

Kết hợp phòng, chống tham nhũng với quy tắc ứng xử, đạo đức

Thống kê của TANDTC cho thấy, từ năm 2012 đến năm 2014, có 141 người có hành vi vi phạm bị xử lý, trong đó 23 người bị xử lý hình sự, 118 người bị kỷ luật (10 người bị cách chức, 54 người bị khiển trách, 35 người bị cảnh cáo, 2 người bị hạ bậc lương và 17 người bị buộc thôi việc) và xử lý kỷ luật về Đảng với 5 người. Nếu phân loại theo hành vi vi phạm, có 23 người có hành vi tham ô, nhận hối lộ trong hoạt động công vụ; 83 người vi phạm chế độ công vụ; 32 người vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức; 3 người vi phạm những điều đảng viên không được làm.

Khắc phục tình trạng trên, Tòa án các cấp gần đây đã nỗ lực phòng chống tiêu cực, tham nhũng như chuyển đổi vị trí công tác, kê khai tài sản, thu nhập, công khai bản kê khai và xác minh tài sản, thực hiện Bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; giám sát tặng quà và nhận quà tặng; ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh cải cách hành chính tư pháp; tăng cường công khai, minh bạch, trong đó đáng chú ý là công khai bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án…

Tuy nhiên, nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh, ông Độ và các chuyên gia đã kiến nghị 4 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động tư pháp của tòa án. Bên cạnh nhóm giải pháp cải thiện hoạt động hành chính tư pháp, nhóm giải pháp thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và xử lý kỷ luật với thẩm phán, cán bộ tòa án thì nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật được đặt lên hàng đầu từ việc ban hành, công khai hóa hệ thống mẫu đơn, tài liệu, giấy tờ tố tụng đến nghiên cứu phát triển sâu hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực chứng cứ, chứng minh; nghiên cứu xây dựng cách thức tăng cường tranh tụng phù hợp với mô hình tố tụng dân luật…

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Nguyễn Tuấn Anh lại quan tâm đến vấn đề quy tắc ứng xử của thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án. Ông Tuấn Anh cho rằng cần xem xét một cách tổng thể dự thảo Quy chế xử lý trách nhiệm của người giữ chức danh tư pháp, tránh vi phạm độc lập tư pháp, gây áp lực quá mức cho cá nhân thẩm phán và cán bộ tòa án, cũng như đến mỗi tòa án. Đồng thời, cũng cần cân bằng giữa trừng phạt và bảo vệ thẩm phán, đặc biệt là trong bối cảnh cơ chế bảo vệ thẩm phán nói chung trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn chưa đầy đủ. Ngoài ra cũng phải quan tâm đến những vấn đề khác khi thẩm phán, cán bộ tòa án tham gia các hoạt động ngoài tòa án để không làm tổn hại đến hình ảnh của cơ quan..

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.