Tháng Ba lên cao nguyên “say” cùng lễ hội của xứ sở cà phê

Thủ phủ cà phê đã sẵn sàng chào đón lễ hội cà phê
Thủ phủ cà phê đã sẵn sàng chào đón lễ hội cà phê
(PLO) - Tháng 3 được coi là mùa đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên. Thời điểm này, nắng, gió, đất, trời như hòa vào làm một, tạo nên nét đẹp đặc trưng của vùng đất bazan huyền thoại. Cũng bởi vậy, bất cứ du khách nào đặt chân tới Tây Nguyên mùa này đều cảm nhận được sự nô nức, phấn khởi, căng tràn sức sống, đều “say” cảnh vật, đất trời, con người nơi đây.

Rộn ràng lễ hội đường phố

“Đến hẹn lại lên”, cứ hai năm 1 lần Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lại được tổ chức. Tuần lễ hội cà phê lần này đặc biệt thu hút sự chú ý của đông đảo du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài ngoài nước bởi lẽ cùng một lúc sẽ diễn ra Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 và Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4. 

Người dân cũng như chính quyền “thủ phủ” cà phê Buôn Ma Thuột đã sẵn sang đón chào sự kiện lớn. Ngay từ đầu tháng, trên khắp các con phố xinh đẹp đã khoác lên mình diện mạo mới đầy màu sắc với cờ, hoa rực rỡ. 

Cảm tưởng như nhịp sống của người dân Buôn Ma Thuột cũng thêm nhộn nhịp, đông đúc hơn những ngày khác. Đâu đó vọng lên tiếng hát: “Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước. Mùa em đi phát nương làm rẫy, anh vào rừng đặt bẫy, cài chông”… càng khiến cho lòng người nô nức chào đón đại tiệc lễ hội.

Theo kịch bản chi tiết vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt, Lễ hội đường phố sẽ diễn ra lúc 15h ngày 10/3 tại TP. Buôn Ma Thuột với chủ đề “Cà phê – Sức sống đại ngàn từ mạch nguồn văn hóa”.  Lễ hội sẽ tái hiện quy trình sản xuất, chế biến cà phê, tôn vinh giá trị cà phê trong hội nhập, phát triển; lan tỏa giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên…

Dự kiến Lễ hội đường phố sẽ khai mạc tại nhà văn hóa trung tâm, các đoàn nghệ nhân cồng chiêng, biểu diễn nghệ thuật dân gian trong và ngoài nước, nông dân trồng cà phê, đoàn voi, xe hoa doanh nghiệp... sẽ lần lượt diễu hành và biểu diễn qua Ngã Sáu, đường Nguyễn Tất Thành - Trần Hưng Đạo, rẽ vào Trường Chinh, kết thúc ở Quảng trường 10/3. 

Ngả 6 Ban Mê, nơi diễn ra lễ hội đường phố
Ngả 6 Ban Mê, nơi diễn ra lễ hội đường phố

Chương trình của Lễ hội gồm 2 nội dung chính:  “Âm vang huyền thoại đại ngàn” với sự tham gia biểu diễn của khoảng 200 nghệ nhân của 16 đội cồng chiêng của các huyện, thị xã, thành phố cùng đoàn nghệ nhân của các tỉnh Tây Nguyên, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam; 23 xe hoa, 5 thớt voi và “Hội tụ thế giới cà phê năng lượng và thăng hoa sức sống cà phê” với sự tham gia biểu diễn của đoàn hóa trang cà phê, nghệ thuật đường phố thế giới. 

Bên cạnh đó, Lễ hội đường phố còn có các đoàn xe diễu hành tương tác với hơn 100 xe vespa cổ và 5 đoàn xe hoa của doanh nghiệp. Dự kiến có khoảng gần 1.000 nghệ nhân, diễn viên, sinh viên, tình nguyện viên và nông dân trồng cà phê cùng tham gia. Có tham gia lễ hội đường phố mới thấy hết vẻ đẹp của nền văn hóa đa sắc màu Tây Nguyên.

Chắc chắn du khách sẽ ngỡ ngàng trước một lễ hội đường phố đậm chất Carnival của xứ La Mã cổ đại. Với điểm nổi bật là các trang phục hoành tráng, lộng lẫy của những “nữ hoàng” Samba. Các bộ cánh này được thiết kế công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Nguyên liệu dùng trang trí cũng vô cùng đa dạng như đá lấp lánh, phụ kiện sặc sỡ và đặc biệt, lông vũ là phụ kiện chính yếu không thể thiếu.

Khi khoác lên mình chiếc áo đậm sắc màu thiên nhiên với hình tượng hoa lá, chim muông, các vũ công như được tôn vinh sự gợi cảm nhưng đầy nét đẹp văn hóa dân tộc. Cạnh đó, người tham gia lễ hội sẽ không thể rời mắt bởi nghệ thuật hóa trang kỳ công với sự đa dạng về trường phái đa dạng biểu diễn như: các vị thần, muông thú, hoa lá hay trường phái kinh dị…

Thưởng thức cà phê miễn phí

Có một sự lạ lùng là khi đến tham gia lễ hội cà phê, du khách có thể ghé thăm các gian hàng MacCoffee - Café Phố Sữa Đá tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Tại đây du khách có thể hòa mình vào không khí náo nhiệt và trải nghiệm hoạt động thú vị đậm chất lễ hội Carnival và thưởng thức café Phố sữa đá thơm ngon miễn phí.

Được biết, UBND TP.Buôn Ma Thuột đang tiến hành phát 20.000 phiếu uống phê miễn phí đến du khách dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 này. 

Theo đó, thành phố phân bố số phiếu này cho các cơ quan đầu mối như Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Văn phòng HĐND và UBND tỉnh để phát đến đại biểu, khách mời và du khách. 

Hóa trang tại lễ hội đường phố
Hóa trang tại lễ hội đường phố

Đặc biệt, năm nay, UBND thành phố còn phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Du lịch tỉnh mang phiếu đến các cơ sở lưu trú trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột để phát đến tận tay du khách.

UBND TP.Buôn Ma Thuột đã chọn 32 quán cà phê tiêu biểu trong khu vực thành phố có các cách pha chế, phong cách phục vụ, thiết kế và không gian đặc trưng; được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cà phê miễn phí cho những khách có phiếu thưởng thức cà phê miễn phí. 

Trong số 32 quán phục vụ uống cà phê miễn phí đối với khách có phiếu thưởng thức cà phê miễn phí thì có 04 quán giảm giá 50%, có 11 quán giảm giá 30% các sản phẩm cà phê cho tất cả các khách đến thưởng thức cà phê.

Còn gì độc đáo hơn khi vừa được tham dự lễ hội vừa được thưởng thức những ly cà phê đậm chất xứ sở cao nguyên.

Các nghi thức với diễn tấu cồng chiêng 

Đối với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá mang đậm dấu ấn thời gian và không gian lịch sử, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người nơi đây. Từ năm 2005, UNESCO đã công nhận Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Ở Việt Nam khi nói đến cồng chiêng, người ta thường liên tưởng đến ngay vùng đất Tây Nguyên với bối cảnh nhà rông, nhà dài bập bùng ngọn lửa và nghe ấm áp giọng kể khan. 

Chính vì vậy, cồng chiêng Tây Nguyên đã được định danh là loại hình di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Trong đó lưu giữ cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thủa sơ khai.

Xuất phát từ một vùng đất hoang sơ với đời sống nông nghiệp làm nương rẫy, sự đa dạng văn hóa tộc người và trình độ âm nhạc điêu luyện trên nền tảng tri thức bản địa đã sản sinh ra một giá trị nghệ thuật nhạc khí vô cùng đặc sắc mang tên cồng chiêng.  

Chương trình “Đêm hội diễn tấu Cồng chiêng Tây Nguyên” năm nay sẽ có gần 300  nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Quảng Nam, cùng 4 đoàn nghệ thuật dân gian nước ngoài: Campuchia, Lào, Rumania, Hàn Quốc. Du khách sẽ thỏa sức xem diễn tấu cồng chiêng thông qua các nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Hóa trang diễn tấu cồng chiêng
Hóa trang diễn tấu cồng chiêng

Mỗi tỉnh Tây Nguyên sẽ phục dựng và giới thiệu 1 nghi thức, nghi lễ đặc sắc, tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa phương mình, diễn tấu cồng chiêng, kết hợp múa dân gian và các hình thức sinh hoạt cộng đồng gồm: tỉnh Đắk Lắk phục dựng Lễ cúng cầu mưa và kết nghĩa anh em của dân tộc Ê đê; tỉnh Lâm Đồng phục dựng Lễ mừng lúa mới của dân tộc K’ho; tỉnh Kon Tum phục dựng Lễ bắt máng nước của dân tộc Sê Đăng; tỉnh Đắk Nông sẽ phục dựng Lễ cưới xin của dân tộc M’nông; tỉnh Gia Lai sẽ phục dựng Lễ cúng nhà Rông mới của người Bana.

Nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng được thể hiện rất đa dạng và độc đáo. Tính độc đáo của Cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện ở trình độ điêu luyện của người diễn tấu trong việc áp dụng những kỹ năng đánh Cồng chiêng và kỹ năng chế tác. Mỗi cồng có từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Jrai, hoặc dùng đơn kẻ. 

Dàn nhạc Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Điều đặc biệt trong dàn nhạc này mỗi người chỉ đánh một chiếc Cồng, hoặc một chiếc Chiêng (trừ Chiêng Arap của người Jrai).

Thông qua việc phục dựng nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu văn hóa nghệ thuật, diễn tấu cồng chiêng, góp phần tuyên truyền quảng bá, bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sôi động đua voi dịp lễ hội

Với người đồng bào ở Tây Nguyên, voi được coi là biểu tượng linh thiêng của núi rừng. Biết bao đời nay, họ luôn coi voi là người bạn thân thiết hoặc tôn sùng như thần thánh. Trước khi voi nhập buôn bắt buộc phải làm lễ cúng Thần Voi. Nếu voi mất tích, cả làng sẽ cầm đuốc xuyên rừng đêm đi tìm mấy ngày liền, còn không may voi qua đời sẽ khiến trẻ con nức nở khóc mãi không thôi. 

Đêm lửa trại trên cao nguyên
Đêm lửa trại trên cao nguyên

Nói đến lễ hội truyền thống của bà con các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, không thể không nhắc đến lễ hội đua voi và các nghi lễ cúng sức khỏe cho loài vật đặc biệt này. Cùng với văn hóa cồng chiêng, với người dân Tây Nguyên, voi là một biểu tượng bất biến trong tâm thức hết thảy mọi người. Sức mạnh của voi là biểu tượng sức mạnh của cộng đồng, của gia đình với buôn làng.

Đến với Buôn Ma Thuột lần này, du khách sẽ hứng khởi trước sự lạ kỳ qua các tiết mục độc đáo như: Voi đá bóng, voi chạy… Mang trong mình những nét đặc sắc, phong phú, lễ hội đua voi đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa truyền thống cho Tây Nguyên. 

Được biết, năm nay Lễ hội đua Voi và thuyền độc mộc sôi động, dũng mãnh sẽ được tổ chức tại Hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk), với sự tham gia của 20 chiếc thuyền và 13 thớt voi lâu nay đã được chăm chút tập luyện. 

Dưới cái nắng tháng 3, những chú voi như được tô thêm vẻ dũng mãnh đầy sức mạnh. Nhìn thân hình nặng nề lắc lư của voi, ít ai tưởng tượng được voi lại có năng khiếu trong vai trò cầu thủ đá banh đến thế. Sau tiếng còi của trọng tài, voi sẽ được chia làm 2 đội để tham gia “trận chiến” đá banh. 

Trong tiếng hò hét, cổ vũ nhiệt tình của khán giả, các chú voi như được tăng thêm nguồn động viên, càng cống hiến cho khán giả những màn biểu diễn đẹp mắt. Bằng chiếc vòi dài ngoằng và đôi chân to như cột nhà của mình, voi khéo léo sút bóng vào lưới một cách nhẹ nhàng trong tiếng reo vang của khán giả. 

Uyển chuyển, nhẹ nhàng ở phần thi đá bóng thế nào thì đến với phần thi chạy, voi như biến thành một “dũng sĩ” dũng mãnh thật sự. Trên đường đua, voi đua nhau tăng tốc. Thân hình khổng lồ lao vun vút với tốc độ “thần tốc” khiến người người nín thở theo dõi. 

Người dân Tây Nguyên, tổ chức các lễ hội cho voi đã trở thành truyền thống không thể thiếu. Bởi voi không chỉ là loài động vật dùng để lấy sức kéo, phục vụ du lịch mà voi còn là người con, là thành viên trong gia đình Yàng đã ban cho họ. 

Lễ hội đua voi ở Đắk Lắk là hoạt động thiết thực nhằm giới thiệu những tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch sinh thái của tỉnh, tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đồng thời tạo sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư xúc tiến hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển bền vững không chỉ của huyện Lắk mà còn của cả tỉnh Đắk Lắk. 

Lễ hội đua voi mang lại không khí vô cùng sôi động
Lễ hội đua voi mang lại không khí vô cùng sôi động

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là dịp hiếm hoi cho những ai thích khám phá mảnh đất cao nguyên huyền thoại. Đến với Tây Nguyên vào tháng ba này, chắc chắn du khách sẽ được “say” cùng mùa lễ hội đặc sắc với những khoảnh khắc khó quên của đất trời cùng con người trên mảnh đất bazan đầy nắng và gió.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật
(PLVN) - Đã có một số tác phẩm âm nhạc với nội dung thô tục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xử phạt. Tuy nhiên, các trường hợp bị phạt chỉ là con số khá khiêm tốn so với các ca khúc có ca từ “nhiễm độc” được phát hành công khai trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.