Thanh, kiểm tra 1 lần/năm: Cần phải được luật hóa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Việc Thủ tướng Chính phủ mới đây yêu cầu các bộ, cơ quan đảm bảo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tài chính, thuế đối với DN 1 năm/1 lần là chủ trương được các doanh nghiệp (DN) tích cực đón nhận với hy vọng sẽ “cởi trói” và giúp DN yên tâm sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện nghiêm yêu cầu này được cho là không dễ dàng, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước. 

DN càng phát triển, càng bị săm soi 

Việc thanh, kiểm tra là cần thiết để đảm bảo điều chỉnh hoạt động của DN. Tuy nhiên, nhiều DN “kêu trời” vì cứ vài tháng lại có một cơ quan nào đó tới kiểm tra, đôi khi là với những nội dung tương tự. Mỗi khi có đoàn thanh, kiểm tra tới, các DN đều phải cử người chuẩn bị, cung cấp hồ sơ, giấy tờ được yêu cầu khiến họ rất mất thời gian. Trong bối cảnh làm ăn khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc phải quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra vì thế nhiều khi trở thành gánh nặng thực sự đối với DN. 

Thanh, kiểm tra quá nhiều còn có thể trở thành nguồn cơn khiến DN đang làm ăn yên ổn bỗng chốc rơi vào khủng hoảng nếu gắn với yếu tố vô trách nhiệm, tùy tiện. Ví dụ điển hình cho trường hợp này có thể kể đến cơn “giông bão” mà Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Viet foods) gặp phải khi bỗng nhiên bị Đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội tiến hành kiểm tra, bắt giữ và niêm phong 2,2 tấn xúc xích với cáo buộc sản phẩm xúc xích của công ty chứa chất gây ung thư.

Dù sau đó DN này đã được giải oan khi các cơ quan liên quan xác định chất có trong sản phẩm của họ không phải là chất cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm, nhưng những thiệt hại mà Viet foods phải hứng chịu là rất lớn khi các sản phẩm được trả lại đã gần hết hạn sử dụng và lớn hơn là thiệt hại về thương hiệu của DN thì không thể đong đếm, nhất là khi dòng chữ “chứa chất gây ung thư” đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng gây nên sự e ngại, dè chừng.

Kiểm tra tới 20 cuộc/năm

Dẫn kết quả tại Điều tra về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, điều tra 8.335 DN dân doanh của VCCI tại 63 tỉnh, thành phố năm qua cho thấy 75% DN đã bị thanh, kiểm tra; trong đó 25% bị thanh, kiểm tra 2 lần trở lên; 5% DN bị thanh, kiểm tra trên 5 lần. Cá biệt, có 13 doanh nghiệp trong mẫu điều tra cho biết bị thanh, kiểm tra trên 20 lần (0,2%). 

Đặc biệt, theo điều tra, cả 63 tỉnh, thành phố đều có doanh nghiệp cho biết năm vừa rồi họ bị thanh tra, kiểm tra 5 lần trở lên. Trong số những DN bị thanh, kiểm tra 2 lần trở lên, 39% cho biết bị thanh, kiểm tra trùng lặp về nội dung. Cơ quan thường thanh kiểm tra DN nhất là cơ quan thuế (40%), phòng cháy, chữa cháy (17%), quản lý thị trường (15%).

Ông Tuấn cũng cho biết, điều tra 1.584 DN FDI tại 13 tỉnh, thành phố năm 2015 thì 76% DN FDI cho biết bị thanh, kiểm tra, trong đó 35% bị thanh, kiểm tra 2 cuộc trở lên; 8% bị thanh, kiểm tra 5 cuộc trở lên và 0,8% bị thanh, kiểm tra 10 cuộc trở lên. Trong thời gian này, 6 DN FDI được hỏi cho biết họ bị thanh, kiểm tra 20 cuộc trở lên, chiếm tỷ lệ 0,4%.  

Báo cáo PCI của VCCI cũng ghi nhận thực tế đáng lo ngại là quy mô DN càng lớn thì gánh nặng về thủ tục hành chính, thanh, kiểm tra của các cơ quan nhà nước càng gia tăng. Trong đó, các DN nhỏ và vừa thông thường phải tiếp đón từ 1 đến 2 cuộc thanh, kiểm tra trong năm. Với các DN lớn, con số trung bình là 3 cuộc, trong đó có 50% các DN ở quy mô này cho biết họ đón tiếp trên 3 đoàn thanh, kiểm tra trong năm qua. 

Về thời gian tiến hành thanh, kiểm tra, theo báo cáo của VCCI, với các DN siêu nhỏ, trung bình mỗi lần thanh, kiểm tra thuế mất khoảng 3 giờ, với các DN nhỏ là 7 giờ còn các DN quy mô vừa thường mất khoảng 8 tiếng cho mỗi cuộc thanh, kiểm tra. Còn với các DN quy mô lớn, họ thường mất đến khoảng 40 giờ cho mỗi cuộc thanh, kiểm tra thuế.

Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh

Để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của DN, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và giải pháp nhằm giảm gánh nặng về thanh, kiểm tra, tạo điều kiện để các DN yên tâm sản xuất kinh doanh.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, cơ quan khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải chủ động phối hợp, cùng thống nhất để đảm bảo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tài chính, thuế đối với DN 1 năm/1 lần, không trùng lắp, chồng chéo và phải công khai trước cho DN biết (trừ trường hợp đặc biệt phát hiện DN vi phạm phải thực hiện theo quy định của pháp luật). 

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật. Khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán không được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán lại những vấn đề, nội dung mà các cơ quan có thẩm quyền đã kết luận, xử lý trước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của mình.

Thông tin trên cộng với Nghị quyết 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được nhiều DN tích cực ghi nhận, xem đây là một trong những điểm đột phá trong việc hướng tới một Chính phủ kiến tạo, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho DN, nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, một số DN vẫn bày tỏ mong muốn họ chỉ tiếp 1 – 2 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành mỗi năm và không tiếp thêm bất kỳ đoàn kiểm tra, thanh tra của cơ quan khác trừ khi có sai phạm. Ngoài ra, một số DN cũng cho biết họ sẽ rất khó từ chối nếu tiếp tục bị tranh tra lần 2.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).